Cam sành rớt giá thảm, hội Nông dân Vĩnh Long tham gia "giải cứu" cho nhà vườn

Nhiều nhà vườn tại Vĩnh Long hiện đang rất lo lắng khi giá cam sành rớt giá thê thảm, nhiều nơi nông dân chấp nhận bán với giá 1.000 - 2.000 đồng/kg nhưng thương lái không chịu mua. Để giải quyết đầu ra Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tham gia hỗ trợ tiêu thụ cam sành cho các nhà vườn.

Khoảng 60.000 tấn cam sành cần tiêu thụ từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 3/2023

Theo thống kê của các đơn vị có liên quan, từ sau Tết Nguyên đán, sản lượng cam sành huyện Trà Ôn tới thời điểm thu hoạch đến hết tháng 3/2023 ước khoảng 60.000 tấn.

Cam sành rớt giá thảm, hội Nông dân Vĩnh Long tham gia
Cam sành tụt giá thê thảm chưa từng thấy.

Theo Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long, từ sau Tết Nguyên đán 2023 đến nay, giá cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn có chiều hướng đi xuống.

Theo nhiều nhà vườn trồng cam tại huyện Trà Ôn, gần 1 tháng nay giá cam liên tục giảm. Cam chín vàng ươm, nhưng giá bán chỉ 2.000 đồng/kg, tiêu thụ lại cầm chừng, làm cho người trồng thấp thỏm, lo âu.

Nếu trước Tết, giá cam sành tại địa phương này từ 15.000 - 17.000 đồng/kg, thì từ sau Tết đến nay giá liên tục giảm, từ 7.000- 8.000 đồng/kg, rồi xuống 5.000 đồng/kg và hiện chỉ còn khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Cam sành rớt giá thảm, hội Nông dân Vĩnh Long tham gia "giải cứu" cho nhà vườn

Ông Nguyễn Tấn Phương - Giám đốc Hợp tác xã cam sành Phương Thúy (huyện Trà Ôn) cho hay, hiện Hợp tác xã đã “đặt cọc” 400 tấn cam, song sức mua hạn chế, cam chín vàng buộc phải cắt bán cầm chừng. Với giá cam chín chỉ 2.000 đồng/kg, trừ chi phí người trồng lỗ hơn 3.000 đồng/kg.

“Hiện cam loại 3 chỉ còn ở mức 4.000 - 6.000 đồng/kg. Thậm chí, có nơi giảm chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/kg nhưng vẫn không có thương lái đến mua”, ông Tấn Phương thông tin.

Thị trường cam sành có diễn biến không như nông dân mong muốn

Thời điểm thu hoạch cam sành rơi vào tháng 11/2022. Lúc này, thương lái mua với giá 10.000-11.000 đồng/kg, thấy giá thấp nên người dân có thói quen neo lại chờ đến Tết Nguyên đán 2023 mới bán (giá cam sành vào Tết Nguyên đán 2022 là 18.500 đồng/kg).

Tuy nhiên, không như người dân mong đợi, đến Tết Nguyên đán 2023 vừa qua, giá cam sành chỉ còn từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Chính vì vậy, sản lượng sam sành đến lứa thu hoạch cuối năm 2022 neo lại đến nay đã quá lứa.

Ngoài ra, do thời điểm này, sản lượng cam sành tới vụ thu hoạch nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ thì ít nên xảy ra mất cân đối cung cầu đã dẫn đến giá giảm mạnh.

Cam sành rớt giá thảm, hội Nông dân Vĩnh Long tham gia "giải cứu" cho nhà vườn

Trước tình hình trên, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long cho biết sẽ phối hợp cùng các đơn vị có liên quan mời gọi các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản lượng cam sành đang còn tồn đọng và sắp thu hoạch. Hỗ trợ đưa sản phẩm cam sành bán trên các sàn thương mại điện tử của các sở, ngành trong tỉnh.

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo người dân có cam tới đợt thu hoạch thì không nên neo lại. Bởi việc làm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, tuổi thọ của cây cam sành và gây tồn đọng sản lượng cục bộ, làm ảnh hưởng đến giá cả đầu ra sản phẩm.

Về lâu dài, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lưu ý người dân không nên tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam sành. Nên tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã và áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất tốt để kết nối tìm đầu ra ổn định.

Để hạn chế chi phí sản xuất cũng như để cây cam sống lâu, người dân nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, giảm lượng phân bón hoá học...

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, tỉnh đã có quy hoạch 12.000ha đất nông nghiệp để trồng cam. Tuy nhiên mấy năm qua giá cam tăng cao làm cho diện tích cam hiện nay tăng lên hơn 17.000 ha, vượt 5.000ha so với kế hoạch. Các địa phương trồng cam sành nhiều nhất là huyện Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm.

Trước đó, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã cảnh báo về diện tích cam sành phát triển "nóng", cần phải có những khuyến cáo cho nông dân. Tuy nhiên, vào thời điểm trên, việc trồng cam đang có lãi nên khuyến cáo không được nông dân tuân thủ. Do đó, chính quyền chỉ trong vai trò hỗ trợ người dân về cây giống, kỹ thuật...

Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

Sáng ngày 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện năm 2024.
Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 -10/11, tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, quận 10, TP.HCM.
Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ với trên 70 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh.
VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

Sáng ngày 31/10/2024, tại Quảng trường Grand World – Khu đô thi Vinhomes Ocean Park 3, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) năm 2024.
Sách giáo khoa là sản phẩm đặc thù

Sách giáo khoa là sản phẩm đặc thù

Sách giáo khoa là một tập hợp bao gồm các kiến thức, khái niệm cơ bản trong một lĩnh vực chuyên môn và được chọn lọc một cách có hệ thống theo những chủ đề nhất định, được tổ chức sắp xếp theo một trình tự phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Quy trình sản xuất hiện đại giúp TH true TEA giữ trọn hương vị tự nhiên trong từng ngụm trà

Quy trình sản xuất hiện đại giúp TH true TEA giữ trọn hương vị tự nhiên trong từng ngụm trà

Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Mới đây, các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hoài Đức đã chấm điểm, đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm của 7 chủ thể đến từ các xã: Dương Liễu, Di Trạch, An Khánh, Song Phương, Đức Thượng, An Thượng.
Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, trong những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
TH mở rộng “bộ sưu tập” MISTORI với dòng Thức uống Sữa trái cây tươi mới

TH mở rộng “bộ sưu tập” MISTORI với dòng Thức uống Sữa trái cây tươi mới

TH true JUICE milk MISTORI với hương vị thơm ngậy của sữa tươi hòa quyện cùng nước ép trái cây tự nhiên mang đến cho trẻ thức uống thơm ngon, thanh mát và cung cấp nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động