Giá tiêu hôm nay 9/8, tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. |
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 138.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 138.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng so với ngày hôm qua.
Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở giảm xuống mức 136.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 137.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.303 USD/tấn, tăng 0,92%, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.948 USD/tấn, tăng 0.92%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.400 USD/tấn, giảm 5,47%. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam xuống ở mốc cao giao dịch ở 5.8.000 USD/tấn với loại 500 g/l, giảm 3.45%; loại 550 g/l mức 6.200 USD/tấn, giảm 6.45%; giá tiêu trắng ở mức 8.500 USD/tấn, giảm 3.53%.
Giá hồ tiêu sáng tăng - chiều giảm mạnh
Thời điểm này, VPSA có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng ngành hàng. |
Giá tiêu đã đạt đỉnh 8 năm hồi tháng 6/2024 ở mức 180.000 đồng/kg và đến thời điểm hiện tại giá lui về dưới mốc 140.000 đồng/kg. Thu hoạch vụ mới dự kiến sau Tết Nguyên đán (tháng 2/2025), lượng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30% tương đương với 50.000 – 55.000 tấn.
Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay. Từ đầu năm đến nay, giá cước đã tăng gấp 5 lần. Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển tăng sẽ làm tăng giá bán và nếu giá đến tay người tiêu dùng quá cao có thể khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm.
Bà Hoàng Thị Liên – chủ tịch VPSA – cho biết có thể do tăng mạnh lượng mua vào năm ngoái, hàng đầy kho nên sang năm nay nhu cầu tại thị trường Trung Quốc giảm, thêm vào đó kinh tế tại Trung Quốc hiện còn khó khăn. Trung Quốc đã từ vị trí số 1 rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 7.451 tấn, trị giá 20 triệu USD, giảm mạnh 85,2% về lượng và 81,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Trung Quốc cũng thu hẹp xuống còn 5,2% so với mức 33% của cùng kỳ năm trước.
Với giá cả hiện tại, sinh kế người nông dân được đảm bảo nhưng ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu như đang “ngồi trên lửa”. Tại Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu. Dù ngành hàng có nhiều điểm sáng tích cực, nhưng giá cả có thể sáng tăng - chiều giảm mạnh, biến động bất thường ngay trong ngày.
Chênh lệch giữa giá mua và bán, kèm đó tình hình giá cước tàu biển tăng và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đối diện nhiều rủi ro trong việc đảm bảo cam kết hợp đồng xuất khẩu tiêu.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, thời điểm này, VPSA có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng ngành hàng, nhất là vấn đề điều hành, cân đối quy mô sản xuất và thương mại.
Chuyên gia: Giá hồ tiêu sẽ còn tăng dù ngắn hạn có những đợt điều chỉnh giảm |
Thị trường hồ tiêu đang chờ đợt tăng giá mới |
Chuyên gia: Thị trường hồ tiêu tháng 8/2024 khả quan hơn, đà giảm sẽ dứt |