Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/12/2021: Quay đầu giảm mạnhCập nhật giá cà phê hôm nay 7/12/2021: Tăng tại các vùng trọng điểmCập nhật giá cà phê hôm nay 6/12/2021: Lặng sóng đầu tuần |
Cập nhật giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.400 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.300 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
![]() |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 9/12/2021: Đồng loạt tăng trở lại |
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.200 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.300 đồng/kg.
Hiện nay, cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil, có mặt hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Bỉ, Anh và các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong 11 tháng năm 2021, giá cà phê tăng trở lại đã nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu ở mức lạc quan: Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 4,4% nhưng giá trị kim ngạch vẫn tăng 5,9% (tính đến 15/11/2021, giá trị kim ngạch đạt 2,54 tỷ USD). Cà phê là một trong 6 mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD/năm trong nhóm nông, lâm, thủy sản (gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, cao su, rau quả, gạo, cà phê).
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ngoài xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam đã đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Kỳ vọng khai thác tối đa lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), cà phê Việt hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.
Cập nhật giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.409 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.295 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 0,9 cent/lb, ở mức 244,2 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 1,05 cent/lb, ở mức 243,65 cent/lb.
Nguồn cung từ nhà sản xuất xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới vẫn là vấn đề lo ngại hàng đầu của thị trường. Người ta lo lắng về sản lượng cà phê Brazil trong niên vụ 2022/2023 sắp tới, trong khi người Brazil vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán hàng giao sau, do tỷ giá đồng Real đang có lợi để bán các loại hàng nông sản xuất khẩu đang ở mức giá cao.
Cơ quan thương mại Indonesia báo cáo xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 11 đã giảm tới 70,80% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ đạt 146.857 bao. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê robusta trong hai tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 352.684 bao, giảm 573.757 bao, tức giảm 61,93% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi, ngoài xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam đã đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Kỳ vọng khai thác tối đa lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), cà phê Việt hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.
Nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê tại Nga, nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tăng trong thời gian qua, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Hiện, Nga là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 7 ở châu Âu. Khoảng 57% lượng cà phê nhập khẩu của Nga là loại cà phê robusta và 43% là arabica. Tiêu thụ cà phê của Nga chiếm 3% tiêu thụ toàn cầu với thị hiếu tiêu dùng chuyển từ trà sang cà phê.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê của Nga tăng trưởng bình quân 2,7% trong giai đoạn 2018 – 2021, điều này cho thấy sự ưa thích của người dân nước này đối với đồ uống từ cà phê. Thị trường cà phê Nga được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng của cà phê trong nước, và được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trẻ.