Năm 2030, cả nước phấn đấu có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao Ra mắt Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên ở Bình Định Ra mắt Hợp tác xã sản xuất sợi chuối đầu tiên tại Việt Nam |
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu làm rõ những vẫn đề cơ bản về liên kết kinh doanh, vai trò của Hợp tác xã (HTX), kinh nghiệm một số quốc gia. Hệ thống hóa cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh doanh, phát huy vai trò của HTX. Đánh giá thực trạng vai trò của HTX trong liên kết kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, khuyến nghị giải pháp nhằm phá huy vai trò của HTX trong liên kết kinh doanh để phát triển bền vững.
Hiện nay cả nước có trên 17.000 hợp tác xã nông nghiệp với 3,78 triệu thành viên |
Trên thế giới, HTX vẫn là mô hình quan trọng đóng góp tới 10% GDP toàn cầu, tác động tới ½ dân số toàn cầu và là trung tâm liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy chuỗi giá trị.
Còn tại Việt Nam, HTX được xác định là công cụ xóa đói giảm nghèo, là giải pháp thực hiện phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cụ xóa đói giảm nghèo, giúp người dân tiếp cận được các hàng hóa và dịch vụ cơ bản, bình đẳng giới, tạo công ăn việc, phát triển kinh tế bào trùm.
HTX là công cụ chính thức hóa và chuyển đổi kinh tế và lao động phi chính thức sang nền kinh tế và việc làm chính thức. Ngoài ra, giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu do đặc tính và nguyên tắc quan tâm và hoạt động vì cộng đồng. Xây dựng và duy trì một hệ thống thực phẩm an toàn và bền vững.
Đồng thời, phát triển hệ thống tài chính toàn diện, cũng như mô hình tài chính vi mô Nâng cao năng lực của người lao động, của các thành viên và các bên tham gia HTX. Mở rộng và khai thác lợi ích của kinh tế chia sẻ, thể hiện được những đặc tính ưu việt và tiến bộ trong nền kinh tế thị trường.
Ông Phạm Minh Điển-Phó Trưởng ban, Ban Chính sách và phát triển hợp tác xã, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nêu quan điểm tại hội thảo |
Phát biển tại hội thảo, ông Phạm Minh Điển - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách và phát triển hợp tác xã, Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam nhận định, để thúc đẩy phát triển hợp tác xã, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ bằng các nghị định, thông tư. Theo đó, hợp tác xã được hỗ trợ về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kỹ thuật công nghệ mới…Song mặc dù vậy, hiện còn tồn tại hạn chế, bất cập trong việc ban hành còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của hợp tác xã…
Thời gian tới, để hoàn thiện khung pháp luật và cơ chế, chính sách phát huy vai trò của HTX trong liên kết kinh doanh phát triển bền vững ông Điển đã có một số kiến nghị. Cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của HTX trong phát triển KT-XH; trong đó, chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực để nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc phát triển HTX trong cơ chế thị trường. Gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể, HTX với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển HTX gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, thể chế hóa đầy đủ, cụ thể chính sách hỗ trợ theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tại Nghị quyết số 13-NQ/TW, Kết luận của Bộ Chính trị số 70-KL/TW, Điều 6 Luật HTX năm 2012, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Chương trình hỗ trợ giai đoạn 2015 -2020; bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu thiết thực của khu vực Kinh tế tập thể, HTX phù hợp với mục tiêu các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đơn giản hoá thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đối với từng chương trình.