Giá cà phê tăng trở lại bất chấp nguồn cung phục hồi sau 2 năm thiếu hụt Giá cà phê mất 14.000 đồng/kg trong tháng 10/2024, đâu là nguyên nhân? Giá cà phê vụ mới sẽ diễn biến thế nào? |
Giá cà phê trong nước giảm liên tiếp. |
Cụ thể, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được đại lý thu mua ở mức cao nhất là 106.500 đồng/kg, giảm lần lượt là 3.500 đồng/kg và 3.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tuần qua giảm 3.400 đồng/kg, xuống còn 106.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê cũng giảm 3.400 đồng/kg và đang được giao dịch ở mức 106.000 đồng/kg, thấp nhất trên thị trường.
giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 3/11/2024 lúc 4h30 giảm ở mức 4.075 - 4.279 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.279 USD/tấn (giảm 90 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.208USD/tấn (giảm 73 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4.150 USD/tấn giảm 66 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4.075 USD/tấn (giảm 70 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 3/11/2024 giảm, mức giảm từ 239.20- 242.95 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 242.95 cent/lb (giảm 1.20%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 242.40 cent/lb giảm 1.26%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 241.35 cent/lb (giảm 1.27%) và kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 239.20 cent/lb (giảm 1.22%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 3/11/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 297.30 USD/tấn (tăng 0.25%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 295.55 USD/tấn (giảm 1.04%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 295.05 USD/tấn (giảm 1.37%) và giao hàng tháng 7/2025 là 292.10 USD/tấn (giảm 1.32%).
Đắk Lắk bước vào vụ thu hoạch mới với tâm thế vừa mừng, vừa lo
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 3.792 USD/tấn. |
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), trong niên vụ 2023 - 2024, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 3.792 USD/tấn. Trong số 10 thị trường lớn nhất, có tới 5 nước châu Âu, tất cả đều có giá nhập khẩu dưới 4.000 USD/tấn, trong khi 4 nước châu Á có giá trên 4.000 USD/tấn.
Cụ thể, 5 nước châu Âu gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga và Hà Lan đều có giá nhập khẩu dưới 4.000 USD/tấn. Đức đứng đầu về lượng nhập khẩu, với 179.000 tấn và trị giá 607 triệu USD, nhưng giá bình quân chỉ là 3.392 USD/tấn. Ý đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu nhưng lại có đơn giá thấp nhất, chỉ 3.262 USD/tấn. Trong khi đó, Tây Ban Nha, với giá 3.915 USD/tấn, là nước có giá nhập cà phê Việt Nam cao nhất tại châu Âu.
Ngược lại, các nước châu Á đang trở thành những nhà nhập khẩu hàng đầu cà phê Việt Nam, với Philippines là thị trường có giá bình quân cao nhất là 4.424 USD/tấn. Nhật Bản, đứng thứ ba thế giới về lượng nhập khẩu, cũng có giá bình quân cao hơn các nước châu Âu, đạt 3.866 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do châu Âu chủ yếu nhập cà phê nhân để chế biến, trong khi các nước châu Á còn nhập cả sản phẩm chế biến và cà phê hòa tan, từ đó làm tăng giá trị gia tăng và giá bán bình quân cao hơn.
Theo Báo Đắk Lắk, với mức giá tăng gần gấp đôi so với thời điểm năm ngoái, Đắk Lắk bước vào vụ thu hoạch mới với tâm thế vừa mừng, vừa lo. Mừng vì giá cao nhưng nhiều lo ngại về vấn đề an ninh mùa vụ và chất lượng cà phê.
Thời điểm này, vườn cà phê của bà Dương Thị Hương (xã Cư Suê, huyện Cư M’gar) đã bắt đầu hái bói, khoảng 1 tháng nữa mới thu hoạch chính. Với diện tích 7 sào, năm nay gia đình dự tính thu về khoảng 6 tấn cà phê tươi, so với mọi năm, năng suất vườn cà phê sụt giảm mạnh.
Tuy năng suất không đạt như kỳ vọng, nhưng giá cà phê tăng cao đang mang lại niềm vui cho người trồng. “Hiện nay giá cà phê nhân trên thị trường đang dao động ở mức 110.000 - 111.000 đồng/kg. Nếu mức giá này được giữ vững, người trồng cà phê có thể bù đắp chi phí đầu tư cho những năm trước khi giá xuống thấp”, bà Hương bộc bạch.
Tương tự, gia đình ông Trần Ngọc Cường (xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar), với diện tích 2 sào cũng đang tất bật thu hái những cây cà phê chín bói. Ông Cường cho biết, những ngày gần đây, trên địa bàn thường xuyên có mưa khiến lượng cà phê chín sớm rụng đáng kể. Gia đình ông tranh thủ những ngày nắng ráo để nhặt số cà phê chín sớm nhằm bảo đảm chất lượng khi bán cho thương lái.
Tại xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin), mặc dù vụ thu hoạch cà phê năm nay chưa chính thức bắt đầu nhưng gia đình bà Trần Thị Lay (ở thôn 12) đang khẩn trương dựng lều để canh giữ, trông coi vườn nhằm hạn chế tình trạng mất trộm.
Theo bà Lay, giá nông sản tăng cao khiến nhiều người nảy sinh lòng tham, đặc biệt khi vụ cà phê năm nay đang đến rất gần, là thời điểm mà các đối tượng xấu có thể lợi dụng sơ hở để trộm cắp. Do đó, để bảo vệ vườn cây trong mùa thu hoạch, gia đình bà luôn cảnh giác và phối hợp với hàng xóm để tuần tra thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
Tổng diện tích cà phê của xã Ea Ktur hơn 3.220 ha. Công an xã Ea Ktur đang xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì an ninh trật tự (ANTT) cho vụ thu hoạch cà phê năm nay.
Trong đó, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ tài sản cho nhân dân thông qua hệ thống loa phát thanh cơ sở và các nền tảng mạng xã hội zalo, facebook…
Qua đó, giúp người dân nâng cao cảnh giác trước những phương thức và thủ đoạn của các đối tượng xấu.
Giá cà phê bật tăng ngày cuối tuần, thị trường niên vụ mới vẫn khó dự đoán |
Nhận diện các yếu tố tác động đến giá cà phê trong tuần tới |
Nhận diện nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 4 tuần liên tiếp |