Làm rõ phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, tránh chồng chéo với hệ thống pháp luật hiện hành

Tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều ngày 16/8, các đại biểu nghe Tờ trình, báo cáo thẩm định và thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Thủ tướng ban hành kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia giai đoạn 2021-2025 Đề xuất xây dựng Luật Phòng thủ dân sự
hượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành Phiên họp.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành Phiên họp.

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự khắc phục sự phân tán, riêng lẻ của các văn bản luật và văn bản dưới luật

Thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, thay mặt Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng thủ dân sự, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành luật. Bởi phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Phòng thủ dân sự bao gồm tổng thể các hoạt động được chuẩn bị từ thời bình, khi có chiến tranh xảy ra để chủ động phòng, chống thảm họa do chiến tranh; hoặc tổng thể các hoạt động được chuẩn bị để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa do con người hoặc thiên nhiên gây ra, nhằm bảo đảm an toàn hoặc hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Nhằm cụ thể hóa quy định về phòng thủ dân sự trong Luật Quốc phòng, Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 về phòng thủ dân sự. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phòng thủ dân sự thời gian qua cũng tồn tại một số hạn chế, đặt ra yêu cầu phải xây dựng một đạo luật về phòng thủ dân sự, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thực tiễn.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, việc xây dựng đạo luật về phòng thủ dân sự là rất cần thiết nhằm bổ khuyết vào những khoảng trống của pháp luật hiện hành, bao quát đầy đủ hơn về hoạt động phòng thủ dân sự. Khắc phục sự phân tán, riêng lẻ của các văn bản luật và các văn bản dưới luật, bao quát các quy định pháp lý về phòng thủ dân sự nâng thành một đạo luật để áp dụng thống nhất. Phòng thủ dân sự là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng và đã ban hành đạo luật riêng, tạo cơ sở để chúng ta nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Phòng thủ dân sự của Việt Nam…

Thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, thay mặt Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng thủ dân sự
Thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, thay mặt Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự được bố cục thành 7 chương, 75 điều, nội dung Luật Phòng thủ dân sự tập trung vào 6 chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, gồm: Đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố trong hoạt động phòng thủ dân sự. Phân công trong quản lý nhà nước và phân cấp trong tổ chức hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố. Quy định các biện pháp bảo vệ người dân trước thảm họa, sự cố và hỗ trợ người dân bị thiệt hại. Đổi mới tổ chức của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố. Quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự.

Ban soạn thảo xin cũng ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trạng khẩn cấp về phòng phủ dân sự. Theo đó, phương án 1 quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự từ (quy định tại Điều 29 đến Điều 33 của dự thảo luật) và phương án 2 không quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự.

Nghiên cứu kỹ quy định về phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng thủ dân sự do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày tại phiên họp cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hộicơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự và cho rằng, phòng thủ dân sự là bộ phận quan trọng của phòng thủ quốc gia luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi trọng; phòng thủ dân sự liên quan tới mọi lĩnh vực của đất nước và là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, với sự tham gia của mọi người dân.

Trước những diễn biến khó lường, phức tạp của tình hình thiên tai, dịch bệnh, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, những biến động của tình hình thế giới, khu vực thì việc ban hành luật này là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá đầy đủ các căn cứ và làm rõ thêm về sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng thủ dân sự.

Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng luật này cần đặt trong tổng thể xây dựng Chiến lược quốc gia về phòng thủ dân sự và các chiến lược quan trọng khác về quốc phòng, an ninh và chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để có cơ sở vững chắc hơn; ưu tiên xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp; hoặc nếu các luật chuyên ngành còn thiếu, quy định chưa thống nhất thì nên xây dựng một luật sửa nhiều luật hoặc tổ chức thực hiện tốt các quy định đã có của luật chuyên ngành.

