Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam" |
Đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam” thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển – Bộ Khoa học Công Nghệ. Mã số KC.09/16-20. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Quốc Toàn. Đơn vị chủ trì: Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, do PGS. TS. Lê Đức Mạnh – nguyên viện trưởng Viện Công nghệ thực phẩm – làm chủ tịch.
Mở đầu, TS. Trần Quốc Toàn – Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên – chủ nhiệm đề tài đã thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam”. Mã số: KC.09.23/16-20.
Các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được nhóm nghiên cứu trình bày trong hơn 500 trang tài liệu báo cáo tổng kết, thể hiện rất chi tiết, cụ thể các vấn đề liên quan đến quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết ở giai đoạn tiếp theo, những kiến nghị đề xuất...
Trong đó, với đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam” nhóm nghiên cứu đã đạt được các kết quả như: Đề tài đã tổng kết các tiềm năng, sản lượng và thế mạnh các chất có hoạt tính sinh học cao từ các nguồn nguyên liệu hải sản phổ biến ở Việt Nam như hàu biển, phụ phẩm của quá trình chế biến cá biển và rong biển Việt Nam.
Đề tài đã thành công khi xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị tích hợp trên cơ sở các kỹ thuật hiện đại (công nghệ enzyme, kỹ thuật siêu âm công suất cao ...) chế biến toàn diện để tạo chuỗi các sản phẩm, hạn chế tối đa chất thải từ đó giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và thân thiện với môi trường. Đề tài tạo ra được chủng loại các sản phẩm phong phú, có giá trị thực tiễn cao với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của EU, Mỹ, Nhật Bản ...
Đề tài gắn kết tốt nghiên cứu và đào tạo, trong quá trình thực hiện đã đào tạo được một đội ngũ các cán bộ khoa học trẻ, nhiệt huyết, từng bước tiếp cận được các nghiên cứu và kỹ thuật cao của thế giới.
TS. Trần Quốc Toàn – Chủ nhiệm đề tài trình bày Báo cáo tổng kết |
Về hiệu quả kinh tế: Việc sử dụng các công nghệ kết hợp và kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực chế biến một số đối tượng nguyên liệu sinh vật biển giúp hạn chế việc sử dụng các dung môi hữu cơ sẽ làm giảm giá thành cho các sản phẩm, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước so với các sản phẩm ngoại nhập Tạo chuyển biến trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nguồn lợi hải sản, nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người sản xuất, giảm nhập khẩu giúp tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước Tạo những tiền đề quan trọng cho phát triển sản xuất, khai thác một cách hiệu quả và phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam.
Về hiệu quả xã hội: Việc nghiên cứu điều tra kết hợp phân tích nguồn lợi hải sản (hàu, cá và rong biển) Việt Nam đóng góp cơ sở dữ liệu sâu rộng, góp phần đắc lực cho những nghiên cứu khác về phát triển công nghệ cũng như đa dạng sinh học. Việc sử dụng các công nghệ kết hợp và kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực chế biến một số đối tượng nguyên liệu sinh vật biển sẽ giúp đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học nắm vững các quá trình công nghệ, hình thành một công nghệ xanh-sạch, hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại.
Tại Báo cáo tổng kết đề tài nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị: Tiếp tục được đầu tư để hoàn thiện và nâng cấp các công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị cho nguồn nguyên liệu hải sản (hàu, cá và rong biển) Việt Nam; Tiếp tục được đầu tư nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm từ các chế phẩm nguyên liệu để dễ dàng tiếp cận cho nhiều loại đối tượng sử dụng; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, marketing, tiếp cận thị trường và có các chính sách hỗ trợ về mặt pháp lỹ để sớm đưa ra các sản phẩm vào sản xuất, phục vụ đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, sớm thay thế hàng ngoại nhập.
Sau khi TS. Trần Quốc Toàn - Chủ nhiệm đề tài Báo cáo tổng kết đề tài, các thành viên trong Hội đồng đánh giá đã lần lượt nhận xét và đưa ra ý kiến góp ý, bổ sung cho Báo cáo. Theo đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam” đã được Hội đồng đánh giá cao về đề tài, về phương pháp ứng dụng. Đề tài đạt đã hoàn thành tốt các chủ đề đã đăng ký trước đó, thậm chí còn có nhiều nội dung vượt so với bản đăng ký.
PGS Bùi Quang Thuật thay mặt Tổ chuyên gia báo cáo nội dung thẩm định đề tài |
Thay mặt Tổ chuyên gia, PGS Bùi Quang Thuật đã trình bày báo cáo của Tổ chuyên gia thẩm định liên quan đến đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam”.
Hội đồng đã nêu câu hỏi đối với các ủy viên phản biện và thanh viên tổ chuyên gia về từng chỉ tiêu đánh giá đã được quy định.
Trên cơ sở đã xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan; Hội đồng đã tham khảo Báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia và các phiếu nhận xét đánh giá của các ủy viên phản biện; trao đổi thảo luận, nhận định về các kết quả của các nhiệm vụ theo từng nội dung theo quy định;...
Sau khi Hội đồng nhận xét, cho ý kiến vào các nội dung của đề tài. Hội đồng đã thực hiện việc đánh giá đề tài bằng hình thức tích phiếu đánh giá. Thay mặt Trưởng ban kiểm phiếu PGS.TS Phan Thanh Tâm đã công bố kết quả của Hội đồng. Theo đó, số phiếu phát ra là 08, thu về 08, hợp lệ 08. Kết quả đánh giá đề tài: Xuất sắc; Tính khả thi: 08/08.
Sau gần 4 giờ, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và hết sức trách nhiệm Hội đồng hoàn thành toàn bộ nội dung liên quan đến đánh giá đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam”.
Chủ tịch Hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu nghiêm túc tiếp thu ý kiến tại buổi nghiệm thu, bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, chỉnh sửa từng nội dung để hoàn thiện theo quy định.
Một số sản phẩm mà đề tài “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo chuỗi sản phẩm có giá trị cao từ hải sản (hàu, cá và rong) Việt Nam” đã đạt được:
Sản phẩm chế phẩm Eicosanoid |
Chế phẩm GELALGINATE S (Bột GAL.IN) |
Bộ đạm thủy phân làm thức ăn chăn nuôi |
Thực phẩm bảo vệ khỏe OYSTEMUNE |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DETONIC |
Sản phẩm cốm nanocanxi |
Sản phẩm kem bôi eicoskin |
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BRAHUFA |