Giám sát trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề nổi bật của ngành năng lượng

Sáng 24/9, tiếp tục chương trình Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.
Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tầm nhìn năm 2045 Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về phát triển năng lượng Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch, đề cương giám sát của Đoàn giám sát của UBTVQH về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.
Toàn cảnh Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch, đề cương giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho biết, về quá trình chuẩn bị, thực hiện Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 ngày 04/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. năm 2023, Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Trưởng đoàn giám sát đã quyết định thành lập tổ giúp việc; đồng thời chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và tổ giúp việc của Quốc hội chủ động tổ chức thu thập, nghiên cứu thông tin, tài liệu và làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học và một số cơ quan có liên quan.

Đoàn giám sát đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan liên quan, đồng thời tổ chức Phiên họp lần thứ nhất, Tổ giúp việc đã tiếp thu, hoàn chỉnh các tài liệu báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, dự thảo kế hoạch và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát đã được báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Về mục đích của Đoàn giám sát nhằm đánh giá khách quan, trung thực, toàn diện việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021. Phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý những tồn tại, hạn chế nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có). Đồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn tiếp theo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi

Nội dung giám sát tập trung vào việc ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng (trọng tâm là các Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Dầu khí, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Khoáng sản; Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan).

Giám sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021, bao gồm: Cung cầu và an ninh năng lượng; Quy hoạch tổng thể và quy hoạch các phân ngành năng lượng; Bảo vệ môi trường, giảm phát thải; Khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng; Quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; Một số nội dung khác, như vấn đề hợp tác quốc tế; xã hội; quốc phòng, an ninh liên quan đến phát triển năng lượng; một số dự án năng lượng chậm tiến độ, gặp khó khăn, vướng mắc.

Về yêu cầu giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho biết, hoạt động giám sát sẽ bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng. Thực hiện đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

Giám sát trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề nổi bật của ngành năng lượng

Tích cực, chủ động đổi mới cách thức, phương pháp triển khai, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, lựa chọn các vấn đề có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; đảm bảo tính kế thừa kết quả thực hiện của các cơ quan liên quan. Lựa chọn các hình thức giám sát phù hợp; xác định cụ thể Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương để thực hiện giám sát chuyên sâu bảo đảm mục đích yêu cầu giám sát. Phân công, phối hợp, triển khai thực hiện khoa học, chặt chẽ, tránh chồng chéo, phô trương, hình thức, gây lãng phí, tốn kém.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan, UBND cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian giám sát từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2021, trong đó lưu ý đến những nội dung có tính kế thừa, liên quan trong giai đoạn trước hoặc sau khung thời gian nêu trên….

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021” xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. về: nội dung đối tượng, phạm vi giám sát; về phương thức hoạt động của Đoàn giám sát để đảm bảo hiệu quả, chất lượng thực chất của hoạt động giám sát, tránh chồng chéo, lãng phí, gây phiền hà cho địa phương, cơ sở, trong đó có việc tổ chức nghiên cứu, kế thừa tối đa các báo cáo của các cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan, đặc biệt là kết quả thực hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; về việc tổ chức ba đoàn công tác giám sát trực tiếp hoặc cử các tổ khảo sát tại các địa phương có những nội dung nổi bật trong phát triển năng lượng có một số công trình trọng điểm năng lượng và về tiến độ thực hiện.

Giám sát tổng thể các ngành năng lượng để đảm bảo tính toàn diện

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh góp ý tại Phiên họp.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh góp ý tại Phiên họp.

Góp ý về Dự thảo Kế hoạch và Đề cương chi tiết của Đoàn giám sát, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh đề nghị bổ sung vào Đề cương báo cáo giám sát về đánh giá các văn bản, vướng mắc trong việc thực hiện phát triển năng lượng; bổ sung nội dung về các giải pháp bảo vệ môi trường khi các cái nhà máy năng lượng dừng hoạt động. Lãnh đạo Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị bổ sung vào Đề cương báo cáo giám sát về công tác chỉ đạo việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển đối với các tập đoàn, tổng công ty trong ngành năng lượng.