Về hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị cơ bản đúng quy định, nhưng đề nghị cân nhắc, vì chỉ có 01 nghị định quy định chi tiết 15 nội dung với 68 điều. Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin về pháp luật phòng thủ dân sự ở một số nước để nghiên cứu, cho ý kiến và xây dựng luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng thủ dân sự
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng thủ dân sự

Đối với phạm vi điều chỉnh và tên gọi của dự thảo Luật cơ bản bao quát các nội dung phòng thủ dân sự, nhưng Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị cần bám sát quy định phòng thủ dân sự tại Điều 13 Luật Quốc phòng. Phạm vi điều chỉnh của Luật liên quan trực tiếp đến nội hàm của khái niệm “Phòng thủ dân sự”, nhưng dự thảo chưa cân đối giữa các nhóm nội dung; 6 Nhóm chính sách chính đã nêu, cần tiếp tục cụ thể hơn chính sách 3 và chính sách 5 và các nội dung thể hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Có ý kiến cho rằng, luật này chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó với thảm họa, sự cố gây hậu quả nghiêm trọng trở lên, vì các trường hợp thông thường đã có các luật chuyên ngành quy định; ý kiến khác đề nghị sửa tên Luật là “Luật Phòng vệ dân sự”, vì “phòng thủ” gắn với chiến tranh, quân sự hoặc sửa thành “Luật Phòng, chống thảm họa, sự cố do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh và phòng thủ dân sự”. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc xác định phạm vi điều chỉnh rất quan trọng, nên đề nghị nghiên cứu, làm rõ để xây dựng phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, không chồng lấn sang phạm vi của các luật chuyên ngành.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, về quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự quy định tại Mục 4 Chương II, qua thảo luận còn có 2 loại ý kiến:

Một số ý kiến cho rằng, việc quy định phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp là cần thiết nhưng đề nghị sửa lại tên Mục 4 là “Phòng thủ dân sự trong trường hợp khẩn cấp” tránh chồng chéo với hoạt động phòng thủ dân sự thông thường. Pháp luật hiện hành chưa quy định phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, nên khi xảy ra tình trạng khẩn cấp thì sẽ kích hoạt các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp; đồng thời cần rà soát tránh nhắc lại nội dung về tình trạng khẩn cấp đã được pháp luật quy định.

Đại biểu tham dự phiên họp
Đại biểu tham dự phiên họp

Một số ý kiến đề nghị tổng kết thực hiện quy định về tình trạng khẩn cấp và xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp trước; bổ sung giải thích cụm từ “tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự”.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ, nếu quy định về phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp cần làm rõ các “khoảng trống” pháp lý của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và các luật khác; chỉnh lý để tránh chồng chéo, trùng lắp; đánh giá thêm về cơ sở, nhất là thực tế việc chống dịch Covid-19 vừa qua cho phù hợp về phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp và nghiên cứu xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp; theo đó việc triển khai các biện pháp để xử lý thảm họa, sự cố cấp độ 4 sẽ áp dụng các quy định của Luật về tình trạng khẩn cấp.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng cho ý kiến về các quy định khác trong dự thảo luật như: biện pháp đặc biệt hỗ trợ ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố cấp độ 4; quy định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và lực lượng phòng thủ dân sự; quỹ phòng thủ dân sự; trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng thủ dân sự…

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật

Phát biểu mở đầu nội dung thảo luận, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Quốc phòng năm 2018 tiếp tục kế thừa và tạo khung pháp lý chung cho hoạt động phòng thủ dân sự được tổ chức triển khai trong thực tiễn. Phòng thủ dân sự là nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và là một trong các nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của phòng thủ quốc gia. Theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc phòng, hiện nay hoạt động này đang thực hiện theo Nghị định số 02 năm 2019 của Chính phủ và các pháp luật có liên quan.

Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội
Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu

Trước tình hình thế giới, khu vực gần đây chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường dưới tác động của nhiều nhân tố đang gia tăng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại to lớn về người và của như đại dịch Covid-19 vừa qua. Hoạt động phòng thủ dân sự tuy đã huy động và sử dụng cơ bản hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm phòng ngừa, cảnh báo, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Nhưng quá trình tổ chức thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, bất cập về thể chế, về năng lực dự báo, cảnh báo rủi ro thiên tai, công tác di dời người dân khi có thảm họa, sự cố, thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân, sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, trang bị phương tiện của lực lượng chuyên trách… nên cần thiết phải xây dựng Luật Phòng thủ dân sự để nghiên cứu, khắc phục các bất cập chế nêu trên, nhằm thể chế đầy đủ quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi.

Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, để bảo đảm chất lượng thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng An ninh đã phối hợp với Ban soạn thảo dự án luật, các cơ quan hữu quan tiến hành khảo sát ở một số địa phương; chủ trì tổ chức tọa đàm và phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức tọa đàm khoa học về dự án luật này. Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng đã tổ chức hội nghị thẩm tra sơ bộ, Bộ Quốc phòng đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, xây dựng báo cáo ý kiến giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu tại hội nghị thẩm tra sơ bộ.

Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ cho ý kiến tập trung những vấn đề lớn:

Thứ nhất, sự cần thiết ban hành luật, những lý do nêu trong tờ trình, quan điểm của cơ quan thẩm tra, những vấn đề cần làm rõ về căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Thứ hai, sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, sự phù hợp với Hiến pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, về hồ sơ dự án luật đã điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến cả về Tờ trình, báo cáo tổng kết đánh giá tác động chính sách bình đẳng giới, dự thảo nghị định và các quy định chi tiết.

Thứ tư, về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Thứ năm, về những nội dung cụ thể trong dự thảo luật liên quan đến: giải thích từ ngữ; quy định các dạng thảm họa, sự cố, đánh giá mức độ rủi ro và phân loại cấp độ thảm họa, sự cố; xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự về tiêu chí phân loại, phân công các bộ, ngành xây dựng tiêu chí; yêu cầu đáp ứng phòng thủ dân sự tại các công trình; quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự; về biện pháp đặc biệt hỗ trợ ứng phó, khắc phục thảm họa sự cố cấp độ 4…

Làm rõ phạm vi điều chỉnh tránh chồng chéo, dàn trải trong hệ thống pháp luật

Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan thảo đã xây dựng hồ sơ dự án Luật Phòng thủ dân sự khá công phu, đầy đủ theo quy định của pháp luật
Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan thảo đã xây dựng hồ sơ dự án Luật Phòng thủ dân sự khá công phu, đầy đủ theo quy định của pháp luật

Cho ý kiến vào các nội dung cụ thể của dự thảo luật, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan thảo đã xây dựng hồ sơ dự án luật khá công phu, đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng tình với cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng thủ dân sự, vừa đảm bảo khung pháp lý, đảm bảo thực tiễn diễn ra trong nhiều năm vừa qua.

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, mặc dù khái niệm phòng thủ dân sự đã được quy định tại Điều 13 Luật Quốc phòng, tuy vẫn cần bổ sung khái niệm này trong dự thảo Luật Phòng thủ dân sự để người dân dễ thực hiện. Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật rất rộng, đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ lưỡng với các luật liên quan như: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Bảo vệ môi trường… tránh tình trạng càng ban hành thêm luật, càng làm cho hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, chồng chéo.

Tờ trình của Chính phủ đề xuất 2 phương án: Phương án 1 quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự; Phương án 2 không quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự. Trong đó, Chính phủ chọn phương án 1 và được thể trong dự thảo luật. Tuy nhiên, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, do lần đầu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho ý kiến vì vậy đề nghị ban soạn thảo trình hai phương án và làm rõ những ưu, nhược điểm của từng phương án, để đại biểu Quốc hội nghiên cứu lựa chọn chính xác hơn.

Về thẩm quyền ban bố tình trạng giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp được quy định tại dự thảo luật, trong đó Điều 22 quy định về 4 cấp độ thảm họa, sự cố; Điều 23 quy định về thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ thảm họa, sự cố. Cho ý kiến về quy định này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Điều 23 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ban bố bãi thảm họa sự cố cấp 1. Tuy nhiên, trong Hiến pháp nêu rõ ở cấp địa phương không được ban bố tình trạng khẩn cấp.

Về thẩm quyền ban bố tình trạng giới nghiêm, dự thảo luật quy định: Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng giới nghiêm ở một huyện trên địa bàn; Chủ tịch huyện ban bố tình trạng nghiêm 1-2 xã trên địa bàn. Tuy nhiên thảm họa, sự cố cấp độ 1, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ban bố và bãi bỏ thảm họa cấp độ 1 nhưng cấp độ 1 có thể lan rộng ra cả huyện, như vậy theo Hiến pháp lại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không có thẩm quyền ban bố giới nghiêm… Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp và thẩm quyền ban bố tình trạng giới nghiêm cho thống nhất, đồng bộ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định khái niệm phòng thủ dân sự xuất hiện lần đầu tại Luật Quốc phòng và Nghị định 02 của Chính phủ. Đây là lĩnh vực mới, chưa rạch ròi, chưa đủ rõ về nội hàm cũng như các quy định đang phân tán, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

