Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP

"Thưa Ngài Lý Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Ngài Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đồng chủ trì Hội nghị!

Thưa Ngài Tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan!

Thưa các vị Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp!

1. Tôi rất vinh dự lần thứ 3 liên tiếp tham dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên. Tôi chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Giáo sư Klaus Schwab đã mời tôi và Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn quan trọng này.

Chủ đề "Những chân trời tăng trưởng mới" và 06 trọng tâm của Hội nghị năm nay cho thấy tầm nhìn chiến lược, trách nhiệm của WEF và vai trò quan trọng của Trung Quốc về tương lai phát triển của thế giới.

Chúng tôi cho rằng thế giới đang bị tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ bởi 03 yếu tố chủ đạo và được định hình, dẫn dắt bởi 03 lĩnh vực tiên phong sau đây:

- 03 yếu tố tác động, ảnh hưởng là: (1) Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Tác động, ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số; (3) Sự phân tách, phân cực ngày càng rõ nét dưới tác động mạnh mẽ của xung đột, chiến tranh, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

- 03 lĩnh vực định hình, dẫn dắt, tiên phong là: (1) Phát triển kinh tế số; (2) Phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn; (3) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra "chân trời tăng trưởng mới", tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu, toàn dân, mọi lĩnh vực trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, cùng thắng, vì lợi ích tổng thể cả trước mắt và lâu dài của nhân loại.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

2. Thế giới ngày nay nhìn tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Mặc dù có những thời cơ, thuận lợi, nhưng kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức và có thể khái quát 05 đặc điểm nổi bật sau đây:

- Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phát triển bền vững, bao trùm và tăng trưởng xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia và toàn thế giới.

- Xu hướng "phân cực trong toàn cầu hóa" mở ra các cơ hội về hợp tác, liên kết kinh tế, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng là giải pháp phù hợp, hiệu quả.

- Vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển ngày càng được coi trọng hơn, đóng góp chủ động, tích cực hơn trong định hình các khuôn khổ hợp tác và xu hướng phát triển mới trên toàn cầu.

- Châu Á, Trung Quốc và ASEAN ngày càng khẳng định vai trò là động lực quan trọng, là trung tâm phát triển năng động và là một trong những đầu tàu dẫn dắt thế giới đến "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới.

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

3. Để hướng tới "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hợp tác và phát triển, giải quyết hiệu quả các vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu, toàn dân dựa trên luật lệ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; không chính trị hóa và phân biệt đối xử với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mang tính toàn cầu.

Việt Nam đề nghị WEF, các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường hơn nữa tư vấn, chia sẻ, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác công tư; phát huy vai trò của những nhà tiên phong trong dẫn dắt, định hướng sự phát triển; các nước phát triển, các đối tác, doanh nghiệp, doanh nhân cần giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác với các nước đang phát triển, các nước nghèo; nhất là trong các lĩnh vực sau:

(1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

(2) Giúp đỡ, hỗ trợ nguồn lực, tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược (hạ tầng giao thông, hạ tầng số, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng xã hội, hạ tầng y tế, giáo dục…).

(3) Chuyển giao công nghệ tiên tiến và ưu tiên cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tăng cường hợp tác, ưu tiên cho tăng trưởng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là giảm mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá; phối hợp đồng bộ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ tự do hoá thương mại, đầu tư; qua đó vừa góp phần kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tác động tích cực đến tổng cung trong trung và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024 - Ảnh: VGP

Thưa các nhà lãnh đạo và toàn thể quý vị!

4. Là nước láng giềng gần gũi, "núi liền núi", "sông liền sông", cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược", Việt Nam vui mừng trước sự phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong điều kiện thế giới, khu vực có nhiều khó khăn, thách thức.

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ghi nhận kỷ lục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hơn 4 thập kỷ qua, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu (Theo Báo cáo tháng 04/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 2013-2021 là trên 38%). Thành tựu phát triển của Trung Quốc đã tạo cơ hội phát triển và là hình mẫu thành công cho các quốc gia đang phát triển.

Trung Quốc ngày càng khẳng định là một trong ít quốc gia giữ vai trò dẫn dắt trong giải quyết các vấn đề khu vực, toàn cầu, trong đó có các sáng kiến hợp tác về văn minh toàn cầu, an ninh toàn cầu và phát triển toàn cầu; giữ vị trí then chốt trong nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, vươn lên hàng đầu thế giới về nghiên cứu phát triển, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin…

Chúng ta tin tưởng Trung Quốc tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế - Một nền kinh tế Trung Quốc tự cường, mạnh mẽ, cạnh tranh bình đẳng, hội nhập sâu rộng sẽ mang lại những tác động lớn, tích cực cho thế giới hướng về "Những chân trời tăng trưởng mới".

Chúng ta mong muốn Trung Quốc tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới của Việt Nam, cách đây 65 năm đã nói nhân dịp kỷ niệm 10 năm Quốc khánh Trung Quốc: "Chúc mừng Trung Quốc, cảm ơn Trung Quốc, học tập Trung Quốc". Thành công của công cuộc cải cách, mở cửa gần 50 năm qua và vai trò, vị thế của Trung Quốc cho thấy câu nói trên vẫn còn phù hợp trong bối cảnh thế giới ngày nay.

