Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử: Tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu và phát triển kinh tế-xã hội

Để Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có tính khả thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật làm rõ khái niệm, phạm vi của điều chỉnh Luật để thuận lợi cho công tác nghiên cứu, tạo không gian phát triển cho các lĩnh vực, phát triển kinh tế-xã hội; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện.

Sáng 8/4, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp. Tham dự Phiên họp có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tạ Đình Thi cùng các Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban KH,CN&MT, đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội và một số Bộ ngành liên quan.

Toàn cảnh Phiên họp
Toàn cảnh Phiên họp

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) gồm 12 chương, 73 điều (giảm 20 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008). Dự án đã bám sát 04 chính sách đã được Chính phủ cơ bản nhất trí, cụ thể: Thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Bộ đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học.

Theo kế hoạch ban đầu, dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến ở kỳ họp thứ 9 và thông qua ở kỳ họp thứ 10. Cho đến thời điểm này, nội dung của dự thảo Luật có thể trình Quốc hội xem xét thông qua trong một kỳ họp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thời gian đăng tải công khai lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật và Tờ trình ít nhất là 60 ngày nhưng đến nay chưa đủ 60 ngày theo quy định (từ ngày 17 tháng 02 năm 2025).

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy

Để kịp tiến độ được giao, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cũng cho biết, Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho phép trình dự án Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi) để thẩm tra. Chính phủ tiếp tục giao Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, hoàn thiện Dự thảo Luật và trình Quốc hội bổ sung đối với các ý kiến góp ý nhận được cho đến ngày 17/4/2025 (nếu có) để bảo đảm thời gian đăng tải theo quy định.

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Vương Quốc Thắng khẳng định, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) như đề xuất của Chính phủ. Ngoài ra, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT lưu ý, nhấn mạnh thêm các quan điểm và yêu cầu khi sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử bao gồm: (1) Thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chủ trương của Đảng về tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân; đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân; nâng cao năng lực trong nước nội địa hoá thiết bị điện hạt nhân; (2) Xây dựng hoàn thiện, bảo đảm đồng bộ, thống nhất các quy định trong hệ thống pháp luật về năng lượng nguyên tử; Rà soát, ban hành kịp thời số lượng lớn các văn bản pháp quy, hướng dẫn thi hành luật; (3) Thực hiện cải cách theo hướng hiệu lực, hiệu quả, phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ; (4) Phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử; thực hiện cam kết, nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam; (5) Đảm bảo cụ thể hóa đầy đủ 04 chính sách xây dựng dự án Luật theo đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội thông qua; (6) Thực hiện nghiêm quy định 178-QĐ/TW ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Ban chấp hành trung ương đảng về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; (7) Quán triệt chủ trương, tinh thần đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư tại phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, công thư số 15 và 17 của Chủ tịch Quốc hội.

Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng
Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Vương Quốc Thắng

Về việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước: Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, về cơ bản dự thảo Luật đã thể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đảm bảo dự thảo Luật và các văn bản kèm theo tuân thủ đúng và đầy đủ Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu kỹ để thể chế hóa triệt để Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế: Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013; tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật như Luật Điều ước quốc tế, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Địa chất và Khoáng sản, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Giá, Luật Phí và lệ phí, Luật Hóa chất (đang được sửa đổi)…; tiếp tục rà soát, tham chiếu quy định các công ước về an toàn hạt nhân, an ninh hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân; Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Thỏa thuận Paris, Công ước Stockholm về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng, đặc biệt là cam kết của Việt Nam tại các hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu…

Về tính khả thi của dự án Luật: Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cơ bản cho rằng, đa số các quy định trong dự thảo Luật có tính khả thi.

Tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu và phát triển kinh tế-xã hội

Trong khuôn khổ Phiên họp, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến, đưa ra đề xuất vào các nội dung: Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi của dự án Luật; vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan liên quan và cơ chế phối hợp giữa các bên; an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử...

Các đại biểu tham dự Phiên họp
Các đại biểu tham dự Phiên họp

Một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định nhiều chính sách về chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử, quy hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xã hội hóa đầu tư và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và thực tiễn, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, cụ thể hóa hơn các chính sách này, đặc biệt là về tổ chức thực hiện, vai trò của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia, vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan liên quan và cơ chế phối hợp giữa các bên.

Về an toàn, an ninh cơ sở hạt nhân, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ việc phân quyền này theo quy mô, vị trí, vai trò của các dự án điện hạt nhân. Đối với các dự án đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế thì cần giao Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, cần rà soát với các quy định trong Luật về đầu tư, Đầu tư công và các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Đối với việc ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung tại Điều 58 quy định giao Chính phủ hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ quy định danh mục hàng hóa phải kiểm xạ để tạo cơ sở pháp lý và thuận tiện cho các cơ quan thực hiện kiểm tra các hàng hóa nhập khẩu. Một số quan điểm khác đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, cập nhật quy định theo Luật Phòng thủ dân sự và Luật Tình trạng khẩn cấp đang được sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đánh giá cao những ý kiến đóng góp tại Phiên họp vào dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Để Luật có tính khả thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật tiếp thu ý kiến của các đại biểu; đồng thời làm rõ khái niệm, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) để thuận lợi cho công tác nghiên cứu, tạo không gian phát triển cho các lĩnh vực, phát triển kinh tế-xã hội; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử; đồng thời yêu cầu cơ quan soạn thảo và thẩm tra lưu ý, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan tại Phiên họp để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đóng góp tại Phiên họp tháng 4/2025.

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW). Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm giới thiệu nội dung Kết luận số 150.
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật về chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính

Cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật về chủ trương tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính

Cử tri và Nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ đạo triển khai quyết liệt, khẩn trương, đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân lo lắng về thông tin giả mạo, sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính.
96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

96,1% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2025.
Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Hội nghị Trung ương 11: Kiến tạo mô hình phát triển mới

Trong tiến trình phát triển của một quốc gia, có những thời điểm không chỉ đánh dấu sự điều chỉnh chính sách, mà còn mở ra một chuyển động sâu sắc trong cấu trúc quyền lực, mô hình tổ chức và tư duy phát triển. Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII chính là một thời điểm như vậy.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để đảm bảo năm 2025 tăng trưởng được 8%

Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vướng mắc để đảm bảo năm 2025 tăng trưởng được 8%

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua là hội nghị lịch sử, quyết định những vấn đề lịch sử. Chính phủ cụ thể hóa trình Quốc hội, với trách nhiệm của mình, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải làm hết sức mình để thực hiện Nghị quyết của Đảng trên tinh thần thấu tình, đạt lý và lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm để giải quyết các kiến nghị, đề xuất một cách nhanh nhất, tốt nhất đảm bảo năm 2025 là chúng ta tăng trưởng được 8%”.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước. Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44. Đây là phiên họp có ý nghĩa rất quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây

Ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch. Bộ đội đặc công hải quân và Quân khu 5 giải phóng đảo Song Tử Tây. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Dự kiến tên gọi, trung tâm chính trị - hành chính của 34 đơn vị cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chính phủ lập đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố, giảm 60-70% cấp xã

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Trung ương Đảng thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố).
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 10/4/2025 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Trong ngày làm việc thứ hai Hội nghị lần thứ 11, Trung ương Đảng thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, phương hướng công tác nhân sự.
Mở “cánh cửa thép” trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Mở “cánh cửa thép” trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó chủ động, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó chủ động, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực

Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực

"Chúng tôi cho rằng quyết định của Mỹ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước vào Mỹ, trong đó có Việt Nam, là bước đi tích cực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định.
Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm

Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm

Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, sáng 10/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động