Giá heo hơi hôm nay 19/12: Biến động trái chiều trên diện rộng Giá heo hơi hôm nay 20/12: Tăng nhẹ ở phía Nam Giá heo hơi hôm nay 21/12: Tăng rải rác ở nhiều địa phương |
Giá heo hơi chạm đáy, người nuôi gánh lỗ. |
Ghi nhận giá heo hơi ngày 23/12, trên cả 3 miền được thu mua trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), đầu tháng 12 giá heo hơi bình quân cả nước là 48.000 đồng một kg.
Một tuần trở lại đây giá nhích tăng nhẹ, lên 49.000 - 50.000 đồng một kg song vẫn thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại chợ đầu mối Hóc Môn (TP HCM) ngày 22/12, giá loại thịt này dao động 47.000 - 53.000 đồng một kg. Lượng heo về chợ trên 5.800 con, tăng 9% so với một ngày trước đó.
Trước tình trạng giá lợn chạm đáy, nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, không dám tái đàn mặc dù Tết Nguyên Đán đang đến gần. Trang trại của gia đình ông P.B.T ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam – nơi từng được gọi là “thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, hiện có khoảng 200 con lợn thịt chuẩn bị xuất chuồng nhưng giá lợn hơi liên tục giảm sâu nên ông T. vẫn giữ lại chưa muốn bán.
Cách đây gần 1 tháng, khi giá lợn hơi có dấu hiệu lao dốc mạnh, ông T. đã bán hơn 100 con với mức giá 52.000 đồng/kg. Thời điểm đó, nếu giá cao thì ông T. đã có thể xuất hết số lợn khoảng 300 con trong chuồng, nhưng ông vẫn giữ lại đợi giá phục hồi. “Không ngờ giá lại tiếp tục giảm sâu, giờ đã chạm đáy, chỉ còn 47.000 đồng/kg, tôi đã lỗ lại càng thêm lỗ nặng. Tính sơ sơ, nỗi một ngày 200 con ăn hết gần 10 bì cám, tôi gánh lỗ hơn 3 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước", ông T. buồn rầu chia sẻ.
Những năm trước, các hộ chăn nuôi đều phấn khởi khi giá lợn hơi tăng dịp giáp Tết. Năm nay, không ngờ lợn đến thời điểm xuất chuồng nhưng giá vẫn giảm khiến người nuôi chán nản, giảm đàn.
Chị L.T.C, một hộ chăn nuôi quy mô lớn ở xã Ngọc Lũ cho hay: Giá lợn hơi hiện nay chỉ còn 47.000 đồng/kg. Với mức giá này dân không dám tái đàn. Với số lợn mấy trăm con đã đến kỳ xuất chuồng, gia đình chị C. lo ngay ngáy vì lợn to ăn hết nhiều, chậm tăng cân. “Gia đình tôi đang cố gắng chịu lỗ để trông chờ vào giá lợn hơi quay đầu tăng vào dịp Tết. Nếu giá không được cải thiện thì coi như mất Tết, thua lỗ hết và phải treo chuồng một thời gian dài”, chị C. nói.
Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu đẩy giá thành sản xuất lên cao. Bình quân giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp cho heo, gia cầm cao hơn 0,7-3,5% so với năm 2022 và gần 45% so với 2019 - giai đoạn trước dịch Covid-19. Năm nay Việt Nam chi gần 7 tỷ USD nhập 16,8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (chưa gồm nguyên liệu nguồn gốc động vật).
Lý giải nguyên nhân giá heo hơi lao dốc, Cục Chăn nuôi cho rằng sức mua thực phẩm giảm, người dân thắt chặt chi tiêu khi lạm phát tăng. Nhiều nhà máy không có đơn hàng sản xuất nên sức tiêu thụ thực phẩm tại các khu công nghiệp lao dốc, đẩy giá heo đi xuống.
Cầu yếu nhưng nguồn cung thịt trong nước tăng do các doanh nghiệp, trang trại duy trì số lượng nuôi ở mức cao. Ngoài ra, tâm lý người chăn nuôi bị ảnh hưởng từ dịch tả heo châu Phi, heo chưa đủ trọng lượng họ đã xuất bán, khiến heo xuất chuồng bị thương lái ép giá.
Trong khi cung trong nước dôi dư, lượng thịt nhập khẩu tăng nửa cuối năm 2023. Số liệu của Cục Chăn nuôi cho thấy, 11 tháng qua Việt Nam đã nhập gần 102.000 tấn thịt heo và 104.500 tấn sản phẩm từ thịt heo, tăng hơn 85% cùng kỳ năm ngoái.
Giá bán lẻ thịt heo tại các chợ, siêu thị vẫn ở mức cao. |
Lý do nữa được Cục Chăn nuôi nêu, là hiện giá heo hơi xuất chuồng tại một số nước (Trung Quốc, Thái Lan, Brazil...) đang thấp hơn 30% hoặc bằng Việt Nam, nên họ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu, dẫn tới cung vượt cầu, giá giảm mạnh.
"Điều này gây áp lực với thịt heo sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh đối với chăn nuôi trong nước", đại diện Cục Chăn nuôi nhìn nhận.
Hiện đã vào tháng cuối cùng của năm 2023, việc giá lợn hơi vẫn chìm sâu dưới mức chi phí chăn nuôi khiến người dân lo lắng. Ngoài yếu tố dịch bệnh thì sức mua thấp cũng khiến thị trường khó có hy vọng phục hồi. Dự đoán, sau giai đoạn này số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm mạnh vì thua lỗ kéo dài.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng các đơn vị sản xuất, kinh doanh thịt lợn và các mặt hàng nông sản thực phẩm tổ chức tái đàn thận trọng, không găm hàng, thổi giá. Doanh nghiệp phân phối cung ứng hàng hóa bảo đảm chất lượng thường xuyên, liên tục tại các điểm bán hàng; Phối hợp với ngành chức năng chủ động nắm nguồn cung sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất để chủ động có phương án phân phối ra thị trường.
"Để ổn định nguồn cung thịt lợn trên thị trường, trong khi chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, các hộ chăn nuôi cần chủ động phối trộn thức ăn để giảm chi phí và hướng tới chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học", ông Nguyễn Xuân Dương gợi ý.
Trong khi giá thịt hơi giảm sâu, giá bán lẻ tại các chợ, siêu thị vẫn ở mức cao.
Tại các chợ truyền thống, giá thịt heo bán lẻ vẫn ở mức cao. Chẳng hạn, mỗi kg thịt ba chỉ 140.000-170.000 đồng, sườn non 150.000 -180.000 đồng, giò heo 90.000-100.000 đồng.
Theo các tiểu thương, giá thịt heo bán tại chợ khó giảm vì chi phí đầu vào tăng cao, giá nhập tại chợ đầu mối với các sản phẩm thịt pha lóc chưa giảm nhiều.
Giá heo hơi hôm nay 11/12: Lặng sóng toàn thị trường |
Giá heo hơi hôm nay 12/12: Tăng nhẹ tại một số địa phương |
Giá heo hơi hôm nay 13/12: Biến động không đồng nhất |