Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh: Cần xem xét thận trọng Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) Thông cáo báo chí số 9 kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV |
![]() |
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) |
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021), các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật; tổ chức hội nghị, làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu tác động, gửi dự thảo Luật xin ý kiến một số Bộ, ngành, cơ quan liên quan để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn hoàn thiện dự thảo Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 9 và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan hữu quan theo quy định.
Tiếp đó, chiều ngày 25/5, Quốc hội đã tiến hành thảo luận hội trường về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Với tinh thần làm việc tích cực, dân chủ, nghiêm túc, khẩn trương, đã có 19 ý kiến phát biểu và 2 ý kiến tranh luận. Các ý kiến phát biểu sâu sắc, trách nhiệm, trên tinh thần xây dựng, có những vấn đề chung và nhiều góp ý cụ thể xuất phát từ thực tiễn của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đã có báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Trên tinh thần cầu thị, Cơ quan soạn thảo đã ghi chép, tiếp thu một cách nghiêm túc, đầy đủ 19 ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội, tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn liên quan đến: Bố cục, kỹ thuật lập pháp; Đề cập sâu hơn, phân tích rõ hơn các chính sách hỗ trợ cho điện ảnh; Phân loại, cấp phép, phổ biến phim trên không gian mạng; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
![]() |
Tại Kỳ họp thứ 3 (chiều ngày 25/5), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) |
Quan thảo luận, bên cạnh những nội dung đạt được sự đồng thuận cao, trong quy định tại dự thảo có một số vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau, cụ thể:
Về cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 13): Loại ý kiến thứ nhất đề nghị chỉ cung cấp kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bằng tiếng Việt vì thực tế, nhiều bộ phim nước ngoài chỉ thực hiện một số cảnh quay tại Việt Nam; kịch bản phim sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định vẫn có thể thay đổi, việc thẩm định kịch bản phim đầy đủ cũng không đủ cơ sở để khẳng định kiểm soát được toàn bộ nội dung phim.
Bên cạnh đó, loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định yêu cầu kịch bản phim bằng tiếng Việt (đầy đủ) vì kịch bản tóm tắt phim chưa thể hiện hết nội dung phim; thẩm định kịch bản phim đầy đủ mới bảo đảm các nội dung, yêu cầu về chính trị, quốc phòng, an ninh; và kinh nghiệm một số quốc gia yêu cầu gửi kịch bản đầy đủ để thẩm định.
Về phổ biến phim trên không gian mạng (Điều 21): Đa số ý kiến đồng tình với phương án tự phân loại đối với phim phổ biến trên không gian mạng. Một số ý kiến đề nghị phải cấp phép phân loại phim phổ biến trên không gian mạng. Có ý kiến đề nghị phân loại đối với phim có yếu tố về chính trị, quốc phòng, an ninh. Có ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm của chủ thể phổ biến phim, trong đó có trách nhiệm cung cấp công cụ kiểm duyệt, cảnh báo cũng như công cụ cho người xem báo cáo vi phạm, tăng cường công cụ kiểm soát đối với trẻ em. Có ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức ngăn chặn truy cập phim vi phạm, gỡ bỏ phim vi phạm trên không gian mạng.
Về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh (các điều 42, 43, 44): Một số ý kiến tán thành quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nhằm tạo hành lang pháp lý, có cơ chế, chính sách phù hợp yếu tố đặc thù của ngành điện ảnh, huy động thêm nguồn lực hỗ trợ cho tác giả, dự án, phim Việt Nam, góp phần xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Một số ý kiến đề nghị không quy định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tại dự thảo Luật vì một số lý do, trong đó có việc Luật Điện ảnh năm 2006 quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh nhưng đến nay vẫn chưa thành lập được. Một số ý kiến đề nghị Ban soạn thảo làm rõ tính cấp thiết, khả thi của việc xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Những nội dung còn ý kiến khác nhau sẽ được gửi phiếu xin ý kiến tới từng vị đại biểu Quốc hội làm cơ sở để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua./.