Giá heo hơi tăng mạnh, nhiều nơi vượt mốc lịch sử Giá heo hơi tạo đỉnh mới 72.000 đồng/kg, thị trường thời gian tới sẽ ra sao? Giá heo hơi tiếp tục tăng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước |
![]() |
Thị trường heo hơi đang giữ đà tăng nhanh. |
Theo khảo sát tại khu vực miền Bắc vào sáng 7/2, giá heo hơi tiếp tục tăng, nhiều tỉnh, thành phố đạt mức 70.000 đồng/kg, gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Thái Bình.
Cùng tăng 1.000 đồng/kg trong sáng nay, heo hơi tại Yên Bái, Nam Định và Tuyên Quang đạt 69.000 đồng/kg, cùng giá với Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. Hiện tại, Lào Cai là địa phương có giá heo hơi thấp nhất vùng, giao dịch tại mức 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên tiếp đà tăng tại Thanh Hoá, đạt 70.000 đồng/kg. Quảng Trị và Huế cùng lên một giá, đạt 68.000 đồng/kg.
Hiện tại, heo hơi tại khu vực này được thu mua trong khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg, với mức 71.000 đồng/kg xuất hiện tại Bình Thuận.
Thị trường phía Nam đang mua bán heo hơi với giá cao nhất cả nước, dao động từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận mới nhất, giá heo hơi tại khu vực này đi lên tại Bình Phước và An Giang trong sáng này, cùng đạt 71.000 đồng/kg.
Trên thị trường bán lẻ, giá thịt nạc dăm tại một số hệ thống cửa hàng thực phẩm, siêu thị ở mức 149.520 đồng/kg; thịt nạc vai heo và thịt heo xay có giá bán lần lượt 123.120 đồng/kg và 118.322 đồng/kg.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt phục hồi
![]() |
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt trong năm 2025 tiếp tục phục hồi. |
Nhìn chung, thị trường heo hơi cả nước kéo dài đà tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều nơi vượt mức 72.000 đồng/kg và giữ khoảng cách cao hơn 15.000 đồng/kg so với giá heo Trung Quốc.
Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt trong năm 2025 tiếp tục phục hồi, đặc biệt là tiêu thụ ngoài gia đình. Đàn heo nái tiếp tục tăng tại miền Bắc và có thể tăng tại miền Nam trong nửa đầu năm 2025 khi có sự cải thiện về hiệu suất sinh sản con nái.
Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát dịch bệnh, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và kiểm soát giết mổ vẫn là những thách thức lớn của ngành chăn nuôi trong năm 2025. Ngoài ra, thủ tục hành chính và các quy định trong quản lý vật tư chăn nuôi, thú y còn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn, phiền hà cho người chăn nuôi, doanh nghiệp, làm phát sinh chi phí sản xuất và lỡ cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.