Giá hồ tiêu hôm nay 17/7/2022: Mất mốc 70.000 đồng/kg Giá hồ tiêu hôm nay 18/7/2022: Ổn định ngày đầu tuần Giá hồ tiêu hôm nay 20/7/2022: Tăng trở lại mốc 70.000 đồng/kg |
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 67.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với 68.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 70.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 21/7/2022: Không có điều chỉnh mới |
Số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu đầu tháng 7/2022 đã bị chậm lại. Nguyên nhân do tình hình kinh tế tài chính bất ổn trên thế giới, lạm phát leo cao ở nhiều quốc gia khiến nhu cầu giảm sút. Các nhà xuất khẩu cũng dè chừng trước đồng USD tăng phi mã.
Cụ thể, nửa đầu tháng 7, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 8.715 tấn, trong đó tiêu đen đạt 7.893 tấn, tiêu trắng đạt 822 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 35,8 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 31,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 4,6 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, 15 ngày đầu tháng 7 năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 2.429 tấn trong đó tiêu đen đạt 2.370 tấn, tiêu trắng đạt 59 tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 9,3 triệu USD. Việt Nam nhập tiêu chủ yếu từ Campuchia đạt 1.057 tấn và Brazil đạt 1.007 tấn.
Với thị trường trong nước, giá tiêu đã lấy lại mốc 70.000 đồng/kg sau thời gian dài liên tục giảm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính do đồng USD mấy ngày gần đây đã giảm nhẹ.
Đồng USD giảm so với đồng Euro trong phiên giao dịch vừa qua, sau thông tin các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét mức tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản cao hơn dự kiến tại cuộc họp sắp tới nhằm kiềm chế tình hình lạm phát cao kỷ lục. Đồng USD giảm đã khiến áp lực lên các thị trường hàng hóa nhẹ bớt hơn. Tiêu biểu nhất là giá cà phê 2 ngày vừa qua đã tăng mạnh.
Trước tình trạng này, hiện nay, chính sách xúc tiến thương mại nông sản chính là “cầu nối” doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa nông dân với thị trường. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, xuất khẩu nông sản đang chịu áp lực cạnh tranh lớn.