Về thuật ngữ phòng thủ dân sự quy định trong Luật Quốc phòng và pháp luật về phòng thủ dân sự vẫn chưa thống nhất. Cụ thể, định nghĩa trong Luật Quốc phòng có nêu: Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Trong khi đó tại Chiến lược về phòng thủ dân sự và Nghị định 02 của Chính phủ lại định nghĩa Phòng thủ dân sự là phòng ngừa, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng ngừa, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố thiên tai, dịch bệnh – không nêu phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ quốc gia. Trong Luật Quốc phòng chỉ nói "phòng, chống" (có thêm "chống") nhưng thiếu "khắc phục hậu quả".

Trong Nghị định 02 của Chính phủ không nói đến "chống", nhưng nói đến "khắc phục hậu quả". Như vậy, trong hai văn bản pháp luật hiện hành có sự không thống nhất về khái niệm, Ban soạn thảo cần rà soát lại đảm bảo đúng chủ trương của Đảng và đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng khẳng định, hệ thống pháp luật chuyên ngành đã quy định về phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố,như: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật đê điều; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Năng lượng nguyên tử; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp… Qua Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho thấy việc xây dựng luật nhằm lấp khoảng trống về phòng thủ dân sự mà luật chuyên ngành chưa có; những luật chuyên ngành đã quy định cụ thể về phòng thủ dân sự sẽ áp dụng theo luật chuyên ngành.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nội dung về phòng thủ dân sự quy định tại hai loại văn bản pháp luật, gồm Luật Phòng thủ dân sự và luật chuyên ngành sẽ không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo làm rõ các quy định liên quan đến thảm họa, sự cố trong các luật chuyên ngành đã có đầy đủ 3 nội hàm về phòng, chống và khắc phục hậu quả hay chưa? Việc phân chia phạm vi điều chỉnh luật như vậy có phù hợp hay không, nếu chưa làm rõ sẽ rất khó cho việc thiết kế luật này.

Về quan điểm xây dựng luật của ban soạn thảo có nêu: đối với tình trạng khẩn cấp liên quan đến dân sự thì quy định trong Luật Phòng thủ dân sự, còn tình trạng khẩn cấp liên quan đến quốc phòng an ninh sẽ quy định trong Pháp lệnh khẩn cấp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, điều này sẽ gây hệ lụy là một lĩnh vực về phòng thì về tình trạng khẩn cấp lại được quy định ở hai văn bản pháp luật. Nếu quy định như vậy sẽ phải nâng pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp thành luật và trên thực tế liệu có phân định rạch ròi tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh và tình trạng khẩn cấp về dân sự; liệu có xảy ra tình trạng phân tán, chồng chéo, dàn trải trong hệ thống pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội cũng gợi ý một số phương án để ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đó là không quy định tình trạng khẩn cấp trong Luật Phòng thủ dân sự mà sẽ nâng Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp lên thành luật; hoặc không nâng Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp lên thành luật mà quy định vào Luật Phòng thủ dân sự… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh ban soạn thảo cần làm rõ phạm vi dự thảo luật, từ đó mới có căn cứ, cơ sở thiết kế các điều khoản cụ thể.

 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị ban soạn thảo rà soát hệ thống luật hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị ban soạn thảo rà soát hệ thống luật hiện hành, đảm bảo sự đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga biết, dự án Luật Phòng thủ dân sự có nội dung liên quan đến 86 văn bản quy phạm pháp luật, gồm Hiến pháp, 47 bộ luật và luật, pháp lệnh, 26 nghị định Chính phủ và 13 quyết định của Thủ tướng. Luật Phòng thủ dân sự được ban hành không thay thế các văn bản này và được áp dụng trong trường hợp các văn bản pháp luật chưa quy định.

