Vì sao hầu hết sản phẩm Việt đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu?

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới nhưng có một thực tế là, hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Sầu riêng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mạnh Gỡ “nút thắt” nguyên liệu để xuất khẩu cá ngừ Giá bơ sẽ tăng trở lại nếu được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.
Hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu.

Ngày 27/6, tại Hội thảo Thương hiệu-Nội lực “mềm” cho doanh nghiệp Việt, do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tuần hoàn tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần tìm giải pháp để phát triển thương hiệu Việt trong bối cảnh thương mại xanh. Đồng thời, trong ngắn hạn lẫn dài hạn phải đẩy mạnh định hướng kiến tạo hệ sinh thái doanh nghiệp Việt có thương hiệu xanh mạnh và bền vững.

70-80% là xuất thô, giá trị gia tăng thấp

Theo các chuyên gia, mặc dù Việt Nam đã vươn lên tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới nhưng có một thực tế là, hầu hết sản phẩm Việt, đặc biệt là nông sản đang phải “vay thương hiệu” để xuất khẩu. Thống kê từ Bộ Công thương chỉ rõ, có đến 70-80% là xuất thô, giá trị gia tăng thấp.

Minh chứng rõ nét như ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, có tới 95% giá trị xuất khẩu thuộc các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thương hiệu toàn cầu riêng. Hay như nhóm hàng hóa nông sản, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng có tới 80% sản phẩm chưa có thương hiệu...

Hiện đã có rất nhiều quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở dạng thô, hoặc đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại Việt Nam, sau đó sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị sản xuất, rồi bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần…

Tính chung trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Điều này xuất phát từ nguyên do thương hiệu của DN Việt Nam còn thiếu và yếu. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt, cho DN Việt nói chung trên thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế.

Việc sản phẩm Việt phải thông qua thương hiệu của các nước khác, hoặc xuất khẩu thô để nước ngoài chế biến, theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là vấn đề chung của các nước xuất khẩu nông sản, nhưng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước và khát khao, quyết tâm hành động của DN.

Bởi việc xây dựng thương hiệu do DN quyết định, còn Nhà nước là bà đỡ, chứ bản thân Nhà nước không thể tự xây dựng thương hiệu. Thương hiệu - nội lực mềm của nông sản Việt Nam không chỉ là nội lực của DN mà là nội lực quốc gia.

Ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam - cho rằng, ở thị trường trong nước, hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo ông Đức, DN nên định hướng đầu tư sản phẩm tiêu dùng mang thương hiệu quốc gia, thậm chí toàn cầu. “Khi đặt câu hỏi cho người tiêu dùng khi nghĩ đến Việt Nam thì nghĩ đến sản phẩm gì thì người tiêu dùng không nghĩ ra được sản phẩm nào mang tính nổi trội đặc trưng của Việt Nam. Do đó, phải đầu tư dài hạn các sản phẩm mang tính thương hiệu quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Đức nói.

Tạo nội lực cho doanh nghiệp từ thương hiệu

Ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty SCC chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp tiếp cận thị trường khó tính của quốc tế trong xuất khẩu.
Ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty SCC chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu để doanh nghiệp tiếp cận thị trường khó tính của quốc tế trong xuất khẩu.

Theo ông Phạm Văn Trường, Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, việc xây dựng thương hiệu Việt không đơn thuần là dừng lại ở sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã sáng tạo mà còn góp phần khẳng định bản sắc, vị thế của doanh nghiệp Việt trên phạm vi toàn cầu.

Hiên nay, trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu, sản phẩm Việt tồn tại chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính, rất ít sản phẩm có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của mình. Điều này xuất phát từ nguyên do là thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho hàng Việt, cho doanh nghiệp Việt nói chung trên thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh khoa học công nghệ, thông tin đang bùng nổ như hiện nay thì việc xây dựng thương hiệu càng trở nên cấp thiết. Xây dựng thương hiệu chính là gia tăng nội lực nội sinh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển vững mạnh, từng bước vươn xa hơn trên thị trường trong nước và thế giới. Cao hơn, sự phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp sẽ là mảnh ghép trong hệ sinh thái thương hiệu quốc gia, góp phần đưa thương hiệu quốc gia vươn tầm quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động trước những rào cản xanh đặt ra bởi các thị trường quốc tế. Các mô hình kinh tế tuần hoàn có thể cung cấp giải pháp trong việc huy động nguồn lực, thực hiện đa mục tiêu, đa nguồn lực. Khẳng định điều này, PGS-TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng kinh tế tuần hoàn chính là tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Tương lai là tuần hoàn, tương lai là xanh hoặc không có tương lai. Các nội dung cụ thể của nền kinh tế tuần hoàn có thương mại xanh, tiêu dùng xanh, thương hiệu xanh…

