Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu

TH&SP Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 862/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu.

Nội dung công điện như sau: Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6-2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.

dg

Chính quyền địa phương tăng cường phun thuốc khử trùng những trường hợp ra vào trên địa bàn


Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng, nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh của từng địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh; Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các tỉnh.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, chính quyền địa phương tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bạch hầu để người dân tích cực, chủ động thực hiện, khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.

Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế.

Trước đó Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã gửi công văn tới Sở Y tế các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk yêu cầu tăng cường công tác điều trị bệnh bạch hầu. Đồng thời Cục chỉ đạo sở y tế các tỉnh này triển khai tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho tất cả cơ sở y tế trong toàn tỉnh, bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân.

Các cơ sở y tế tăng cường phát hiện sớm, cách ly kịp thời, điều trị và theo dõi người bệnh bạch hầu hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ tử vong.

fh

Tăng cường phát hiện sớm, cách ly kịp thời, điều trị và theo dõi người bệnh bạch hầu


Cục trưởng Cục Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê yêu cầu các đơn vị khẩn trưởng rà soát và bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc, kháng huyết thanh điều trị bệnh bạch hầu theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu, kịp thời báo cáo các vướng mắc, khó khăn về Bộ Y tế.

Các cơ sở điều trị chủ động liên hệ, phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối của hệ thống bệnh truyền nhiễm như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 để được hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng có công văn gửi Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh là các bệnh viện tuyến cuối của hệ thống điều trị bệnh truyền nhiễm khẩn trương phối hợp tổ chức tránh trùng lặp các đoàn công tác đến làm việc, hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh Tây Nguyên. Triển khai tập huấn lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho các cơ sở y tế.

Các bệnh viện trên cần thiết lập đường dây nóng và các hình thức hỗ trợ trực tuyến, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở y tế trong khu vực Tây Nguyên khi có yêu cầu để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, hỗ trợ khi cần thiết.

Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

+ Đường lây truyền

- Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…

+ Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

- Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

- Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

+ Biến chứng của bệnh

Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:

- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.

- Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.

+ Phòng bệnh bạch hầu.

Phòng bệnh không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Hạ Vy

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ăn dưa hấu thường xuyên?

Khi ăn dưa hấu thường xuyên trong những ngày nắng nóng của mùa hè, sức khỏe của bạn sẽ trải qua những biến chuyển như thế nào?
Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Những thực phẩm có tính mát tốt cho mùa hè

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nếu dùng thực phẩm và đồ uống phù hợp sẽ có tác dụng không chỉ giải nhiệt ngày hè mà còn tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe.
Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Bí quyết "giải nhiệt" mùa hè với 12 loại rau củ quả "mọng nước"

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước nhiều, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả.
Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực - loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cực cao

Mực là loài hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến. Mực có thể chế biến nhiều món khác nhau như mực sào, mực nướng, mực hấp bia…
Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, cần tránh xa kẻo ngộ độc

Trong mùa hè nóng bức, dưa hấu là lựa chọn hoàn hảo để giải nhiệt và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thực phẩm không nên kết hợp khi ăn dưa hấu để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động