Do giao thoa với nhiều luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát toàn diện, kỹ lưỡng các quy định của Luật Phòng thủ dân sự để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Đặc biệt là các nội dung quy định về xác định cấp độ của thảm họa, sự cố, thẩm quyền ban bố, bãi bỏ các cấp độ thảm họa sự cố, tình trạng khẩn cấp, các hoạt động phòng thủ dân sự khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố…

Tại phiên thảo luận, đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và cơ quan soạn thảo luật đã giải trình, tiếp thu ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến phạm vi điều chỉnh dự thảo luật, khái niệm về phòng thủ dân sự, quy định về tình trạng khẩn cấp trong dự thảo luật…

Phát biểu kết luận phiên thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết ban hành luật, đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm và sự cầu thị của cơ quan soạn thảo dự án luật, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan cũng như Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị thẩm tra sơ bộ dự thảo luật.

Các ý kiến tại phiên họp tập trung vào sự thống nhất giữa quy định của dự thảo luật, pháp luật liên quan; giải thích từ ngữ; quy định các dạng thảm họa, sự cố; đánh giá mức độ rủi ro và phân loại cấp độ thảm họa sự cố; xây dựng hệ thống công trình, quy định về phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp…

Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận nội dung thảo luận.
Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận nội dung thảo luận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuẩn bị lại dự án luật, trong đó cần làm rõ hơn các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ban hành luật và phạm vi điều chỉnh, những nội dung kế thừa, phát triển, những nội dung mới so với pháp luật hiện hành, bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phòng, chống và khắc phục thảm họa, sự cố, đặc biệt là Nghị quyết của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự sẽ ban hành trong thời gian gần đây.

Ban soạn thảo cần có báo cáo tổng kết, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện hơn kết quả thi hành pháp luật về phòng thủ dân sự, pháp luật liên quan có quy định về việc phòng thủ dân sự, đánh giá tác động với các chính sách của dự án luật và một số quy định cụ thể dự thảo luật chưa được xem xét.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, làm rõ khái niệm phòng thủ dân sự, tình trạng khẩn cấp, thảm họa, sự cố và các cái khái niệm về phòng thủ dân sự, tình trạng khẩn cấp, thảm họa sự cố và các điểm khác; làm rõ phạm vi điều chỉnh để thống nhất với nội dung dự thảo luật và quy định phòng thủ dân sự tại Điều 13 Luật Quốc phòng, cũng như các quy định của pháp luật khác về phòng thủ dân sự, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật liên quan.

Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, do nội dung dự thảo luật liên quan đến rất nhiều văn bản luật về phòng thủ dân sự, tình trạng khẩn cấp, thảm họa, sự cố, trong đó có văn bản đã có những quy định cụ thể và đang thực hiện. Vì vậy, cần phải tổng kết, đánh giá việc thi hành các luật liên quan; rà soát một cách cụ thể nhất, nhất là khoảng trống mà các pháp luật chưa quy định hoặc quy định khác để thiết kế lại các điều luật; liệt kê, rà soát đầy đủ từng khoảng trống để đưa vào các điều luật một cách cụ thể.

Tiếp tục rà soát để giải thích các từ ngữ trong dự thảo luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ phân định, làm căn cứ để quy định các nội dung có liên quan; xây dựng, đánh giá các tiêu chí phân loại, yêu cầu đáp ứng trong phòng thủ dân sự trong các công trình phòng thủ dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, tránh phát sinh thủ tục, nghĩa vụ và bảo đảm tính khả thi…

Sau phiên họp này, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo Chính phủ huy động lực lượng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chuẩn bị lại sớm dự thảo luật và hồ sơ dự án luật, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ vào phiên họp tháng 9 tới.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội và các cơ quan liên quan thẩm tra dự án luật để báo cáo Ban Thường vụ Quốc hội; phấn đấu trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 tới.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

Ngân hàng sẽ bị xử lý nghiêm nếu không công khai lãi suất cho vay trước 10/4

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10/4. Tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật”, công điện nêu.
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 5/4, Bộ Nội vụ đã gửi công văn trả lời về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra.
Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

Nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối.
Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Rộn ràng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sáng 5/4, Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Văn học nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk".
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoa giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển

Chiều ngày 3/4, tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử Văn hóa và Phát triển.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Quy định mới về tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024; quy chuẩn quốc gia mới về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024.
Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk bổ nhiệm cán bộ

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk trao quyết định bổ nhiệm hàng loạt Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường các huyện trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Công thương: Năm nay và những năm sau sẽ không thiếu điện

