Cập nhật giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không có biến động, 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Thép Việt Ý giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với thép cuộn CB240 ở mức 17.220 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.730 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức ổn định giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.120 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.780 đồng/kg.
Cập nhật giá sắt thép hôm nay 7/6/2022: Quay đầu giảm trên sàn Thượng Hải |
Thép VAS, 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 16.970 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Việt Nhật với dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 17.170 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.370 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 17.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Cập nhật giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát duy trì giá bán 3 ngày liên tiếp, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.200 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt có mức giá 17.370 và 17.780 đồng/kg.
Thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 17.270 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.320 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.060 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 18.270 đồng/kg.
Cập nhật giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán sau khi giảm mạnh vào 1/6, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.710 đồng/kg.
Thép Pomina không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.220 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.970 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 17.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Cập nhật giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 7/6 giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 15 nhân dân tệ xuống mức 4.759 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).
Số liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) được hãng thông tấn Fars công bố hôm Chủ Nhật (5/6) cho thấy, tổng sản lượng thép tại các nhà máy của Iran trong tháng 4 đã đạt 2,2 triệu tấn, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô của Iran đạt 9,1 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Iran hiện vẫn là nhà sản xuất thép lớn thứ 10 trên thế giới. Xếp sau là Brazil với sản lượng 2,9 triệu tấn trong tháng 4 và 11,6 triệu tấn trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4.
Sản lượng thép thô toàn cầu tiếp tục giảm trong tháng 4 do nhà cung cấp lớn nhất Trung Quốc xuất xưởng 92,8 triệu tấn, giảm 5,2% so với cùng tháng năm ngoái.
Các số liệu cho thấy, các nhà sản xuất lớn khác, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Đức cũng đã báo cáo sản lượng thép giảm trong tháng 4. Trong khi đó, nhà cung cấp lớn thứ hai là Ấn Độ, cùng với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sản lượng gia tăng.
Iran đã báo cáo xuất khẩu thép tăng trong năm dương lịch trước (kết thúc vào tháng 3/2022). Số liệu của chính phủ cho thấy các lô hàng đã tăng gần 20% so với năm trước.
Việt Nam nhập khẩu ít thép hơn 5 tháng đầu năm
Việt Nam đã chi hơn 5.4 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu hơn 5.1 triệu tấn thép và sắt trong năm tháng đầu năm nay, tăng 17.1% về giá trị và giảm 14.3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy hôm thứ Hai.
Chỉ trong tháng 5, quốc gia Đông Nam Á này đã nhập khẩu khoảng 1.1 triệu tấn thép và các sản phẩm từ sắt, trị giá khoảng 1.3 tỷ USD, tăng 20.6% về lượng và 38.2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo hiệp hội.
Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết các nhà cung cấp thép và sắt lớn nhất của nước này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, Việt Nam đã chi 11.5 tỷ USD nhập khẩu hơn 12.3 triệu tấn thép và sắt, giảm 7.1% về lượng nhưng tăng 42.6% về giá trị so với năm 2020, theo Tổng cục Thống kê.
Trong khi đó, quốc gia này đã thu về hơn 11.7 tỷ đô la từ xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn thép và các sản phẩm sắt trong năm ngoái, tăng 131.9% về lượng và tăng 223.4% về giá trị so với năm 2020, văn phòng cho biết.
Tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát tháng 5 hồi phục 31%
Tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát tiêu thụ 393.000 tấn thép xây dựng, tăng 32% so với mức thấp của tháng trước.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa cho biết lượng thép thô sản xuất trong tháng 5 đạt 780.000 tấn, tăng 16% so với cùng kỳ 2021. Tổng lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 660.000 tấn, tăng 10%.
Riêng bán hàng thép xây dựng đạt 393.000 tấn, tăng 32% so với tháng trước và tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Biểu đồ bên dưới cho thấy: Trước khi hồi phục trong tháng 5, tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát đã giảm sâu trong tháng 4, nguyên nhân là các đại lý vẫn còn tồn kho nhiều.
Trong tháng vừa qua, hoạt động xuất khẩu thép xây dựng đạt 167.000 tấn, gấp hơn hai lần so với cùng kỳ và đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của tập đoàn. Ngoài thép thành phẩm, Hòa Phát cũng cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 63.000 tấn phôi thép.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 3,6 triệu tấn thép thô, tăng 10% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng và HRC đạt 3,4 triệu tấn, tăng 5%.
Thép xây dựng đóng góp 2 triệu tấn, tăng 26% so với 5 tháng đầu 2021. Trong số này có 631.000 tấn xuất khẩu, gấp hơn hai lần cùng kỳ. Tiêu thụ HRC ghi nhận 1,2 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, Hòa Phát còn bán ra trên 300.000 tấn ống thép, 152.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường trong và ngoài nước.