Báo cáo của Grand View Research Group 2022, quy mô thị trường công nghệ xanh và bền vững toàn cầu được định giá 13,28 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,4% từ năm 2022 đến năm 2030. Các nghiên cứu gần đây của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho thấy yêu cầu về thương mại xanh đang cấp thiết, rõ ràng; xu hướng tiêu dùng xanh rất quan trọng, các khách hàng ngày càng quan tâm về vấn đề này… Khảo sát của McKinsey năm 2022 cho thấy, khoảng 63% người tiêu dùng cân nhắc yếu tố phát triển bền vững của các thương hiệu khi ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, các công ty có tác động ESG lớn (tiêu chuẩn liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng) sẽ có cơ hội phát triển cao hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất xanh để đáp ứng như cầu xuất khẩu trong thời gian qua, ông Vương Ngọc Dũng, Giám đốc Marketting Công ty Cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), cho biết nếu sản phẩm không đủ chất lượng thì không thể tồn tại và phát triển lâu dài, vì mỗi thời kỳ, giai đoạn, hình thức phân phối, bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau Đơn vị hiện đang xâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản và đang nghiên cứu thị trường Ấn Độ. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, hướng đi của SCC là sâu sát cùng các đối tác nước ngoài ngay từ đầu, để sản phẩm khi xuất khẩu sẽ đáp ứng được ngay các tiêu chuẩn.

Đánh giá về sự chuyển biến của doanh nghiệp Việt trong xu hướng mới của thế giới, ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh cho rằng ở thị trường trong nước, hàng Việt đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, hàng Việt đang được đầu tư phát triển về chiều sâu, lan toả và có sức hút đặc biệt với người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng được tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa trong nước có chất lượng cao, uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với thị trường thế giới, hàng Việt cũng vượt khó và từng bước chinh phục thị trường thế giới bằng chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Ông Đức cho rằng doanh nghiệp nên định hướng đầu tư sản phẩm tiêu dùng mang thương hiệu quốc gia, thậm chí toàn cầu. “Khi đặt câu hỏi cho người tiêu dùng khi nghĩ đến Việt Nam thì nghĩ đến sản phẩm gì thì người tiêu dùng không nghĩ ra được sản phẩm nào mang tính nổi trội đặc trưng của Việt Nam. Do đó, phải đầu tư dài hạn các sản phẩm mang tính thương hiệu quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Đức nói.

Theo ông Quân, một số thương hiệu lớn trên thế giới đã và đang có lợi thế thương hiệu xanh mang lại. Chẳng hạn như Toyota đã có những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (tôn trọng môi trường, ngăn ngừa hiện tượng nóng lên toàn cầu và không gây ô nhiễm không khí); hay như Vinamilk cũng thế, thuộc nhóm phát triển bền vững, duy trì phát triển thương hiệu xanh, với dòng vốn ngoại ổn định. Cách tiếp cận của Vinamilk khá giống Nestle, vừa phát triển, bảo vệ môi trường…”, ông Quân nhìn nhận.

“Để doanh nghiệp Việt ngày càng “xanh” hơn, rất cần sự chung tay vào cuộc của các bộ ngành; cần sự tiếp tục xây dựng và cập nhật khung pháp luật và chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, cần phát triển các yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn; cần mô hình thí điểm, vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp đầu ngành; lồng ghép các giải pháp kinh tế tuần hoàn vào các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các bộ ngành, địa phương. Thêm nữa, cần có đề án cụ thể cho TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên áp dụng theo hướng mở, có lộ trình từng bước và thực chất…”, ông Quân đưa ra ý kiến.

“Việc xây dựng thương hiệu càng trở nên cấp thiết, giúp gia tăng nội lực nội sinh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển vững mạnh, từng bước vươn xa hơn trên thị trường trong nước và thế giới”, ông Trường khẳng định.