Thưa các nhà Lãnh đạo và toàn thể quý vị!

5. Sự thành công của Việt Nam trong gần 40 năm qua gắn liền với cụm từ khóa then chốt: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập. Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và 30 năm bị bao vây cấm vận trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, nằm trong nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất và nhóm 20 đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu thế giới, với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia. Năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 4.300 USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục 36,6 tỷ USD. Năm 2024, kinh tế Quý I tăng trưởng 5,66%; Quý II dự kiến đạt kết quả cao hơn và tiếp tục xu hướng tích cực hơn trong nửa cuối năm. Việt Nam được cộng đồng quốc tế coi là hình mẫu trong hàn gắn, khôi phục vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, coi trọng hợp tác, hướng tới tương lai, biến thù thành bạn; thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Những thành tựu đạt được khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, quan điểm phát triển của Việt Nam; với 03 nền tảng: (1) Xây dựng nền dân chủ XHCN; (2) Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; (3) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; với quan điểm mang tính nguyên tắc xuyên suốt: Giữ vững ổn định chính trị; lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trên cơ sở đó, Việt Nam nhất quán thực hiện 06 chính sách trọng tâm: (1) Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới; (2) Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc, thực hiện chính sách quốc phòng "4 không"; (3) Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; (4) Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, "không để ai bị bỏ lại phía sau"; (5) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; văn hoá là sức mạnh nội sinh với phương châm "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất", văn hoá có tính dân tộc, khoa học và đại chúng; (6) Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Cùng với đó, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực) dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực vì một Cộng đồng ASEAN vững mạnh toàn diện, đoàn kết, hợp tác, thống nhất trong đa dạng; cùng ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và các đối tác thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đồng thời nỗ lực duy trì và không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

Thưa các nhà Lãnh đạo và toàn thể quý vị!

6. Trung Quốc có câu ngạn ngữ "Độc mộc bất thành lâm". Chúng tôi có tư tưởng Hồ Chí Minh:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công"

Vì một thế giới tốt đẹp, công bằng, bình đẳng, phát triển hài hoà, bền vững, chúng ta hãy đoàn kết, đề cao chủ nghĩa đa phương, quyền con người, cùng nhau hướng đến "Những chân trời tăng trưởng mới", những chân trời phát triển mới, vì sự phát triển phồn vinh, thịnh vượng của thế giới, vì cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn của mọi người dân, của nhân loại. Chúng ta thực hiện "3 cùng": Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Chúc toàn thể quý vị sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!"

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78 Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng.
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,62%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỉ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 29/11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt

Cần quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt

Quan tâm đến nội dung quy định về quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, Đại biểu Quốc hội Dương Tấn Quân bày tỏ đồng tình với quan điểm cần phải đảm bảo quản lý đối với các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật…
Tăng cường hợp tác giáo dục và thúc đẩy việc dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam tại Ba Lan, Hungary

Tăng cường hợp tác giáo dục và thúc đẩy việc dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam tại Ba Lan, Hungary

Nhằm mục đích tăng cường hợp tác giáo dục và hỗ trợ công tác giảng dạy tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn, về phía Nhà xuất bản có Tổng biên tập Phạm Vĩnh Thái tham gia cùng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan. Chuyến thăm cũng nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Trung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn cho đất nước

Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn cho đất nước

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Quy định của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giúp tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giúp tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.
Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để mở rộng cơ sở thu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế.
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Giá bất động sản phi mã: “Công chức không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”

Giá bất động sản phi mã: “Công chức không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”

"Người ta tính là một công chức không ăn gì cả thì vài trăm năm mới mua được nhà ở. Do đó, cử tri đặt câu hỏi là tại sao Chính phủ, Quốc hội không áp dụng cơ chế này cho nhà ở xã hội, phát triển nhà ở xã hội mà chỉ dành cơ chế cho nhà ở thương mại?", đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Trường Tiểu học Cự Khê chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Trường Tiểu học Cự Khê chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, là ngày mà lớp lớp học sinh và toàn xã hội có dịp được bày tỏ tấm lòng trân trọng, tôn vinh những nhà giáo - những người đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam.
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng kỷ niệm 30 năm thành lập

Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng kỷ niệm 30 năm thành lập

30 năm, một chặng đường dài, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đã cùng nhau viết lên những trang truyền thống đáng tự hào.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở những việc cần làm ngay với ngành giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở những việc cần làm ngay với ngành giáo dục

Sáng nay, 18/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản: Cần giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho

Đóng góp ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các cơ quan phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin-cho.
Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC

Sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc diễn ra tại 3 điểm cầu: Tượng đài “Chuyến tàu tập kết ra Bắc” (Cà Mau); Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” (Thanh Hóa) và Nhà hát thành phố Hải Phòng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động