7 tháng năm 2020, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm nhẹ

TH&SP Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 7/2020 đạt 317 triệu USD, giảm 27,8% so với tháng trước đó và giảm 0,26% so với cùng tháng năm ngoái.



7 tháng năm 2020, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm nhẹ

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 7/2020 vẫn là Argentina, Brazil, Mỹ và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 130 triệu USD, giảm 4,28% so với tháng trước đó và giảm 13,26% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 7 tháng đầu năm 2020 lên 864 triệu USD, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 41,2% thị phần.

Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt hơn 43 triệu USD, giảm 52,81% so với tháng 6/2020 song tăng mạnh 219,94% so với tháng 7/2019. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 205 triệu USD, tăng 44,84% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 13,8% thị phần.

Đứng thứ ba là Mỹ với kim ngạch nhập khẩu hơn 36 triệu USD, giảm 6,51% so với tháng 6/2020 và giảm 2,46% so với tháng 7/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 269 triệu USD, giảm 25,62% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 11,5% thị phần.

Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 2,1 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm nhẹ 1,32% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Singapore với 15 triệu USD, tăng 58,41% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 2,3 triệu USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm 2019, Anh với hơn 1 triệu USD tăng 45,48% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Brazil với hơn 205 triệu USD, tăng 44,84% so với cùng kỳ.


Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2020 đạt 184 nghìn tấn với kim ngạch đạt 49 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1.905 nghìn tấn, với trị giá hơn 493 triệu USD, tăng 33,08% về khối lượng và tăng 23,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 29% thị phần; Nga chiếm 22%; Canada chiếm 12%; Mỹ chiếm 12% và Brazil chiếm 12%.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Nga và Canada, trong khi thị trường Canada giảm 27,43% về lượng và giảm 30,18% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái và Australia giảm 2,19% về lượng và giảm 7,85% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng 232,48% về lượng và 236,49% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 176,01% về lượng và 149,45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt 208 nghìn tấn với trị giá hơn 80 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2020 lên 1.218 nghìn tấn và 4843 triệu USD, tăng 21,66% về lượng và tăng 22,64% về trị giá so với năm 2019.


Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá đạt 292 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2020 lên hơn 5,8 triệu tấn, trị giá hơn 1,2 tỉ USD, tăng 9,8% về khối lượng và tăng 10,01% về trị giá so với năm 2019.

Tuy nhiên, nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 70,2% và 11,8% thị phần.

Minh Anh

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Chuyên gia đánh giá, shophouse khối đế có khả năng khai thác cho thuê, kinh doanh ngay tạo dòng tiền đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh đối với doanh nghiệp thủy sản đang là thử thách lớn. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới, để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín về chất lượng.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, môi trường đầu tư Việt Nam bên cạnh những ưu điểm như chính trị ổn định, chất lượng nguồn lao động đang dần được cải thiện, vẫn bộc lộ không ít những tồn tại cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới, những tồn tại này thể hiện qua thủ tục hành chính rườm rà; chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện.
Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động