Giá heo hơi hôm nay 12/2: Tiếp tục đi ngang vào sáng đầu tuần Giá heo hơi hôm nay 14/2: Thị trường đi ngang, thấp nhất 52.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 15/2: Duy trì ổn định trên cả nước |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc lặng sóng
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc đi ngang trên diện rộng.
Theo đó, thương lái tại Thái Nguyên đang thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 59.000 đồng/kg.
Trong khi đó, heo hơi tại Bắc Giang và Lào Cai đang được giao dịch với giá 57.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Các tỉnh thành còn lại duy trì thu mua ổn định với giá 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 57.000 | - |
Yên Bái | 58.000 | - |
Lào Cai | 57.000 | - |
Hưng Yên | 58.000 | - |
Nam Định | 58.000 | - |
Thái Nguyên | 59.000 | - |
Phú Thọ | 58.000 | - |
Thái Bình | 58.000 | - |
Hà Nam | 58.000 | - |
Vĩnh Phúc | 58.000 | - |
Hà Nội | 58.000 | - |
Ninh Bình | 58.000 | - |
Tuyên Quang | 58.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ 1.000 đồng
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 đồng/kg tại tỉnh Bình Thuận, về mức 54.000 đồng/kg.
Trong khi đó, thương lái tại Thanh Hóa tiếp tục thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 57.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại trong khu vực giao dịch ổn định so với sáng qua.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hoá | 57.000 | - |
Nghệ An | 56.000 | - |
Hà Tĩnh | 55.000 | - |
Quảng Bình | 54.000 | - |
Quảng Trị | 54.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 54.000 | - |
Quảng Nam | 54.000 | - |
Quảng Ngãi | 54.000 | - |
Bình Định | 55.000 | - |
Khánh Hoà | 54.000 | - |
Lâm Đồng | 54.000 | - |
Đắk Lắk | 54.000 | - |
Ninh Thuận | 54.000 | - |
Bình Thuận | 54.000 | -1.000 |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam trái chiều
Tại miền Nam, giá heo hơi tăng, giảm không đồng nhất.
Theo đó, Vũng Tàu giảm nhẹ 1.000 đồng/kg về mức 53.000 đồng/kg.
Trái lại, heo hơi tại Đồng Tháp và Vĩnh Long đang được thu mua với giá trong khoảng 54.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 54.000 | - |
Đồng Nai | 55.000 | - |
TP HCM | 54.000 | - |
Bình Dương | 54.000 | - |
Tây Ninh | 54.000 | - |
Vũng Tàu | 53.000 | -1.000 |
Long An | 54.000 | - |
Đồng Tháp | 54.000 | +2.000 |
An Giang | 53.000 | - |
Vĩnh Long | 54.000 | +2.000 |
Cần Thơ | 54.000 | - |
Kiên Giang | 54.000 | - |
Hậu Giang | 53.000 | - |
Cà Mau | 53.000 | - |
Tiền Giang | 53.000 | - |
Bạc Liêu | 53.000 | - |
Trà Vinh | 53.000 | - |
Bến Tre | 52.000 | - |
Sóc Trăng | 54.000 | - |
Năm cao điểm thực hiện phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Năm 2023, trong bối cảnh người chăn nuôi các tỉnh, thành trên cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC), giá đầu ra của sản phẩm không ổn định... Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã chủ động triển khai nghiêm túc các giải pháp để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi; trong đó, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được đặt lên hàng đầu...
Năm qua, một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có chiều hướng lây nhiễm trở lại, gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2023 như cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò... nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát ở 45 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa là Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình. Trước thực tế đó, tại Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã nhanh chóng chủ động lên kế hoạch, đề ra các giải pháp, chỉ đạo các địa phương, nhất là các huyện trọng điểm chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngay từ đầu năm, chi cục đã nhanh chóng phân công lực lượng giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm nếu có dịch bệnh xảy ra, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch động vật, quản lý vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật luôn được chi cục đẩy mạnh thực hiện; thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bệnh; tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Công tác tiêm phòng vắc-xin GSGC tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, đạt 100% kế hoạch, thuộc top đầu của cả nước.
Nổi bật về công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2023, đó là chi cục đã kịp thời chỉ đạo huyện Thạch Thành, Như Xuân nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây dập tắt kịp thời bệnh dại, không để lây lan ra diện rộng, công bố hết dịch chỉ sau 21 ngày, góp phần ổn định cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Đi đôi với đó, công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng luôn được chú trọng triển khai định kỳ, huy động 40 nghìn lít hóa chất sát trùng để triển khai 2 tháng hành động tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, xây dựng được 107 cơ sở chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ.
Bằng những giải pháp kịp thời, chính xác, năm 2023 dịch bệnh trên đàn GSGC, động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được kiểm soát tốt. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp trong 11 năm qua tỉnh không để bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Từ đó, góp phần ổn định tổng đàn GSGC toàn tỉnh, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước với 26,5 triệu con gia cầm, 1,3 triệu con lợn, 455.000 con trâu, bò.
Với quyết tâm cao hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để kịp thời ngăn chặn, khống chế, dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để cảnh báo sớm dịch bệnh; xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm phòng vắc-xin GSGC năm 2024, tháng tổng vệ sinh, sát trùng. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất an toàn dịch bệnh. Đi đôi với đó, tiếp tục kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung, vận động, xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo; hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ nhằm góp phần ổn định sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm chăn nuôi.