Giá heo hơi quay đầu giảm dù Tết đã cận kề Giá heo hơi giằng co ở ngưỡng 69.000 đồng/kg Giá heo hơi sẽ không tăng đột biến trong dịp Tết? |
Giá heo hơi đồng loạt lặng sóng trong ngày nghỉ Tết đầu tiên. |
Sau khi hạ một giá tại Hà Nội, Bắc Giang và mất mốc 69.000 đồng/kg tại phiên sáng ngày 24/1, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc hôm nay duy trì đi ngang.
Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg. Trong đó, mức 67.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình.
Heo hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng đồng loạt chững giá sau khi giảm tại nhiều tỉnh, thành phố trong sáng ngày hôm trước.
Theo đó, giá heo hơi tại miền Trung đang dao động từ 66.000 - 68.000 đồng/kg, với mức cao nhất là 68.000 đồng/kg xuất hiện tại các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Cùng đi ngang theo xu hướng chung, thị trường heo hơi phía Nam hôm nay giữ giao dịch trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg.
Cụ thể, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau là những tỉnh có giá heo hơi đạt 69.000 đồng/kg, cao nhất cả nước.
Giá heo hơi giảm và nguồn cung tăng mạnh
Tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, từ khâu giết mổ đến tiêu thụ, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. |
Trước tình hình giá heo hơi giảm và nguồn cung tăng mạnh, các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Tăng cường lực lượng tại các cửa khẩu, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh để ngăn chặn tình trạng nhập lậu heo.
Tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, từ khâu giết mổ đến tiêu thụ, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ giá heo hơi để đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi, đặc biệt trong bối cảnh áp lực từ giá đầu vào gia tăng.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, qua công tác nắm bắt tình hình, dịp cận Tết, trung bình mỗi đêm có từ 6.000 - 7.000 con heo từ Campuchia nhập lậu vào Việt Nam thông qua một số cửa khẩu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và biên giới Tây Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ đề xuất các biện pháp xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh trong công tác quản lý. Tình trạng buôn lậu gia tăng, không chỉ ảnh hưởng đến thị trường mà còn gây ra những hệ lụy về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, vì vậy việc kiểm soát về an toàn thực phẩm càng cần được chú trọng. Nếu các cơ quan chức năng không có những biện pháp xử lý triệt để, tình trạng này có thể tiếp diễn hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn.