POLYME thiên nhiên và ứng dụng của nó

Polyme và các hợp chất cao phân tử (khối lượng phân tử lớn) có nguồn gốc thiên nhiên đã tồn tại trong tự nhiên và là cơ sở của thế giới sinh vật. Các hợp chất quan trọng nhất trong thực vật (tinh bột, xellulo, protein, pectin, aginat, fucoidan, agar,...) và động vật (protein, collagen, chitin, chitosan,…) đều là các polyme, hợp chất cao phân tử hữu cơ tiêu biểu. Bài này giới thiệu, phân loại các loại polyme thiên nhiên, nêu ví dụ một số polyme thiên nhiên tiêu biểu và công dụng của chúng trong các lĩnh vực đời sống và kỹ thuật.
Khai thác các chất phụ gia thực phẩm từ những loại nguyên liệu tự nhiên VNPS và VAFF hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, Thực phẩm chức năng
Mủ cao su là một dạng Polyme tự nhiên
Mủ cao su là một dạng Polyme tự nhiên

I. Giới thiệu và phân loại polyme thiên nhiên

Polyme thiên nhiên được hình thành trong chu kỳ sinh trưởng của cơ thể sống. Quá trình tổng hợp các polyme thường bao gồm các phản ứng xúc tác bởi enzym và các phản ứng phát triển mạch của các monome được hoạt hóa, hình thành bên trong tế bào bằng các quá trình trao đổi chất phức tạp. Các polyme này có nguồn gốc đa dạng, từ thực vật, động vật và vi khuẩn. Một số ví dụ về polyme thiên nhiên là protein và axit nucleic có trong cơ thể người, xenlulo là thành phần cấu trúc chính của thực vật, tơ tằm và len. Tinh bột là một loại polyme thiên nhiên được tạo thành từ hàng trăm phân tử glucozơ. Cao su thiên nhiên là một loại polyme thu được từ mủ của cây cao su,...

Để phân loại các polyme thiên nhiên, có thể dựa trên nguồn gốc của chúng. Các polyme thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật (như lúa, ngô, khoai tây, mía, sắn, đỗ, lạc,…) hoặc được tổng hợp bởi vi khuẩn từ các phân tử nhỏ như axit butyric hoặc axit valeric tạo ra polyhydroxybutyrat và polyhydroxybutyrat-co-valerat hoặc có nguồn gốc từ động vật như collagen, chitin, chitosan hoặc protein.

Bảng 1. Một số loại polysaccharide từ các nguồn khác nhau

POLYME thiên nhiên và ứng dụng của nó

Hầu hết các polyme thiên nhiên được tạo thành do các đơn vị/mắt xích hay monome (có khối lượng phân tử nhỏ) kết hợp với nhau và sinh ra các sản phẩm phụ là các hợp chất thấp phân tử (thường là nước). Dựa trên các monome ban đầu và cấu trúc của các polyme thiên nhiên, có thể phân chúng vào 6 nhóm chính: polysaccharide, polypeptide, polynucleotide, polyisoprene, polyester và lignin. Polynucleotide như axit deoxyribonucleic (DNA) và axit ribonucleic (RNA) là các polyme mạch dài gồm 13 monome nucleotide hoặc nhiều hơn. Polypeptide và protein là các polyme của amino acid như collagen, actin, fibrin, zein, gluten lúa mì, tơ sericin, tơ fibroin, gelatin,... Polysaccaride là các polyme carbohydrate mạch thẳng hoặc mạnh nhánh gồm tinh bột, xenlulo, hemixenlulo, alginate, chitin và chitosan, pectin, glycogen, hyaluronic acid và chondroitin sulfate,... Bảng 1 liệt kê một số polysaccharide từ các nguồn khác nhau. Lignin là hầu hết các polyme vòng thơm như các polyphenol hoặc lignin nguồn gốc từ gỗ. Các polyeste thiên nhiên chủ yếu gồm cutin, suberin và polyhydroxyalkanoate. Polyisopren là cao su thiên nhiên, nó gồm 2 dạng cis (Z-polyisopren) và trans (E-polyisopren).