Về đối tượng chịu giám sát, cân nhắc bổ sung đánh giá việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công thương đối với phát triển năng lượng; đánh giá việc ban hành các văn bản của các tập đoàn, tổng công ty đã tháo gỡ trong cái quá trình thực hiện chính sách phát triển năng lượng như thế nào trong bối cảnh nhu cầu về điện tăng cao…

Giám sát trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề nổi bật của ngành năng lượng
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đồng tình với nhiều nội dung cơ bản Đoàn giám sát nêu và góp ý một số vấn để liên quan đến sự cân đối hài hòa giữa các ngành tiến hành giám sát. Bởi đây là chuyên đề giám sát rộng, nhưng trong nội dung, pham vi, đối tượng giám sát tập trung nhiều về ngành điện. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, đối với ngành điện chỉ nên tập trung vào một số vấn đề giám sát đang được dư luận rất quan tâm. Ví dụ năng lượng tái tạo phát triển vượt công suất trong Quy hoạch điện 7; tình trạng đầu tư ồ ạt vào điện mặt trời, điện gió dẫn tới thừa thiếu cục bộ, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng quốc gia.

Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Đoàn giám sát cũng cần xem xét chính sách về xuất nhập khẩu và chiến lược đầu tư nâng cao năng lực của các ngành năng lượng của Việt Nam, trong đó ngành than hiện đang có nhiều khó khăn, bất cập.

Đồng tình với ý kiến tại phiên họp, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, vấn đề năng lượng rất rộng, cần xem xét, cân đối giám sát tổng thể các ngành năng lượng để đảm bảo tính toàn diện. Đề nghị, chuyên đề giám sát nên tập trung vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có giá năng lượng - đây là vấn đề có tính nền tảng và được xã hội, Nhân dân rất quan tâm. Việc giám sát cũng cần tập trung vào trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển các năng lượng tái tạo, năng lượng mới và gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững và các cam kết trung hòa phát thải khí nhà kính vào năm 2050.

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, thành viên Đoàn Giám sát nhấn mạnh đến 3 nội dung cơ bản của Đoàn giám sát cần hoàn thành, đó là: đảm bảo an ninh năng lượng; phát triển bền vững của ngành năng lượng và bảo đảm góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung. Để hoạt động giám sát hiệu quả, theo Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cần phân tích cái cũ, nhận định thực sự khoa học, trong đó làm rõ vì sao thời gian vừa qua bị phá vỡ quy hoạch điện, sắp tới có tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo hay không, phát triển ở mức như thế nào?...

Giám sát cần tập trung vào việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật của Nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, mục tiêu cuối cùng của giám sát của Quốc hội là gắn với trách nhiệm giải trình của các tổ chức, các cấp, các ngành liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, mục tiêu cuối cùng của giám sát của Quốc hội là gắn với trách nhiệm giải trình của các tổ chức, các cấp, các ngành liên quan.

Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với các ý kiến phát biểu tại phiên họp, các ý kiến góp ý sâu sắc, đề nghị Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu bổ sung trong Đề cương giám sát và quá trình tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Đoàn giám sát xác định rõ hơn mục đích, căn cứ, phạm vi thực hiện chuyên đề giám sát này. Hiện có nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, nhưng giám sát của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. cần tập trung đánh giá việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nghị định, thông tư, kế hoạch, quyết định…) để triển khai các luật; giám sát việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, kết quả, tồn tại, hạn chế như thế nào?

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, mục tiêu cuối cùng của giám sát của Quốc hội là gắn với trách nhiệm giải trình của các tổ chức, các cấp, các ngành liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Việc giám sát cần xác định vấn đề trọng tâm, trọng điểm, trong đó có vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, có xảy ra tình trạng thiếu điện trong thời gian tới, đảm bảo an ninh năng lượng trong điều kiện hiện nay như thế nào. Giám sát tập trung vào vấn đề chuyển đổi năng lượng, gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch điện, trong đó quy hoạch điện 7 điều chỉnh, quy hoạch điện 8… Bên cạnh đó, tập trung giám sát các chính sách phát triển năng lượng, chính sách tiết kiệm năng lượng, các chính sách liên quan đến khuyến khích, thu hút đầu tư, chính sách liên quan đến huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực, việc thu hút FDI, các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, …

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý hoạt động giám sát cần tránh chồng chéo, trùng lặp. Đoàn giám sát cần khai thác kết quả của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Kiểm toán, kết quả giám sát của Ban Kinh tế Trung ương và những chuyên đề giám sát trước đây mà Ủy ban Kinh tế đã triển khai…. sử dụng kết quả đã có phân tích, đánh giá để đạt được mục tiêu của cuộc giám sát này.

