Hiện nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg; OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg.
Đài thơm 8 6.800 – 6.900 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.200 đồng/kg; OM 18 6.700 - 7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng không có biến động. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.300 – 9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 – 10.200 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm,giá chững lại và có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.600 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái hôm nay nguồn lúa về ổn định, các kho mua đều. Thị trường lúa khá ổn định, nhu cầu hỏi mua chậm do giá lúa chuẩn bị cắt cao. Phần lớn lúa đã được cọc trước. Nông dân chào bán nếp tươi gần ngày cắt và nếp thành phẩm nhích nhẹ, tuy nhiên giao dịch chậm.
Giao dịch mua bán gạo Om 18 trầm lắng, nhà máy chủ động chào bán cho kho giá sụt nhẹ, lúa Om 18 duy trì mức ổn định. Gạo thành phẩm Om 5451 tùy chất lượng, nhà máy chào bán nhiều, mức giá tăng lên khoảng 10.600 – 10.700 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu chững lại và có xu hướng đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 433 USD/tấn.
Theo các doanh nghiệp, nhu cầu thu mua gạo đang tăng mạnh ở các nước châu Á trong giai đoạn nửa cuối năm 2022. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu tạo nên nhiều hình thái thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhiều nước. Điển hình như, chính phủ Indonesia đã đồng ý về việc khẩn trương nhập khẩu 200.000 tấn gạo trong thời gian còn lại của tháng 12/2022. Đây là một phần trong kế hoạch nhập khẩu đến 500.000 tấn gạo của chính phủ nước này để đảm bảo nguồn cung và dự trữ lương thực nhằm đối phó với lạm phát.
Bên cạnh Indonesia, chính phủ Bangladesh cũng mở thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hạn chót nhận hồ sơ chào giá là ngày 21/12.