II. Một số polyme thiên nhiên tiêu biểu

Theo các nhà khoa học, protein và polypeptit là các polyme thiên nhiên cơ bản trong hầu hết các cơ thể sống. Protein là polyamide với một nhóm amit trong chuỗi xương sống của cơ thể (ước tính có 100.000 loại protein khác nhau, có nguồn gốc từ 20 axit amin). Một số protein đóng vai trò của enzyme - chất xúc tác sinh học cho các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Protein trong máu được gọi là hemoglobin mang oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể người.

Collagen là một trong những polyme thiên nhiên và là một loại protein. Nó tạo nên mô liên kết có trong da của con người. Collagen-polyme này cũng là một chất xơ tạo ra một lớp đàn hồi bên dưới da và do đó giúp giữ cho da mềm mại và mịn màng. Gelatin được tạo thành từ collagen loại I bao gồm cysteine và được sản xuất bằng cách thủy phân một phần collagen từ xương, mô và da của động vật.

Trong các polysaccharide, xenlulo là một trong những hợp chất hữu cơ phong phú nhất trên Trái đất, có trong các bộ phận như rễ, thân, cánh, lá,… của gỗ cây và các loại, dạng tinh khiết nhất của xenlulo thiên nhiên là bông. Nó được tạo thành từ các phân tử glucoza. Tinh bột bao gồm 2 loại polyme tạo thành từ amylopectin và amyloza. Nó có trong hầu hết các loại thực vật, chiếm khoảng 3/4 tổng lượng tinh bột trong bột mì. Glycogen là chất dự trữ năng lượng ở động vật, cũng giống như tinh bột ở thực vật.

Chitin, một polysaccharide tương tự như xenlulo, là polysaccharide phong phú thứ hai trên Trái đất (sau xenlulo). Nó có trong thành tế bào của nấm và là chất cơ bản trong bộ xương ngoài của động vật giáp xác, côn trùng và nhện. Cấu trúc của nó giống với cấu trúc của xenlulo, ngoại trừ sự thay thế nhóm OH trên carbon C-2 của mỗi đơn vị glucozơ bằng một nhóm –NHCOCH3.

Axit nucleic là các polyme trùng ngưng, thường có 2 loại: axit deoxyribonucleic (DNA), kho chứa thông tin di truyền và axit ribonucleic (RNA), chuyển thông tin di truyền từ DNA của tế bào đến tế bào chất, nơi tổng hợp protein diễn ra. Các đơn phân được sử dụng để tạo ra DNA và RNA được gọi là nucleotide.

Latex cao su là dạng mủ của cây cao su thiên nhiên ở một số cây có mủ khác.

POLYME thiên nhiên và ứng dụng của nó

III. Công dụng của polyme thiên nhiên

Trong những thập kỷ gần đây, các polyme thiên nhiên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp, dệt may, giầy da, giấy,… bởi đây là nguồn nguyên liệu tái tạo, rẻ tiền, dễ kiếm và nhiều tính chất ưu việt như không độc hại, có khả năng phân hủy và hòa hợp sinh học, dễ loại bỏ bởi các phản ứng thủy phân hoặc sinh tổng hợp trong quá trình sử dụng, thân thiện với môi trường và con người, có khả năng biến đổi để tạo nên các sản phẩm có tính ứng dụng cao hơn. Dưới đây trình bày một số công dụng chủ yếu của các polyme thiên nhiên.

