Phó Thủ tướng thường trực- Trưởng BCĐ 389 QG giao Bộ Tài chính theo dõi tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng mía đường

TH&SP Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực- Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Trương Hòa Bình về việc giao Bộ Tài chính- Cơ quan Thường trực BCĐ 389 quốc gia tiếp tục theo dõi, tổng hợp tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp chống buôn lậu và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, Bộ Tài chính cho biết, thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam trong 5 năm gần đây giá bán lẻ mặt hàng đường Việt Nam luôn tăng cao hơn từ 20 - 30% so với đường Thái Lan, sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cả về chất lượng lẫn số lượng. Do đó, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Trong đó, đường nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam, miền Trung rồi đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ. Hoạt động này đang diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Ảnh minh họa

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng hàng rào kĩ thuật đối với mặt hàng đường và một số mặt hàng khác liên quan đến thực phẩm, ảnh hướng sức khỏe cộng đồng. Theo đó, nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí về truy xuất nguồn gốc nước xuất khẩu, qui trình đóng gói, nhãn trên bao bì, tiêu chí về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng mức phạt tiền và hình thức phạt bổ sung đối với trường hợp cố ý vận chuyển hoặc vận chuyển nhiều lần mặt hàng đường nhập lậu.

Ngoài ra phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi bổ sung qui định đối với mặt hàng đường phải có hợp đồng nhượng quyền sản xuất sang chiết, phối trộn, đóng gói mặt hàng đường với một đơn vị thành viên sản xuất của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Qui định truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường. Hệ thống truy xuất cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR code,... nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm tra được tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một các nhanh chóng, đối phó hữu hiệu hơn vấn nạn đường nhập lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường...

Trong tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường. Tại cuộc họp, Thủ tướng khẳng định, Nhà nước quyết tâm, có giải pháp ủng hộ ngành mía đường cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, nhưng nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường mà yêu cầu ngành này phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chấp nhận sự đào thải các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành mía đường hiện nay đang gặp khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Niên vụ năm 2018-2019 có 17/38 doanh nghiệp có khả năng mất vốn chủ sở hữu. Giá thu mua mía nguyên liệu giảm từ 100 đến 200 nghìn đồng/tấn, ở mức từ 700 đến 800 nghìn đồng/tấn, ngang với giá thành.

Hiện có 7 nhà máy đường đã dừng hoạt động và cũng chỉ có khoảng 4-5 nhà máy hoạt động hiệu quả nhờ sớm có sự chuẩn bị tốt với việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan theo cam kết thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN bắt đầu từ 1/1/2020, tái cơ cấu, đầu tư khoa học công nghệ, sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Cùng với việc bỏ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN thì nhiều nước trên thế giới có sự can thiệp, trợ giá cho mặt hàng này khiến giá đường nhập khẩu rất rẻ. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu đường của doanh nghiệp nước ta hầu như không có vì chính sách bảo hộ của nước nhập khẩu.

Về thách thức đối với ngành mía đường hiện nay, hiện nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, không chỉ tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mà 12 Hiệp định Thương mại tự do khác. Do đó, vấn đề đặt ra chính là nhận thức rõ các thách thức này để sản xuất phải gắn với thị trường. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây khô hạn ở các vùng nguyên liệu. Tình trạng gian lận thương mại, thể chế chưa hợp lý đối với nhập khẩu đường thô, đường lỏng chưa phù hợp. Tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tổ chức sản xuất của ngành mía đường chưa thành công.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam việc giao các cơ quan chức năng có các biện pháp về phòng vệ thương mại không trái quy định quốc tế, chống bán phá giá đối với đường lỏng và một số mặt hàng khác, tăng cường chống buôn lậu đường, chống gian lận thương mại; phê duyệt giá điện từ mía một cách phù hợp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường đầu tư hàng năm, có nguồn kinh phí nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa các vùng mía tập trung. Ngân hàng Nhà nước xem xét tổng thể những vùng hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh, giãn nợ cho nông dân, xem xét cho vay ưu đãi và chế biến đường đối với những nhà máy, khu vực có hiệu quả.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn của ngành mía đường.

Theo BCĐ 389

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Mặc dù quay đầu giảm trong phiên đầu tuần nhưng vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn 13,5 triệu đồng mỗi lượng so với vàng thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua vàng thua lỗ nặng nề nếu đầu tư “lướt sóng”.
Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Phát hiện 6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Phát hiện 6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Lực lượng chức năng Hải Phòng vừa phát hiện 6 container hàng xuất khẩu là kim loại nhưng doanh nghiệp khai báo là ván ép.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Sáng nay (27/4), vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh

Giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - TPHCM ngày 27-30/4 có giá thấp nhất 3,4 triệu đồng/người. Nhiều chuyến bay có giá khoảng 3,4 - 4 triệu đồng/người.
Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng trong nước liên tục "tăng nóng", thời điểm hiện tại giá vàng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp "ghìm cương con ngựa bất kham".
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động