Cập nhật giá cao su hôm nay 9/12: Sàn châu Á quay đầu giảm Cập nhật giá cao su hôm nay 8/12: Tiếp tục trượt dốc Cập nhật giá cao su hôm nay 7/12: Giảm mạnh phiên đầu tuần |
Giá cao su thế giới
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kì hạn tháng 12/2020 giao dịch lên ngưỡng 249,8 yen/kg sau khi tăng 0,84% (tương đương 2,1 yen/kg) so với hôm qua.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 1/2021 đạt mức 14.225 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,70% (tương đương 345 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
![]() |
Cập nhật giá cao su hôm nay 10/12: Trái chiều giữa các sàn |
Giá cao su sàn Osaka đã tăng trở lại sau khi giảm 4 phiên liên tiếp từ cuối tuần trước đến hôm qua.
Các yếu tố như điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở các quốc gia sản xuất lớn và sự gia tăng tiêu thụ găng tay cao su do đại dịch COVID-19 đã khiến giá cao su tiếp đà tăng mạnh. Dịch bệnh COVID-19 dã quay trở lại các quốc gia Châu Á như Malaysia, Hồng Kông cũng gây nhiều hoang mang cho thị trường.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp, chủ yếu ở các ngành sản xuất máy móc và ô tô, cho thấy nền kinh tế đang phục hồi sau nhưng thiệt hại do đại dịch gây ra.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc khiến năng lực tiêu dùng cải thiện và nhu cầu sản xuất lốp xe tăng cao cũng đã ảnh hưởng đến giá cao su trên thị trường.
Không những thế, nhu cầu ở các lĩnh vực khác cũng ngày càng đi lên do sự mở cửa của các ngành công nghiệp, tạo ra nhiều hoạt động kinh doanh hơn cho người trồng cao su.
Ở một diễn biến khác, thời tiết xấu cũng là một trong những nguyên nhân đang ảnh hưởng đến nguồn cung mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ. Việc thiếu hụt nhân công trong các vụ thu hoạch sắp tới cũng là bài toán khó khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp.
Tại Bangladesh nhờ vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi, cây cao su được trồng chủ yếu ở Naikhongchhari upazila và Bandarban Sadar upazila, theo Dhaka Tribune.
Cao su không chỉ được bán ở thị trường địa phương mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Việc giá cao su giảm mạnh đã khiến cả người lao động và chủ doanh nghiệp tại Bangladesh lâm vào cảnh khốn đốn.
Nguyên nhân là do sự gia tăng của mặt hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, Myanmar và các nước khác. Hiện tại, có ít nhất 10.000 công nhân ở Naikhongchhari upazila và Bandarban Sadar upazila đang sống với nguy cơ mất việc cao.
Trước khi rớt giá trong hai năm qua, mỗi kg cao su đã được bán ở mức 250 - 380 taka. Trong khi đó, giá cao su hiện tại đã giảm xuống ít nhất là 135 - 140 taka.
Ông Shah Sirajul Islam, Tổng thư kí Hiệp hội phúc lợi của chủ sở hữu vườn cao su Bandarban, đã kêu gọi sự quan tâm khẩn cấp của chính phủ để cứu các doanh nghiệp cao su trong bối cảnh hiện nay.
Giá cao su trong nước
Tại thị trường trong nước, trong tháng 11/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước biến động mạnh, giá giảm trong 10 ngày đầu tháng, sau đó có xu hướng tăng trở lại, nhưng so với cuối tháng 10/2020 giá vẫn giảm.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2020 đạt 200.000 tấn, trị giá 303 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 10/2020.
So với tháng 11/2019 tăng 0,7% về lượng và tăng 15,8% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân tăng 15% so với cùng kì năm 2019 lên mức 1.513 USD/tấn.