76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa

TH&SP So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).

Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen - một công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản phẩm có nguồn gốc địa phương và công nghệ.

Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đáng chú ý, người tiêu dùng Việt cho biết họ quan tâm vấn đề sức khỏe và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới và đồng thời sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác.

sg

76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa

Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

Đây là một trong những mong muốn mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình Phục Hồi theo nghiên cứu về các viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19 của Nielsen. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.

Cũng theo nghiên cứu, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý I/2020, gần một nửa người tiêu dùng Việt xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số 1, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất, đồng thời có chứa chất dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn. Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

“Dịch bệnh Covid-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc", bà Louise Hawley - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.


Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Hàng trăm thửa đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ sẽ đấu giá trong bối cảnh nhà đầu tư quan tâm trở lại với đất nền.
Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê trong nước và thế giới lần lượt xô đổ các kỷ lục giá thiết lập những tuần trước đó. Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô sắp cán mốc 130.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Trước phiên đấu giá vàng SJC (sáng 23/4), nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa sẽ tương đối rủi ro.
Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Hai nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định cho nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng (dự kiến diễn ra vào 10 giờ sáng 22/4).
Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Tính đến 5h30 sáng 22/4, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, vàng nhẫn quay đầu giảm về mốc 76 triệu đồng/lượng.
Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay từ Hà Nội, TP.HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30/4, 1/5 đã kín chỗ, tính chất di chuyển "lệch đầu" đã thể hiện rõ nét.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

So với thời điểm trước ngày 10/4, giá sầu riêng đã giảm hơn 50%. Lý giải về nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng các nước khác như Thái Lan, Malaysia đã bắt đầu vào thu hoạch chính vụ, sản lượng cao vì thế việc sầu riêng Việt Nam rớt giá cũng là điều bình thường.
Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Để đề phòng tình trạng “cháy hàng” khi vào cao điểm nắng nóng, thời điểm hiện tại mặc dù mới đầu hè, nhiều người đã tìm mua quạt tích điện để mong được giá “mềm”.
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động