Thanh long ruột đỏ của Sơn La chinh phục thị trường Italia Thanh long ruột đỏ của Sơn La chinh phục thị trường Italia
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh về giá trị
Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”? Vì sao nông sản xuất khẩu thường xuyên bị “rút ruột”?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Cà phê thế giới mất giá vì áp lực vụ mới, Việt Nam dè dặt bán ra

Giá cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm mạnh trên các sàn kỳ hạn do nguồn cung toàn cầu tăng, trong khi nông dân Việt Nam hạn chế bán ra vì giá chưa đạt kỳ vọng.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng sốc, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sáng 16/5, giá vàng trong nước tăng vọt theo đà tăng của thị trường thế giới, khi đồng USD suy yếu, lạm phát Mỹ hạ nhiệt và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Giới phân tích lạc quan về triển vọng dài hạn của kim loại quý này.
Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi ổn định nhờ cung cầu cân bằng

Giá heo hơi hôm nay 16/5, đồng loạt giữ giá và đi ngang, hầu như không có một sự điều chỉnh tăng giảm nào trên cả nước sau nhiều phiên biến động trước đó. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Giá cà phê Tây Nguyên giảm sốc tới 2.500 đồng/kg

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/5, thị trường cà phê toàn cầu ghi nhận diễn biến trái chiều giữa hai sàn lớn. Trong khi giá robusta trên sàn London tiếp tục giảm do áp lực từ nguồn cung dồi dào, thì giá arabica tại New York lại bật tăng mạnh. Cùng thời điểm, giá cà phê trong nước cũng lao dốc bất thường tại khu vực Tây Nguyên.
Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ

Thị trường tiêu nội địa giằng co, giá quốc tế có xu hướng nhích nhẹ

Sáng nay (16/5), giá hồ tiêu tại các tỉnh, thành trọng điểm trong nước dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg, ghi nhận diễn biến trái chiều giữa các khu vực.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều 15/5

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ chiều nay (15/5), với mức tăng áp dụng cho cả xăng và dầu.
5 mẫu quạt đứng điều khiển từ xa đáng mua cho mùa nóng

5 mẫu quạt đứng điều khiển từ xa đáng mua cho mùa nóng

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc quạt vừa làm mát hiệu quả, vừa tiện lợi khi sử dụng thì quạt đứng có điều khiển từ xa chính là lựa chọn lý tưởng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do tâm lý lạc quan thương mại toàn cầu

Giá vàng thế giới giảm mạnh do tâm lý lạc quan thương mại toàn cầu

Giá vàng lao dốc hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 14/5, xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng khi tâm lý lạc quan về triển vọng thương mại toàn cầu thúc đẩy khẩu vị rủi ro, khiến dòng tiền rút khỏi các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Giá heo hơi tạm thời ổn định sau đợt tăng đầu tuần

Giá heo hơi tạm thời ổn định sau đợt tăng đầu tuần

Giá heo hơi hôm nay 15/5, tạm chững giá tại cả ba miền. Theo đó, heo hơi trên toàn quốc được bán ra với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm

Giá tiêu ổn định ở mức cao trong bối cảnh xuất khẩu giảm

Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêu tiếp tục duy trì ổn định ở mức 151.000 – 152.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, đánh dấu ngày đi ngang thứ tư liên tiếp của thị trường.
Giá cà phê thế giới giảm mạnh, thị trường nội địa hạ nhiệt

Giá cà phê thế giới giảm mạnh, thị trường nội địa hạ nhiệt

Giá cà phê trên hai sàn giao dịch lớn tiếp tục lao dốc trong phiên ngày 15/5, do nguồn cung tăng và lo ngại về nhu cầu, kéo theo xu hướng giảm tại thị trường nội địa.
iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam

iPhone giảm giá kỷ lục tại Việt Nam

Thị trường iPhone chính hãng tại Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết khi các chuỗi bán lẻ ủy quyền đồng loạt giảm giá sâu nhất từ đầu năm.
Hồ tiêu đứng giá, chuyên gia khuyến cáo nên bán hay giữ?

Hồ tiêu đứng giá, chuyên gia khuyến cáo nên bán hay giữ?

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay tiếp tục duy trì mặt bằng ổn định tại các vùng trồng trọng điểm, dao động trong khoảng từ 151.000 đến 152.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu cũng không có nhiều biến động trong phiên giao dịch gần nhất, bất chấp lo ngại về căng thẳng địa chính trị và nguồn cung hạn chế.
Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi đồng loạt tăng, miền Nam dẫn đầu xu hướng

Giá heo hơi hôm nay 14/5, tiếp tục lên nhẹ tại một số tỉnh khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh, thị trường trong nước sắp đảo chiều?

Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, giá cà phê trên hai sàn London và New York đồng loạt đảo chiều tăng. Đà phục hồi được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và đồng Real Brazil mạnh lên, làm giảm áp lực bán ra từ quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới. Trong nước, giá cà phê điều chỉnh giảm nhưng được dự báo sẽ sớm tăng trở lại theo xu hướng toàn cầu.
VinFast giới thiệu EC Van – xe tải điện cỡ nhỏ cho doanh nghiệp vận tải đô thị

VinFast giới thiệu EC Van – xe tải điện cỡ nhỏ cho doanh nghiệp vận tải đô thị

VinFast EC Van là mẫu xe tải điện đầu tiên của hãng tại Việt Nam, giá từ 285 triệu đồng. Thiết kế nhỏ gọn, tải trọng trên 600 kg.
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge: Smartphone AI siêu mỏng, giá từ 29,99 triệu đồng

Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge với thiết kế siêu mỏng 5,8mm, chip mạnh, camera 200MP và loạt tính năng AI. Giá từ 29,99 triệu đồng.
Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Vàng rớt 3%, người mua đỉnh lỗ hơn 6 triệu đồng mỗi lượng

Thị trường vàng thế giới vừa trải qua một phiên giảm sốc khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư trở lại, sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm giảm thuế quan. Giá vàng mất tới 3% trong phiên giao dịch ngày 12/5.
Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi tăng nhẹ, nông dân vẫn dè chừng trước rủi ro

Giá heo hơi hôm nay 13/5, đã trở lại đà tăng tại một số địa phương trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc có giá bán dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước đi ngang, giao dịch thận trọng

Giá tiêu trong nước tiếp tục ổn định trong ngày thứ hai liên tiếp, dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều, phụ thuộc vào cung cầu và thời tiết tại các khu vực sản xuất chủ lực.
Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Giá cà phê lao dốc: Arabica thấp nhất trong 2,5 tuần, Robusta chạm đáy 1 tháng

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực từ đồng USD tăng cao, nguồn cung gia tăng và tác động từ các diễn biến thương mại toàn cầu. Giá cà phê trong nước cũng mất mốc 128.000 đồng/kg, phản ánh xu hướng giảm chung của thị trường.
Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Giá vàng giảm mạnh đầu tuần, xu hướng thị trường vẫn chưa rõ ràng

Sau một tuần biến động mạnh, giá vàng mở đầu tuần mới với đà giảm sâu, trong khi giới phân tích vẫn chia rẽ về xu hướng sắp tới. Diễn biến giá vàng đang phản ánh sự thận trọng của giới đầu tư trước các yếu tố địa chính trị và kinh tế toàn cầu.
Giá heo hơi “đóng băng” toàn quốc: Chờ sóng mới?

Giá heo hơi “đóng băng” toàn quốc: Chờ sóng mới?

Khảo sát trong sáng đầu tuần ngày 12/5 cho thấy heo hơi hạ giá nhẹ tại một số tỉnh khu vục miền Nam và Nam Trung Bộ. Theo đó, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg?

Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg?

Giá tiêu nội địa sáng nay giữ ổn định so với hôm qua, dao động quanh mốc 151.000 – 152.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với tuần trước, mặt hàng này đã giảm trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động và các doanh nghiệp tiếp tục chờ đợi các tín hiệu từ các cuộc đàm phán thương mại lớn.
Giá cà phê được kỳ vọng vượt mốc 130.000 đồng/kg trong tuần này

Giá cà phê được kỳ vọng vượt mốc 130.000 đồng/kg trong tuần này

Thị trường cà phê trong nước ngày 12/5/2025 tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang tại các tỉnh Tây Nguyên, trong khi thế giới biến động nhẹ do ảnh hưởng từ nguồn cung và tình hình thương mại quốc tế. Người trồng cà phê vẫn kỳ vọng đà tăng giá sẽ quay trở lại trong thời gian tới.
Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu

Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu

Trong bối cảnh giá gạo thế giới biến động trái chiều, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng nhẹ lên 398 USD/tấn nhờ động thái mua dự trữ của Chính phủ. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn yếu, giao dịch chững lại, trong khi thị trường nội địa duy trì ổn định với nhiều vùng sản xuất bắt đầu vào vụ Hè Thu.
Hàng không tăng chuyến mạnh, vé rẻ phủ rộng

Hàng không tăng chuyến mạnh, vé rẻ phủ rộng

Mùa cao điểm du lịch hè 2025 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về chuyến bay và ghế ngồi nội địa. Các hãng hàng không Việt Nam chủ động tăng chuyến, mở rộng mạng bay và tung nhiều chương trình khuyến mãi nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch đang tăng cao của hành khách.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động