Giá heo hơi hôm nay 8/12: Giảm rải rác 1.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 9/12: Điều chỉnh không đồng nhất Giá heo hơi hôm nay 10/12: Thị trường tiếp tục giảm vào tuần tới? |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đứng yên
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc đồng loạt chững lại ngày đầu tuần.
Cụ thể, thương lái ở Yên Bái, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam và Hà Nội đang cùng thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 50.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương còn lại đang được giao dịch ổn định trong khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bắc Giang | 49.000 | - |
Yên Bái | 50.000 | - |
Lào Cai | 48.000 | - |
Hưng Yên | 50.000 | - |
Nam Định | 49.000 | - |
Thái Nguyên | 50.000 | - |
Phú Thọ | 49.000 | - |
Thái Bình | 49.000 | - |
Hà Nam | 50.000 | - |
Vĩnh Phúc | 49.000 | - |
Hà Nội | 50.000 | - |
Ninh Bình | 48.000 | - |
Tuyên Quang | 49.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên lặng sóng
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên đi ngang trên diện rộng.
Theo đó, giá heo hơi cao nhất khu vực tiếp tục được ghi nhận tại Quảng Bình và Quảng Ngãi là 49.000 đồng/kg.
Thấp hơn một giá ở mức 48.000 đồng/kg gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Bình Thuận.
Các tỉnh còn lại duy trì giao dịch ở mức 47.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 47.000 - 49.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Thanh Hóa | 47.000 | - |
Nghệ An | 47.000 | - |
Hà Tĩnh | 47.000 | - |
Quảng Bình | 49.000 | - |
Quảng Trị | 47.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 48.000 | - |
Quảng Nam | 48.000 | - |
Quảng Ngãi | 49.000 | - |
Bình Định | 47.000 | - |
Khánh Hoà | 48.000 | - |
Lâm Đồng | 48.000 | - |
Đắk Lắk | 47.000 | - |
Ninh Thuận | 47.000 | - |
Bình Thuận | 48.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đi ngang
Tại miền Nam, giá heo hơi cũng đứng yên theo xu hướng chung của thị trường.
Hiện tại, hai tỉnh Bình Dương và Cà Mau đang thu mua heo hơi lần lượt với giá thấp nhất và cao nhất khu vực là 47.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.
Thương lái tại các địa phương còn lại duy trì giao dịch heo hơi ổn định trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Bình Phước | 48.000 | - |
Đồng Nai | 48.000 | - |
TP HCM | 48.000 | - |
Bình Dương | 47.000 | - |
Tây Ninh | 48.000 | - |
Vũng Tàu | 48.000 | - |
Long An | 50.000 | - |
Đồng Tháp | 49.000 | - |
An Giang | 49.000 | - |
Vĩnh Long | 49.000 | - |
Cần Thơ | 49.000 | - |
Kiên Giang | 50.000 | - |
Hậu Giang | 49.000 | - |
Cà Mau | 51.000 | - |
Tiền Giang | 50.000 | - |
Bạc Liêu | 49.000 | - |
Trà Vinh | 48.000 | - |
Bến Tre | 49.000 | - |
Sóc Trăng | 49.000 | - |
Phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm dịp cuối năm
Do thời tiết diễn biến bất thường, nhu cầu vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm cuối năm lại tăng cao, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Do đó, người dân cần tiêm phòng vắc xin, chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học để kiểm soát dịch bệnh.
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ) cho hay, trong bối cảnh giá lợn hơi lên xuống thất thường, giá thức ăn chăn nuôi chưa giảm, hợp tác xã chỉ duy trì nuôi 400 con lợn. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp ở các địa phương lân cận của Hà Nội, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.
Còn theo Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thanh Oai Hoàng Văn Tuấn, do chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu nhỏ lẻ, ý thức của người dân chưa cao, vẫn nhập con giống không rõ nguồn gốc và còn chủ quan, lơ là trong công tác tiêm phòng vắc xin, dẫn đến nguy cơ dịch cúm gia cầm, bệnh Dịch tả lợn châu Phi bùng phát rất cao. Trong khi đó, việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, đặc biệt tại chợ dân sinh ở các vùng nông thôn vẫn diễn ra thường xuyên, gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Đình Đảng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, với 158,5 nghìn con trâu, bò; 1,48 triệu con lợn; 41,9 triệu con gia cầm. Trong 11 tháng của năm 2023, trên địa bàn Thủ đô có 2 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại huyện Chương Mỹ và huyện Hoài Đức, phải tiêu hủy 79 con lợn. Từ nay đến cuối năm, nguy cơ tái phát dịch bệnh gia súc, gia cầm là rất cao, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm...
“Việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội tiêu thụ trong dịp Tết sẽ tăng cao cùng tình trạng không báo cáo theo đúng quy định còn diễn ra ở một số địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi… gây khó khăn cho việc kiểm soát tình hình dịch bệnh”, ông Nguyễn Đình Đảng cho biết thêm.
Để bảo đảm đàn vật nuôi phát triển tốt, cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu cho hay, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo dịch bệnh, bán chạy động vật nghi mắc bệnh, làm lây lan dịch bệnh...
Còn Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, UBND thành phố đã yêu cầu các địa phương huy động các nguồn lực xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật. “Sở NN&PTNT kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện, thị xã bố trí thêm lực lượng tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát gia súc, gia cầm tại các chợ đầu mối; duy trì 6 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên địa bàn thành phố, để tăng cường kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm trên các tuyến đường từ các tỉnh biên giới về Hà Nội tiêu thụ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng các loại thuốc, vắc xin thú y, hóa chất cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh…”, ông Tạ Văn Tường nói.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, để ngành chăn nuôi phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT và chính quyền địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đấu tranh ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm.
“Bộ NN&PTNT sẽ thành lập các đoàn công tác đến các địa phương trọng điểm về chăn nuôi, dịch bệnh (trong đó có Hà Nội) để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thời điểm trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.