Saigonbank sẽ lên UPCoM từ ngày 15/10 Saigonbank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường 2019 về nhân sự |
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương - Saigonbank |
Cổ phiếu SCB giảm gần 40% giá trị ngày đầu lên sàn
Ngày 15/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương (Saigonbank- SCB) có phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu SCB lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 25.800 đồng/cổ phiếu. Đồng thời ngân hàng SCB có tổng tài sản thấp nhất trong nhóm các ngân hàng trên sàn chứng khoán, kết quả kinh doanh cũng trồi sụt thất thường khiến mức giá trên được nhiều nhà đầu tư đánh giá là "đắt" so với mặt bằng chung.
Tuy nhiên, ngay trong phiên đầu tiên, SGB đã giảm sàn với mức giảm 39,9%, đưa thị giá xuống chốt phiên chỉ còn 15.500 đồng/cổ phiếu.
Năm 2020, ngân hàng SSCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 22.968 tỷ đồng, huy động vốn đạt 19.400 tỷ đồng. Dư nợ cho vay dự kiến tăng 8,5% so với thực hiện năm 2019, đạt 16.336 tỷ đồng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2020, Saigonbank đã lãi trước thuế gần 126 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 100 tỷ đồng, theo đó hoàn thành tới 97% kế hoạch năm. |
Trong khi đó, lãnh đạo SGB cũng có động thái vội vàng thoái vốn ngay khi SGB lên sàn. Cụ thể, trong ngày đầu tiên, ông Phạm Hoàng Hồng Thịnh - Phó tổng giám đốc Saigonbank đã đăng ký bán toàn bộ 106.795 cổ phiếu SGB đang nắm giữ, tương đương tỷ lệ 0,03%. Thời gian giao dịch từ 15/10 đến 12/11.
Đến kết quả hoạt động kinh doanh không mấy ''tươi sáng"
Công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của Saigonbank cho thấy, thu nhập lãi thuần đạt gần 135 tỷ đồng, giảm gần 36% so cùng kỳ.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 11% về còn hơn 10 tỷ đồng. Thêm vào đó, kỳ này không phát sinh thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.
Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối mang về gần 6 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ; đồng thời hoạt động khác cũng ghi lãi 33 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ.
Sau khi trừ 111,5 tỷ chi phí hoạt động như cùng kỳ, SaigonBank lãi thuần gần 73 tỷ đồng, vẫn giảm 49% so cùng kỳ.
Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại tăng gấp đôi lên gần 21 tỷ đồng. Do đó, sau cùng SaigonBank chỉ ghi nhận vỏn vẹn 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 65% so cùng kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất Saigonbank (Nguồn:vietnamdaily.net.vn) |
Luỹ kế 9 tháng, mặc dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh gần phân nửa xuống 27 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của SaigonBank vẫn giảm 26% về còn 145,5 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản có của SaigonBank giảm gần 100 tỷ về mức 22.700 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 14.092 tỷ đồng, giảm hơn 3,19% so đầu kỳ. Tiền gửi của khách hàng vẫn tăng 13,24%.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của SaigonBank tăng 6,7% lên 301 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,94% của đầu kỳ lên 2,14%.
Hiện, vốn điều lệ của Saigonbank vẫn “dậm chân tại chỗ” ở mức hơn 3.000 tỷ đồng. Được biết, kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng và tiếp tục lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng lên 4.080 tỷ đồng đã được nhà băng này nhắc đến từ năm 2014.
Mặc dù khó tăng vốn nhưng Saigonbank lại từ chối thương vụ M&A với Vietcombank hồi cuối năm 2014 đầu năm 2015. Trong khi đây được xem là giải pháp khả thi nhất cho nhà băng này, nhất là khi nợ xấu tăng cao.
Tính đến ngày 29/5/2020, cổ đông lớn nhất của Saigonbank là Văn phòng Thành ủy TP.HCM nắm 18,18% vốn. Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận nắm giữ 16,64% và Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa nắm 16,35%; Công ty TNHH MTV dầu khí TPHCM (Saigon Petro) với tỷ lệ sở hữu 14,08%. Tổng cộng 4 đơn vị này đang nắm giữ 65,25% vốn của Saigonbank. Ngân hàng cũng có 3 cổ đông nước ngoài, trong đó 1 tổ chức nắm giữ 15,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 4,94%) và 2 cá nhân sở hữu 164.257 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 0,053%). |
Ngân hàng BIDV chi nhánh Bình Thạnh: Định giá cái "ao bèo” |
Điểm tên 7 ngân hàng vượt trần tín dụng |
Dư nợ tín dụng BĐS tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung |