Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10

Sáng ngày 4/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte Thủ tướng Chính phủ duyệt phương án nghỉ Tết Giáp Thìn 7 ngày từ 29 tháng chạp
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp - Ảnh: VGP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: VGP.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ trong tháng 10 vừa qua có rất nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thành công rất tốt đẹp, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, hoạt động đối ngoại sôi động…

"Qua lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội, cử tri mong muốn và kỳ vọng ở Chính phủ nhiều hơn nữa, vì vậy, chúng ta đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa, tập trung giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân", Thủ tướng phát biểu.

Theo Thủ tướng, trong tháng 10, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi với các yếu tố rủi ro gia tăng về cả kinh tế, chính trị, xã hội, tác động lớn trên quy mô toàn cầu.

Hậu quả dịch COVID-19 kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, địa kinh tế gia tăng; xung đột tại Ukraine khó đoán định, xuất hiện thêm xung đột tại Dải Gaza.

Lạm phát ở nhiều nước tuy đã hạ nhiệt những vẫn neo ở mức cao; biên độ giá cả lương thực và năng lượng dao động lớn. Giá dầu tháng 9, tháng 10 dao động trong khoảng 81-90 USD/thùng, trong khi 8 tháng đầu năm trong khoảng 67-83 USD/thùng.

Nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; lãi suất điều hành tại Mỹ, EU lần lượt ở mức 5,25-5,5% và 4,5%, hiện ở mức cao nhất trong vòng 22 năm qua; trong cuộc họp mới diễn ra, FED không tăng lãi suất nhưng còn để ngỏ vấn đề này.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm. Một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu tích cực, nhưng nhìn chung kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng bất ổn định, phục hồi chậm và không đều. Tăng trưởng GDP so với cùng kỳ của Châu Âu tiếp tục đà giảm trong quý III/2023, trong đó kinh tế Đức giảm 0,3%.

Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi.

Ở trong nước, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Chúng ta triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, nhờ có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 tiếp tục đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, duy trì xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, cơ bản đạt mục tiêu tổng quát: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. An sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, như tăng trưởng chưa đạt mục tiêu, sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thủ tục hành chính còn rườm rà, một bộ phận cán bộ vẫn sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy công việc, việc khắc phục một số bất cập còn khó khăn, một số vấn đề tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta chỉ còn gần 2 tháng để nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023. Do đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích kỹ, đánh giá khách quan, sát thực tiễn về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng, những việc đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm, xác định những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong tháng 11, 12, phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu: Kết quả năm 2023 phải tốt hơn năm 2022 như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo.

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu cho ý kiến trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp, nhất là về phụ lục các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các bộ, ngành, địa phương các tháng cuối năm 2023.

Phiên họp thường kỳ tháng 10 xác định những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá cuối năm. Ảnh: VGP
Phiên họp thường kỳ tháng 10 xác định những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá cuối năm. Ảnh: VGP

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình KTXH tháng 10 và 10 tháng tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu, chỉ số chuyển biến ngày càng tích cực.

Trong đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ, bình quân 10 tháng tăng 3,2%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; tỷ giá được giữ tương đối ổn định so với các đồng tiền khác trong khu vực; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm.

Thu NSNN 10 tháng ước đạt 86,3% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 10 tăng lần lượt 5,6%, 5,9% và 5,2% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng ước xuất siêu 24,61 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký 10 tháng đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó vốn FDI đăng ký mới tăng 54%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4%. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 56,74% kế hoạch, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ năm trước;

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực hơn. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế mới;

Nhiều dự án cao tốc, hạ tầng trọng điểm được khởi công; một số dự án được đưa vào khai thác, đã phát huy hiệu quả. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh, 106/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt;

Chủ động tìm kiếm, tranh thủ cơ hội hợp tác, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, đầu tư để thu hút các dự án lớn, hiện đại, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới. Thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính chung 9 tháng, tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 15,52% GDP.

Ngành giáo dục đẩy mạnh triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới công tác biên soạn, phát hành sách giáo khoa; tập trung khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở một số địa phương. Ngành y tế chủ động theo dõi, kiểm soát dịch bệnh, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, không lơ là, chủ quan.

Ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, đi vào chiều sâu và thực chất hơn, đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đơn giản hóa điều kiện cho vay Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đơn giản hóa điều kiện cho vay
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 trên 5% Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 trên 5%
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phát văn bản thông báo rộng rãi tới toàn xã hội về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, với thời gian nghỉ 7 ngày liên tục.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch UBND huyện Văn Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch UBND huyện Văn Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Giang khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐND huyện và được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Văn Giang khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026
Cần chính sách “mạnh” để thu hút, phát triển du lịch xanh

Cần chính sách “mạnh” để thu hút, phát triển du lịch xanh

Du lịch xanh là xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Nghề giáo: Không chỉ là sự dũng cảm mà trên hết là tình yêu thương vô bờ bến đối với học sinh

Nghề giáo: Không chỉ là sự dũng cảm mà trên hết là tình yêu thương vô bờ bến đối với học sinh

Tối 19/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2023 với chủ đề “Tôi chọn nghề giáo”.
Quốc hội bắt đầu họp đợt 2 Kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội bắt đầu họp đợt 2 Kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng

Đợt 2 Kỳ họp thứ 6 diễn ra từ 20-29/11 với việc Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng và xem xét thông qua hàng loạt dự án luật, nghị quyết.
Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát huy truyền thống đại đoàn kết

Nội dung cuốn sách gồm bài Tổng quan và 75 bài nói, bài viết, bài phát biểu tiêu biểu, bài trả lời phỏng vấn, thư, lời kêu gọi cùng với 142 bức ảnh phản ánh sinh động các chuyến thăm và làm việc ở địa phương, cơ sở của 63 tỉnh, thành phố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việt Nam đề xuất đăng cai APEC năm 2027

Việt Nam đề xuất đăng cai APEC năm 2027

Sáng 17/11 (giờ địa phương), tại San Francisco (Mỹ), đã diễn ra Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất ba định hướng hợp tác tại IPEF

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất ba định hướng hợp tác tại IPEF

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất 3 định hướng lớn trong triển khai hợp tác IPEF thời gian tới. Các nhà lãnh đạo đánh giá cao và ủng hộ những đề xuất của Chủ tịch nước.
3 thông điệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC

3 thông điệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC

Chiều 15/11 tại thành phố San Francisco, Mỹ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu đề dẫn tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, trong đó nêu 3 nội dung đáng chú ý.
Công điện về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Công điện về triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 16/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 6

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 6

Sáng 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số nội dung lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và phương án thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường sang Mỹ dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường sang Mỹ dự Tuần lễ cấp cao APEC

Sáng 14/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân rời sân bay Nội Bài, lên đường dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Mỹ, theo lời mời từ Tổng thống Biden.
Thanh Hóa đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước

Thanh Hóa đứng thứ 3 trong nhóm các tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước

Trong khuôn khổ làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ, Chủ tịch UBND Thanh Hóa – Đỗ Minh Tuấn đã báo cáo nhiều kết quả tăng trưởng kinh tế nổi bật của địa phương giai đoạn 2021 – 2023.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Thanh Hóa khẩn trương triển khai tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Thanh Hóa khẩn trương triển khai tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Bắc

Tuyến giao thông nối đường Hồ Chí Minh tại huyện Ngọc Lặc – Thanh Hóa với Quốc lộ 6 thuộc huyện Tân Lạc – Hòa Bình có chiều dài khoảng 89km, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.
Bộ Tài chính từ chối gắn trách nhiệm về điều hành giá điện

Bộ Tài chính từ chối gắn trách nhiệm về điều hành giá điện

Tham gia ý kiến dự thảo thay thế quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Tài chính nhấn mạnh quan điểm chỉ phối hợp thẩm định giá bán lẻ điện trong trường hợp giá biến động bất thường.
APEC 2023: Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người

APEC 2023: Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người

Tuần lễ Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 sẽ diễn ra từ ngày 11-17/11/2023 tại San Francisco (Mỹ), với chủ đề "Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người".
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong Thanh Hóa ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong Thanh Hóa ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh

Trong lưu bút tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng có đoạn viết: “…Mong tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển, sớm trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng căn dặn”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sắp dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Mỹ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sắp dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Mỹ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) kết hợp các hoạt động song phương tại thành phố San Francisco từ 14-17/11.
Quốc hội chốt cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024

Quốc hội chốt cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024

Cùng với cải cách tiền lương từ 1/7/2024, Quốc hội cũng quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường phát hiện gần 200 vụ hàng hóa vi phạm thương mại

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường phát hiện gần 200 vụ hàng hóa vi phạm thương mại

“Những tháng đầu năm nay lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 523 vụ, xử lý 197 vụ, phạt tiền lên đến 78 tỷ đồng giá trị hàng hóa liên quan đến sản phẩm nhập lậu, hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet, website, thương mại điện tử bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước.”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.
Nhiều hoạt động ý nghĩa sắp diễn ra tại "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào"

Nhiều hoạt động ý nghĩa sắp diễn ra tại "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào"

Diễn ra từ ngày 11- 15/11/2023 tại Thừa Thiên Huế, chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” gồm chuỗi sự kiện mang ý nghĩa lớn, thể hiện tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Việt Nam và Lào.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc không bỏ room tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc không bỏ room tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định trong điều kiện hiện nay, chưa thể bỏ việc điều hành tăng trưởng tín dụng, vì nhu cầu vốn của nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tín dụng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
Phiên bản di động