Người dân “mất ăn mất ngủ”, xếp hàng từ 4h30 sáng để mua pháo hoa bắn Tết Danh sách các cửa hàng bán pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết Nhà máy Z121 bán những loại pháo hoa không tiếng nổ nào? |
Theo quy định người dân chỉ được sử dụng pháo hoa (không có tiếng nổ) trong các trường hợp như lễ, tết, cưới hỏi, hội nghị |
Còn hơn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, vừa qua, nhà máy Z121 đã đưa ra thị trường các sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ phục vụ “Tết sớm” cho người dân.
Đáng chú ý, trong khi giá niêm yết của Nhà máy Z121 đối với một bộ giàn phun hoa là 330.000 đồng và giàn phun viên là 308.000 đồng thì có một số người rao bán pháo hoa trên mạng xã hội với giá cao gấp 2-3 lần giá niêm yết.
Xung quanh vấn đề này nhiều bạn đọc thắc mắc, pháp luật hiện hành quy định về quản lý, mua bán, sử dụng pháo hoa như thế nào. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có được tự ý sản xuất pháo hoa để bán hay không?
Trả lời về vấn đề này Luật sư Bùi Quốc Tuấn, đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: Người dân cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ. Theo Nghị đinh 137/2020 chỉ cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020 định nghĩa pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Còn pháo hoa nổ được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ (tác động cơ học), nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Đồng thời theo Điều 14, Nghị định 137/2020 thì chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được phép kinh doanh và sản xuất pháo. Và phải đảm bảo các điều kiện như được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường…
Trong lĩnh vực này hiện nhà máy Z121 là đơn vị duy nhất được Bộ Quốc phòng cho phép sản xuất và kinh doanh pháo hoa không tiếng nổ phục vụ người dân. Đơn vị này hiện có nhiều đại lý bán sản phẩm tại nhiều tỉnh thành.
Do đó, các tổ chức, cá nhân khác không thuộc Bộ Quộc phòng, không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự… thì không được sản xuất và kinh doanh pháo hoa.
Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 11, Nghị định 144/2021 quy định người nào chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo thì sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.
Trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền sẽ là từ 4-10 triệu đồng. Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
Người dân “mất ăn mất ngủ”, xếp hàng từ 4h30 sáng để mua pháo hoa bắn Tết |
Danh sách các cửa hàng bán pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết |
Nhà máy Z121 bán những loại pháo hoa không tiếng nổ nào? |