Giám sát trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề nổi bật của ngành năng lượng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nội dung thảo luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nội dung thảo luận.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội., của các cơ quan để hoàn thiện Kế hoạch, Báo cáo, Hồ sơ giám sát, lưu ý tiếp thu đầy đủ ý kiến của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong đó tập trung vào một số vấn đề:

Thứ nhất, xác định rõ phạm vi, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm của cuộc giám sát, hoàn thiện kế hoạch chi tiết để công báo cáo lựa chọn đối tượng giám sát. Tổ chức khảo sát làm việc, triển khai giám sát, bố trí lực lượng làm việc các Bộ, ngành trọng điểm, địa phương phù hợp, không hình thức, bảo đảm hiệu quả và ảnh hưởng ít nhất hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương. Huy động Hội đồng nhân dân các địa phương phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát tại địa phương, khuyến khích nhưng không bắt buộc Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện giám sát và có báo cáo giám sát riêng. Lưu ý điều phối tránh nhiều đoàn giám sát trong cùng một địa phương.

Thứ hai, lưu ý một số nội dung lớn cần làm rõ của giám sát đó là rà soát, đánh giá và có ý kiến cụ thể về việc triển khai các căn cứ để phát triển năng lượng. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước và các luật, các nghị quyết Quốc hội, nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội. có liên quan về phát triển năng lượng; ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng.

Các Bộ, ngành, địa phương xác định cụ thể nguyên nhân và trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân đối với kết quả đạt được và bất cập, hạn chế. Đánh giá tổng thể việc ban hành chính sách, thực hiện chính sách và có ý kiến đề nghị cụ thể hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện. Lưu ý đánh giá các kiến nghị và giải pháp cụ thể về tổ chức quản lý nhà nước, phân công phân nhiệm về quản lý năng lượng cho phù hợp.

Thứ ba, nội dung và phạm vi giám sát rất rộng, nhiều nội dung chuyên sâu do đó cần tiếp tục xem xét, rà soát đảm bảo tiếp cận theo các nhóm vấn đề lớn, nổi bật của ngành năng lượng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Nghiên cứu kỹ để sử dụng các kết quả của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và của các chuyên đề giám sát của các cơ quan của Quốc hội cho các hoạt động giám sát. Đoàn giám sát lựa chọn một số nội dung quan trọng để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo, chuyên gia, hội thảo khoa học để làm rõ thêm một số vấn đề.

Thứ tư, tiếp tục rà soát phù hợp của các địa phương, báo cáo tương ứng với các đối tượng giám sát. Do đặc thù việc quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng nên ngoài những vấn đề chung, nội dung yêu cầu Bộ, ngành, địa phương báo cáo phải tách biệt rõ ràng những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành, địa phương.

Thứ năm, tập trung nghiên cứu, đánh giá, có kiến nghị chính sách về chuyển đổi năng lượng, về cơ chế đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường năng lượng, giá cả thị trường năng lượng, cơ chế dự phòng, dự trữ năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, an toàn năng lượng và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả năng lượng. Những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh năng lượng và các cam kết quốc tế hiện nay về vấn đề năng lượng trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh năng lượng bền vững, phù hợp với tỉnh hình thực tiễn Việt Nam.

Thứ sáu, theo kế hoạch, Đoàn giám sát sẽ báo cáo kết quả giám sát và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề tại phiên họp tháng 9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.; đề nghị rà soát lại toàn bộ mốc thời gian kế hoạch và để đảm bảo tương thích, phù hợp và kịp tiến độ…

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Sáng 16.5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền Thủ tướng, trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 với kết quả thu vượt dự toán và nêu rõ các tồn tại cần khắc phục.
Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 16/5 đã mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, khi Việt Nam và Thái Lan chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Sáng 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra từ ngày 15 - 16/5.
Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò lịch sử và tầm nhìn chiến lược đối với khu vực kinh tế tư nhân – không chỉ là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia” mà còn là lực lượng tiên phong trong kiến tạo thương hiệu quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tối 15/5, tại Nghệ An, Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 đã chính thức khai mạc trong không khí trang trọng, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Nhân dịp này, công trình tượng “Bác Hồ về thăm quê” cũng được khánh thành, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, khóa XV với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An vào sáng 15/5, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu sâu sắc, tâm huyết, gợi mở nhiều định hướng phát triển cho tỉnh. Báo Nghệ An lược ghi phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Trưa 15/5, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra trong hai ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 34.000 vụ vi phạm đã bị phát hiện, gần 4.900 tỷ đồng được thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình vẫn rất phức tạp, cần hành động quyết liệt và đồng bộ để tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan chủ động tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Cùng với đó là nhiều nhiệm vụ trọng tâm về quốc phòng, an ninh được giao nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Chiều 12/5, tại huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức chương trình đi thực tế và hội nghị cung cấp thông tin cho đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương về kết quả triển khai các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 nhằm thu hẹp khoảng cách thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới, phục vụ kiện toàn nhân sự cấp cao một cách đồng bộ và liên thông.
Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Những chủ trương đột phá mang tính lịch sử từ Nghị quyết số 68-NQ/TW là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt phát triển sản phẩm thiên nhiên bền vững, nâng tầm thương hiệu từ giá trị bản địa.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc. Với tinh thần quyết liệt, thần tốc và nhân văn, chương trình hướng đến mục tiêu hoàn thành toàn quốc trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Chiều 10/5 (giờ địa phương), ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Thường trực Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chủ trì xây dựng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo khẩn trương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù, khả thi tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 10/5 (giờ địa phương), tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo ra bước đột phá thể chế thứ ba cho khu vực kinh tế tư nhân, sau hai cột mốc quan trọng: giai đoạn 1988–1990 và Luật Doanh nghiệp 1999–2000. Với tư duy đổi mới mạnh mẽ, Nghị quyết hướng tới xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, tăng cường bảo vệ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng thể chế cạnh tranh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2045.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đúng 10h sáng 9/5 (giờ Moskva), tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội, tại Quảng trường Đỏ – trái tim của thủ đô Moskva, Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2025). Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nga và tham dự sự kiện trọng đại này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Chủ trì phiên họp sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương bố trí kinh phí, không để chậm chi trả chế độ cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Đến nay, đề án đã hoàn tất, dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và tinh giản hơn 248.000 biên chế.
Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Không còn công chức suốt đời: Đề xuất “có vào, có ra” trong Luật sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được thiết kế theo hướng “có vào, có ra”, tiến tới xóa bỏ biên chế suốt đời. Ngạch công chức vẫn được giữ trong vị trí việc làm nhằm phục vụ cho cải cách tiền lương và quản lý công chức hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá

Trước biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 59/CĐ-TTg (ngày 8/5/2025), yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai giải pháp bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Thủ tướng nhấn mạnh cần chủ động thu mua tạm trữ nông sản có nguy cơ rớt giá, ổn định thị trường, bảo vệ thu nhập người dân.
Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Giữ thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa: Nhu cầu thiết yếu có bị "xa xỉ hóa"?

Sáng 9/5, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, với nội dung thảo luận xoay quanh các dự án luật quan trọng như Luật Quy hoạch, Luật Doanh nghiệp và đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến về các mặt hàng chịu thuế, trong đó nổi bật là các đề xuất liên quan đến xăng, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia và nước giải khát có đường.
Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma”

Ngày 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, tập trung siết chặt quản lý các hành vi góp vốn ảo, kê khai khống vốn điều lệ và thành lập doanh nghiệp ma.
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh

Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên toàn tỉnh

Sáng 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho toàn dân, hướng tới xây dựng công dân số toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số.
Một trường trung học phổ thông ở Thanh Hoá có 46 học sinh được kết nạp Đảng

Một trường trung học phổ thông ở Thanh Hoá có 46 học sinh được kết nạp Đảng

Ngày 7/5, Đảng uỷ UBND tỉnh thanh Hóa cho biết Ban Thường vụ Đảng Uỷ UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định chuẩn y kết nạp 87 quần chúng ưu tú vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động