1. Ứng dụng trong lĩnh vực y dược

Các polyme thiên nhiên như collagen vi sợi, collagen bọt biển, màng collagen, xenlulo tái sinh oxy hóa (ORC), gelatin,... là tác nhân cầm máu cho vết thương bên trong và bên ngoài cơ thể người. Một số polyme thiên nhiên được sử dụng như tá dược với vai trò khác nhau như chất kết dính (dẫn xuất xenlulo, gelatin, pectin, natri alginate, amylum, carrageenan,…), chất tan rã (tinh bột sắn khô, gelatin, natri alginate, xenlulo vi tinh thể, glycolate tinh bột natri, gom guar, amylum…), chất độn (amylum, xenlulo vi tinh thể, chitosan,…), chất phủ (collagen, gelatin, xanthan gum,…). Các polyme thiên nhiên được sử như collagen, fucoidan, chitosan, carrageenan,... được sử dụng làm chất hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư, kháng viêm… Trong đó, chitosan được sử dụng điều trị bệnh béo phì, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh Crohn. Alginate được sử dụng để điều trị giảm cholesterol và huyết áp,… Carrageenan được dùng để hỗ trợ chữa ho, bệnh viêm phế quản, lao, đường ruột, dạ dày,... Xanthan gum được ứng dụng để giảm lượng đường trong máu và cholesterol toàn phần ở những người bị bệnh tiểu đường, làm thuốc nhuận tràng,… Pectin được sử dụng làm thuốc điều trị cholesterol cao, hỗ chữa ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường và trào ngược dạ dày thực quản.

2. Ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm

Hiện nay, trong sản xuất thực phẩm, rất nhiều polyme thiên nhiên được sử dụng như các phụ gia, chất tạo ngọt, tạo đặc, vỏ bao. Collagen được sử dụng làm chất gắn kết và làm bền hệ nhũ tương của xúc xích và giăm bông. Trong sản xuất phomat và bơ sữa, người ta thêm collagen vào để ngăn chặn sự mất nước, tạo độ mịn, độ sánh cho sản phẩm. Trong sản phẩm kẹo mứt, collagen làm tăng sự dẻo dai, ngăn ngừa hạn chế sự kết tinh của đường, làm chất tạo gel, chất kết dính, tạo xốp và làm chậm quá trình tan trong miệng. Trong sản xuất đồ uống như rượu bia và nước hoa quả, collagen làm cho sản phẩm có màu trong suốt óng ánh, làm phụ gia loại bỏ các thành phần polyphenol và tanin có trong rượu. Carrageenan được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất thực phẩm như chất điều chỉnh độ chắc, tính chất cảm quan. Nó được sử dụng trong đồ uống hòa tan, nước quả cô đặc,…

Polyme được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm
Polyme được ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

Ngoài ra, carrageenan còn có khả năng tạo gel, làm dày, ổn định, tăng khả năng giữ nước trong quá trình chế biến nước gel ngọt, sữa đậu nành, pho mát, nước chấm,... Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, là phụ gia thực phẩm an toàn. Alginate được sử dụng làm phụ gia cho các loại thực phẩm như mứt, thạch,… Các màng kháng khuẩn trên cơ sở kết hợp alginate với nhân sâm trắng có khả năng bảo quản tốt các loại thực phẩm. Màng kháng khuẩn alginate kết hợp với vi khuẩn acid lactic và dầu tỏi cho phép kiểm soát sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong thực phẩm, thức ăn,... Chitosan được sử dụng để khử acid của các loại trái cây và đồ uống, ổn định màu, giảm hấp phụ lipid, tạo hương vị tự nhiên, làm chất bảo quản thực phẩm và chất chống oxy hóa, nhũ hóa, phụ gia chăn nuôi và thức ăn cho cá,... Một số polyme thiên nhiên khác được sử dụng như các phụ gia cho thực phẩm là xenlulo, dextrin (ngô), guar gum, tinh bột thủy phân,...

3. Ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, collagen được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như: mặt nạ collagen, kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm dưỡng tóc,… Collagen là một trong các polyme thiên nhiên được phép tiêm vào vết sẹo, nếp nhăn trên da (một dạng thuốc tiêm làm căng da). Collagen ở dạng thuốc tiêm cũng được tiêm vào lớp hạ bì để điều chỉnh các nếp nhăn và nếp gấp nhằm khôi phục lại vẻ ngoài căng min, mềm mại và trẻ trung cho làn da. Dạng thuốc tiêm collagen làm căng da không có tác dụng vĩnh viễn, chỉ có tác dụng trong thời gian khoảng 1 đến 2 năm do theo thời gian, collagen sẽ bị cơ thể hấp thụ. Chitosan được sử dụng trong công thức sản xuất kem như tác nhân nhũ hóa, tác nhân làm mềm da, giữ ẩm cho da,… Nó cũng được ứng dụng trong các sản phẩm định hình tóc, nước kẻ mắt, son môi, kem đánh răng,… Carrageenan được sử dụng trong các loại kem như kem dưỡng da, kem đánh răng, dầu gội đầu, các loại nước hoa,…

4. Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp

Chitosan được sử dụng để bảo quản trái cây và rau quả sau thu hoạch, tăng cường vi sinh vật có lợi tương tác cộng sinh thực vật, phân bón và thuốc diệt nấm cho hạt giống và trái cây. Các hydrogel polysaccharide có khả năng chống rửa trôi đất và tăng độ xốp của đất, cải thiện khả năng sống của cây và tăng năng suất cây trồng, được sử dụng làm chất mang phân bón giải phóng chậm và có kiểm soát, các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật chống lại côn trùng, nấm, vi khuẩn,…

5. Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất vải, sợi thiên nhiên

Vải sợi thiên nhiên là loại vải được dệt từ các sợi thiên nhiên do con người trồng và khai thác các loại cây có sợi như cây bông vải, cây lanh, cây gai, cây đay,... Ngoài ra, còn có các loại vải sợi tự nhiên có nguồn gốc từ động vật như sợi tơ tằm thu được từ việc nuôi tằm lấy tơ hay như sợi len thu được từ lông các loài thú như cừu, dê, lạc đà, thỏ mà chủ yếu là từ cừu. Vải sợi thiên nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là vải dệt từ sợi bông, vải len, dạ và lụa tơ tằm. Các thương hiệu thời trang và các hãng dệt may sử dụng ngày càng nhiều các loại sợi tự nhiên chất lượng cao trong sản xuất các sản phẩm may mặc như vải cotton, tơ tằm, modal,… Carrageenan được dùng để sản xuất tơ nhân tạo. Rong biển được sử dụng làm chất phụ gia cho sợi tự nhiên để chế tạo một số loại vải mặc thân thiện môi trường.

Polyme ứng dụng trong lĩnh vực vải, sợi thiên nhiên
Polyme ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất vải, sợi thiên nhiên

6. Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất giấy

Bột giấy là vật liệu dạng xơ sợi, được chế biến từ các loại nguyên liệu thực vật để sản xuất các loại giấy với thành phần chủ yếu là xenlulo. Bột giấy có thể được sản xuất từ gỗ, sợi bông, rơm, rạ, bã mía,... Trong công nghiệp sản xuất giấy, tinh bột gồm bột mì, bột bắp, bột gạo… được sử dụng để tăng độ bền khô, độ nở, độ dai, độ cứng của tờ giấy, tăng độ bền cho bề mặt của tờ giấy, độ hồ, độ láng, giúp in ấn sắc nét hơn. Tinh bột biến tính có tác dụng cải thiện chất lượng giấy (lượng bột giấy được giữ lại 90-95%, tăng hiệu suất sử dụng bột, chất độn và phụ gia). Carrageenan cũng được dùng để sản xuất giấy viết. Alginate hồ lên giấy làm cho giấy bóng, dai, không gãy, mức độ khô nhanh, viết trơn, làm chất kết dính trong sản xuất giấy hoa dán tường.

