Chiều ngày 12/3/2021, Bộ Công Thương tổ chức buổi họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 2 và 2 tháng đầun năm 2021 và giải đáp nhiều thắc mắc của các cơ quan báo chí, trong đó có vấn đề liên quan đến thị trường thức ăn chăn nuôi.
Tại buổi họp báo, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết Mỹ Latinh là thị trường tiềm năng về nguồn nguyên liệu nông sản. Trong 5 năm trở lại đây Việt Nam đã nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn gia súc.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Ảnh: TTXVN |
Ví dụ năm 2020, chúng ta đã nhập khẩu từ 2 nước chính là Brazil và Argentina như ngô ta nhập khẩu 584 triệu USD; thức ăn gia súc 391 triệu USD, tăng trưởng 83%. Còn Argentina với 2 loại này là 5 tỷ USD. Điều này cho thấy khả năng cung cấp của thị trường này tương đối lớn.
Vừa qua, tất cả mặt hàng nguyên liệu nói chung đang biến động rất mạnh. Ông Hải nhận định sự biến thiên của các mặt hàng này khó lường, việc nắm bắt, đoán định rất khó. Do đó chưa có tính toán việc giá nguyên liệu tăng trong bao lâu.
Ông Hải khuyến cáo các doanh nghiệp nên tích trữ, nhanh chóng nhập khối lượng lớn nguyên liệu để tránh rủi ro giá có thể tăng hơn.
Theo VTV, bắt đầu từ giữa năm 2020, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu đi lên và càng đến gần cuối năm, giá càng tăng mạnh. Điều đáng nói đến nay, giá nhiều loại ngũ cốc như: ngô, đậu tương chưa có dấu hiệu đi xuống, minh chứng trong tháng qua, giá vẫn tiếp tục tăng tới 20%.
Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên khi hầu hết đều trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, vừa sản xuất, vừa chờ nguyên liệu.
Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, hiện họ không thể mua nguyên liệu theo quý, theo năm như trước mà chỉ dám mua theo từng tháng, tháng nào mua nguyên liệu đủ dùng cho tháng đấy.
Bộ Công Thương: Khó đoán định giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng trong bao lâu |
Việt Nam hiện là nước có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với số liệu khoảng 30 triệu tấn/năm. Chỉ tính riêng năm 2020, các doanh nghiệp bỏ ra 6 - 7 tỷ USD để nhập nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Theo các chuyên gia, khi giá nguyên liệu tăng mạnh doanh nghiệp chăn nuôi là đối tượng ảnh hưởng đầu tiên, nhưng chính những người nông dân lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt với người chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thức ăn chăn nuôi tăng giá ảnh hưởng mạnh nhất đến khối chăn nuôi gia cầm, khi giá gà, vịt, trứng giảm mạnh trong thời gian qua. Giá thức ăn tăng, giá thành phẩm giảm, thua lỗ với hộ chăn nuôi là khó tránh.
"Hai nhóm chính tác động đến giá chăn nuôi trong nước lớn nhất là ngô và khô dầu các loại, nhất là đỗ tương, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chăn nuôi trong nước, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm", ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho hay.
Nhận định xu hướng giá nông sản, Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo, thị trường hàng hóa, trong đó có các mặt hàng như ngô, đậu tượng hay lúa mì sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2021. Một số nguyên nhân được chỉ ra như: triển vọng đồng USD sẽ vẫn duy trì yếu; kỳ vọng lạm phát sẽ quay lại do các biện pháp kích thích kinh tế và tài khóa sẽ chưa dừng lại; thời tiết bất lợi tại nhiều nơi như hạn hán ở Nam Mỹ, mưa nhiều ở Malaysia và Indonesia.
Nguyên nhân quan trọng nhất đến từ nhu cầu lớn hơn từ Trung Quốc. Nước này đang gia tăng nhập khẩu ồ ạt nông sản ở mức độ cao bất thường. Dự báo trong năm nay, Trung Quốc tăng gấp 3 lần nhập khẩu ngô, tăng gấp đôi nhập khẩu lúa mì, gia tăng mua gom đậu tương và nhiều loại ngũ cốc khác.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng “phi mã” |
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tăng 16,98% trong năm 2020 |
Sửa đổi quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do với thức ăn chăn nuôi |