Thứ trưởng Bộ Công thương: Năm nay và những năm sau sẽ không thiếu điện

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 29/3.
Hoàn thành công tác thu hồi đất tại các dự án trường học tại phường Định Công, tiến tới đẩy mạnh thi công dự án

Hoàn thành công tác thu hồi đất tại các dự án trường học tại phường Định Công, tiến tới đẩy mạnh thi công dự án

Theo thông tin từ UBND quận Hoàng Mai, 100% các hộ dân nằm trong diện phải GPMB để xây dựng 3 trường học trên địa bàn đã chấp hành việc nhận tiền đề bù, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án. Dự án hiện được đẩy nhanh công tác thi công để sớm bàn giao đưa vào sử dụng.
Thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong trong chuyển đổi số

Thanh niên là lực lượng xung kích, nòng cốt, giương cao ngọn cờ tiên phong trong chuyển đổi số

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Sở Y tế Đắk Lắk vừa công bố quyết định, bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng giáp giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thay cho ông Nguyễn Đại Phong đã nghỉ hưu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiền Giang cần phải tập trung vào “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiền Giang cần phải tập trung vào “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt ấn tượng với việc quy hoạch đã định hướng, ưu tiên phát triển Tiền Giang với "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh."
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại và du lịch tỉnh Vĩnh Long.
Đảm bảo công tác an ninh trật tự trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông

Đảm bảo công tác an ninh trật tự trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông

Đại tá Nguyễn Thanh Liêm- Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông trực tiếp chỉ đạo bảo đảm cho các sự kiện diễn ra thành công, vì đây là điểm tựa vững chắc cho việc quảng bá hình ảnh của tỉnh qua 20 năm xây dựng và phát triển, xứng đáng là điểm đến văn minh, an toàn, thân thiện và đáng sống.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Sáng nay (21/3), kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương quản lý.
Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện - giá trị của sự sẻ chia là giá trị tồn tại mãi mãi

Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện - giá trị của sự sẻ chia là giá trị tồn tại mãi mãi

Nhìn từ bề ngoài, các hoạt động từ thiện có thể là những hành động nhỏ, nhưng sâu bên trong, chúng mang theo một giá trị vô cùng lớn lao, mà không chỉ làm thay đổi cuộc sống của những người nhận được sự giúp đỡ mà còn tạo ra một sự lan tỏa vô tận của lòng nhân ái và hy vọng. Ý nghĩa của các hoạt động từ thiện không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ, mà còn nằm ở việc tạo ra một cộng đồng đoàn kết và phát triển, nơi mà giá trị của sự sẻ chia tồn tại mãi mãi.
Chính phủ yêu cầu giám sát chặt chẽ thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu giám sát chặt chẽ thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay

Sáng 18/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sau đại án "chuyến bay giải cứu"

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng sau đại án "chuyến bay giải cứu"

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định vụ án "chuyến bay giải cứu" vừa xảy ra là sự việc rất đau xót đối với ngành ngoại giao có truyền thống gần 80 năm cũng như với các cá nhân, gia đình có vi phạm.
Khen thưởng Công an Đắk Nông bắt 2 kẻ trộm vàng hơn 4 tỷ đồng

Khen thưởng Công an Đắk Nông bắt 2 kẻ trộm vàng hơn 4 tỷ đồng

Công an tỉnh Đắk Nông được khen thưởng với thành tích bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ trộm cắp tài sản hơn 4 tỷ đồng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử

Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.
Đại biểu tranh luận bộ trưởng về giá máy bay dù tăng nhưng các hãng bay vẫn lỗ

Đại biểu tranh luận bộ trưởng về giá máy bay dù tăng nhưng các hãng bay vẫn lỗ

Trong phiên họp sáng nay 18/3, nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính vì sao giá vé máy bay thời gian qua tăng cao.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Để kiểm soát giá vàng cần triển khai một loạt giải pháp

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Để kiểm soát giá vàng cần triển khai một loạt giải pháp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, về giá vàng, ngoại tệ tăng cao thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước không thuộc Bộ Tài chính. Nhưng theo ý kiến cá nhân ông cần triển khai một loạt giải pháp như vàng liên quan đến cung cầu, xuất nhập khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động