7. Ứng dụng trong các lĩnh vực khác

Chitosan được sử dụng trong xử lý nước thải, thu hồi các ion kim loại và thuốc trừ sâu, loại bỏ phenol, protein, chất phóng xạ và thuốc nhuộm, thu hồi vật liệu rắn trong chế biến thực phẩm, chất thải, nước thải của các nhà máy nhuộm, dệt, giấy,… Nó cũng được ứng dụng để sản xuất bọt chữa cháy, xi đánh giày,... Alginate được dùng làm chất kết từ và chất kết dính trong sản xuất gỗ tổng hợp. Cao su thiên nhiên có nhiều ưu điểm như khả năng đàn hồi vượt trội, an toàn và thân thiện với môi trường, có khả năng kháng khuẩn, do đó, nó được sử dụng nhiều trong sản xuất nệm, găng tay y tế, dụng cụ mổ, nút cao su, giày, dép,… Nó cũng được ứng dụng để chế tạo lốp ô tô, xe máy, các vật liệu xây dựng và giao thông như tấm lót sàn, đệm giảm chấn, đệm chèn giữa các khe hở công trình,…

Các tài liệu tham khảo chủ yếu

1. Olatunji, O. (2015). Classification of Natural Polymers. Natural Polymers, 1–17, doi:10.1007/978-3-319-26414-1_1.

2. Prnati Srivastava, Syed Abul Kalam, Natural Polymers as Potential Antiaging constituents, Published May 2nd 2019, DOI: 10.5772/interchopen.80808.

3. Ter Horst, B., Moiemen, N. S., & Grover, L. M. (2019). Natural polymers. Biomaterials for Skin Repair and Regeneration, 151–192. doi:10.1016/b978-0-08-102546-8.00006-6.

4. Soottawat Benjakul, Sitthipong Nalinanon, and Fereidoon Shahidi, (2012), Fish Collagen, Food Biochemistry and Food Processing, Chapter 20, John Wiley & Sons, Inc.

5. Trần Đình Toại, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Bích Thủy, Trần Thị Hồng (2006), Carrageenan từ rong biển sản xuất và ứng dụng – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Concha-Meyer A., Schoebitz R., Brito C., Fuentes R., (2011), Lactic acid bacteria in an alginate film inhibit Listeria monocytogenes growth on smoked salmon. Food Control 22, 485-489.

7. Pranoto Y., Salokhe V. M., Rakshit S. K. (2005), Physical and antibacterial properties of alginate-based film incorporated with garlic oil. Food Res. Int. 38, 267-272.

8. Sabra W., Deckwer W. D. (2005), Alginate - A polysaccharide of industrial interest and diverse biological functions. In Polysacharides. Structural diversity and functional versatility, 2d edition (ed. Dumitriu, S.) 515-533.

9. Shigehiro Hirano (1996), Chitin biotechnology applications, Biotechnology Annual Review 2, 237-258.

10. Vida Zargar, Morteza Asghari, Amir Dashti (2015), A Review on Chitin and Chitosan Polymers: Structure, Chemistry, Solubility, Derivatives, and Applications. Chem. Bio. Eng. Rev. 2, 1-24.

11. Abraham J. Domb, Neeraj Kumar (2011), Biodegradable Polymers in Clinical Use and Clinical Development, John Wiley & Sons.

12. Joyce M., Gilbert S.A. (1996), Effect of Ca2+ on the water retention of alginate in paper coatings. Journal of Pulp and Paper Science, 22, 126-130.

