Giá cà phê hôm nay 27/10/2022: Giảm sâu toàn thị trường Giá cà phê hôm nay 28/10/2022: Tăng 100 đồng/kg sau đợt giảm sâu Giá cà phê hôm nay 29/10/2022: Tiếp tục giảm khoảng 600 đồng/kg |
Giá cà phê trong nước
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông).
Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.
chuyên gia nhận định, thị trường cà phê nội địa liên tục giảm khi đồng USD ở mức cao, mức tiêu thụ yếu và đặc biệt là nguồn cung dồi dào khi nước ta đang bước vào vụ mùa thu hoạch.
Báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 10 đạt 36.156 tấn (tương đương 602.600 bao, bao 60 kg), đưa xuất khẩu cà phê trong 9,5 tháng đầu tiên của năm dương lịch 2022 lên đạt tổng cộng 1.381.345 tấn (khoảng 23,01 triệu bao) tăng 11,05% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, báo cáo dữ liệu sơ bộ cũng cho thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 3,16 tỷ USD, tăng mạnh tới 35,45% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy trong thời gian gần đây các nhà xuất khẩu từ Việt Nam đã đẩy mạnh bán hàng do giá kỳ hạn tại London được cải thiện rất đáng kể. Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam đặt mục tiêu trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần so với hiện tại.
Theo đó, Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland.
Thông tin bên lề, Ban Tổ chức Lễ hội cà phê lần thứ 8 năm 2023 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê vào ngày 10/3/2023.
Theo đó, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2023 sẽ có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - Vững bước hội nhập”, diễn ra từ 10/3/2023 đến ngày 14/3/2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Dự kiến, Hội chợ triển lãm sẽ có quy mô khoảng 400 gian hàng tiêu chuẩn với khoảng 150 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm phụ trợ trong ngành cà phê.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 giảm 29 USD/tấn ở mức 1.849 USD/tấn, giao tháng 3/2023 giảm 27 USD/tấn ở mức 1.837 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 9,05 cent/lb, ở mức 169,8 cent/lb, giao tháng 3/2023 giảm 9,2 cent/lb, ở mức 167,75 cent/lb.
Ấn Độ đóng góp khoảng 4% tổng sản lượng cà phê của thế giới, xếp thứ 6 toàn cầu về sản xuất cà phê. Hiện tại, hơn một nửa tổng sản lượng cà phê ở Ấn Độ được sản xuất chủ yếu tại bang Karnataka, tiếp theo là Kerala và Tamil Nadu.
Cà phê Ấn Độ được đánh giá cao và có giá cao trên thị trường cà phê toàn cầu nhờ vào sự đa dạng về hương vị và mùi thơm. Trong vài thập kỷ qua, mặt hàng nông nghiệp này đã có một vị trí đặc biệt trong danh sách xuất khẩu của Ấn Độ.
Tuy nhiên, việc trồng cà phê đang ngày càng trở nên thua lỗ ở Ấn Độ. Ngành công nghiệp này hiện đang bị đè nặng bởi chi phí đầu vào và sản xuất cao cũng như tình trạng thiếu lao động.
Không những thế, những thay đổi mạnh mẽ của mô hình khí hậu trong vài năm qua đã tác động tiêu cực đến sản lượng cà phê của Ấn Độ và chất lượng vụ mùa.
Có thể thấy, quốc gia Nam Á này đã trải qua những đợt khô hạn từ năm 2015 đến năm 2017, tiếp đó là những đợt mưa lớn trái mùa, lũ lụt và sạt lở đất từ năm 2018 đến năm 2022.
Theo ước tính của Hội đồng cà phê của Ấn Độ sau khi hoa nở, sản lượng vụ mùa 2022 được dự đoán sẽ thấp hơn khoảng 30% so với sản lượng ước tính trước đó trong bối cảnh điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Tác động của sự tàn phá do mưa lớn từ tháng 7 đến tháng 9 vẫn tiếp diễn, với cơ sở hạ tầng bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là tại các đồn điền ở Wayanad (Kerala) và Palani (Tamil Nadu).
Tình trạng thối trái, thối cuống, thối rễ, quả bị thâm đen và rụng là những thiệt hại không thể khắc phục khác do mưa lớn và sạt lở đất trong thời gian qua gây ra.
Đáng báo động hơn cả là điều kiện thời tiết bất thường đang giúp sâu bệnh sinh sôi và dẫn đến xuất hiện các bệnh mới trên cây trồng, từ đó gây thêm căng thẳng cho ngành cà phê của Ấn Độ, theo Civils Daily.