Thái Hoàng - Nguyễn Thúy Chinh
Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả

Ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) và Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả.
Sẽ thành lập Chi hội trực thuộc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Sẽ thành lập Chi hội trực thuộc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Sáng ngày 9/5/2024 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) tổ chức họp Thường trực và Thường vụ Hội.
Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng Phóng viên, Biên tập viên

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng Phóng viên, Biên tập viên

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trải thảm đỏ tìm kiếm ứng viên tài năng, có đam mê, yêu thích lĩnh vực báo chí, truyền thông vào làm việc các vị trí: Biên tập viên, Phóng viên.
Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Cây quế - một sản phẩm thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam

Hiện nay, tổng diện tích quế của Việt Nam đạt gần 170.000 ha, chiếm gần 17% diện tích trồng quế trên toàn thế giới.
Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng nhân sự

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm tuyển dụng nhân sự

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trải thảm đỏ tìm kiếm ứng viên tài năng, có đam mê, yêu thích lĩnh vực báo chí, truyền thông vào làm việc các vị trí: Biên tập viên, MC, Content Creator, Content Marketing.
Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS

Phân công nhiệm vụ Thường trực và các Ủy viên Ban Thường vụ Hội VNPS

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Thường vụ Hội khoa học Hội Khoa học các sản phẩm thiên Việt Nam (VNPS) đã tổ chức cuộc họp Phân công nhiệm vụ khóa II, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam

Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam

Đại diện Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm cùng Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Lifestyle Việt Nam đã trao quà Tết cho người già neo đơn, tàn tật, chất độc màu da cam ở thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Những sự kiện tiêu biểu của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm năm 2023

Những sự kiện tiêu biểu của Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm năm 2023

Bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, trong năm 2023, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho cơ quan chủ quản, tạo sức lan tỏa tích cực tới bạn đọc cũng như thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện xã hội. Những thành quả, điểm sáng đó là niềm vui, niềm tự hào đồng thời cũng là động lực cho những người làm báo tại Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trong năm qua và những năm tiếp theo.
Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam và những hoạt động nổi bật trong năm 2023

Năm 2023 là năm khó khăn, thách thức, điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội đất nước nói chung và lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói riêng. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam vẫn đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong năm qua.
Quản lý, xác nhận sản phẩm thiên nhiên

Quản lý, xác nhận sản phẩm thiên nhiên

Sản phẩm thiên nhiên là sản phẩm có một hoặc nhiều thành phần thiên nhiên. Thành phần thiên nhiên là thành phần được tạo ra từ toàn bộ hoặc một phần của sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật, tảo, nấm) và khoáng có trong tự nhiên.
Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai

Toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai

Ngày 16/12/2023 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trong nhiệm kỳ mới này. Ngoài ra Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm và cá nhân Th.S, Nhà báo Nguyễn Viết Hưng cũng được nhận Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2019 – 2023.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 thành công tốt đẹp

Sáng 16/12 tại Hà Nội, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028. GS.TS. Phạm Văn Thiêm được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.
Công nghệ sau thu hoạch trong bảo quản, chế biến các SPTN

Công nghệ sau thu hoạch trong bảo quản, chế biến các SPTN

Mục tiêu đến năm 2030: Ngành công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam phấn đấu đứng trong tốp 10 nước hàng đầu thế giới; Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới và logistics của thương mại nông sản toàn cầu.
Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu

Một số vấn đề về nghiên cứu thuốc từ dược liệu

Hiện nay, cả nước có hàng trăm cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong đó có nhiều cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp, đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến.
Cơ hội và thách thức phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thiên nhiên Nông- Lâm- Thuỷ sản

Cơ hội và thách thức phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thiên nhiên Nông- Lâm- Thuỷ sản

Nguồn gốc của sản phẩm Nông - Lâm - Thuỷ sản truyền thống là từ nguyên liệu thiên nhiên.
Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Xây dựng bộ TCCS cho các sản phẩm thiên nhiên - vai trò Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Thiên nhiên là cái nôi tạo nên sự sống con người, và loài người cũng nhờ thiên nhiên mà tồn tại và phát triển, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó mật thiết có từ thửa khai sinh lập địa của loài người.
Quản lý thực phẩm chức năng – Định hướng trong thời gian tới

Quản lý thực phẩm chức năng – Định hướng trong thời gian tới

Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Đoàn công tác của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam tham quan mô hình sản xuất Curcumin và mô hình Nông Lâm tiêu biểu

Đoàn công tác của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam tham quan mô hình sản xuất Curcumin và mô hình Nông Lâm tiêu biểu

Chiều ngày 25/11, đoàn công tác của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã đến tham quan mô hình sản xuất Curcumin của Công ty TNHH Dược liệu Fujico Việt Nam tại đường Đại Tráng, phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Hội nghị khoa học Quốc gia Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Sáng ngày 25/11 tại Hà Nội, Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng các Viện, Trường Đại học đã tổ chức Hội nghị khoa học Quốc gia “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”.
Chi hội Báo chí trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho học sinh nghèo huyện Bá Thước

Chi hội Báo chí trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho học sinh nghèo huyện Bá Thước

Ngày 22/11/2023, Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức chương trình sinh hoạt, kết hợp trao yêu thương, tặng 25 chiếc xe đạp và 1.000 cuốn vở cho các em học sinh nghèo trên địa bàn.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm chúc mừng Học viện Phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm chúc mừng Học viện Phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), sáng 20/11 đại diện Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng cán bộ, giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam.
TS. Đỗ Duy Phi tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Tinh Dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm Việt Nam

TS. Đỗ Duy Phi tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Tinh Dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm Việt Nam

Ngày 11/11/2023, tại TP. Hà Nội, Hiệp hội Tinh Dầu-Hương liệu-Mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ V (2023-2028). Qua Đại hội lần này, Đoàn Chủ tịch và Thư ký đã tiếp nhận nhiều báo cáo và tham luận của các đại biểu trên cả nước về dự.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng ngày 24/10/2023, tại Viện Thực phẩm chức năng (Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội), Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) đã tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khoá I, nhiệm kỳ 2019-2023. Tiến tới Đại Hội khoá II nhiệm kỳ 2023-2028.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cùng Tập đoàn GELEXIMCO trao nhà, sổ tiết kiệm cho cựu thanh niên xung phong tỉnh Yên Bái

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cùng Tập đoàn GELEXIMCO trao nhà, sổ tiết kiệm cho cựu thanh niên xung phong tỉnh Yên Bái

Sáng ngày 13/10 vừa qua, Hội Cựu thanh niên xung phong, Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp với Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cùng Tập đoàn GELEXIMCO đã tổ chức chương trình trao nhà tình nghĩa và sổ tiết kiệm cho hội cựu thanh niên xung phong (TNXP) trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn.
Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm gặp mặt sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập

Tạp chí Thương hiệu & Sản phẩm gặp mặt sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập

Chiều 21/08, tại tòa soạn TC Thương hiệu & Sản phẩm đã diễn ra buổi gặp mặt giữa Ban Biên tập Tạp chí với sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đến kiến tập tại tòa soạn.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm ra mắt Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm ra mắt Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa

Ngày 11/8, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa. Việc thành lập Văn phòng này là sự khẳng định định hướng phát triển bền vững, toàn diện, sâu rộng của Tạp chí, vừa là cánh tay nối dài, kết nối trong công tác tuyên truyền, báo chí... của Tòa soạn đối với Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh khu vực Bắc trung Bộ nói chung.
Ra mắt Văn phòng đại diện Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tại Đắk Lắk

Ra mắt Văn phòng đại diện Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tại Đắk Lắk

Ngày 10/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng đại diện tại tỉnh Đắk Lắk. Việc thành lập Văn phòng này là sự khẳng định định hướng phát triển bền vững, toàn diện, sâu rộng của Tạp chí, vừa là cánh tay nối dài, kết nối trong công tác tuyên truyền, báo chí... của Tòa soạn đối với Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung.
Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức Lễ kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023) Lãnh đạo Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS), Lãnh đạo Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) cùng các cơ quan, đơn vị đã đến thăm và tặng hoa chúc mừng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động