Động thái của NHNN trước kiến nghị nới room tín dụng “giải cứu” bất động sản

Sau khi nhiều “ông lớn” lớn trong ngành bất động sản (BĐS) bị khởi tố, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Thiếu vốn, trở thành vấn đề lớn thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2022. Một số chuyên gia cho rằng, bơm thêm 1-2% room tín dụng nhằm cứu vớt thị trường BĐS là hoàn toàn khả thi nếu vốn được bơm đúng địa chỉ. Dù vậy, ngân hàng nhà nước có cho đó là phương án đúng đắn?
Các “ông lớn” ngân hàng đang làm ăn thế nào? Dư nợ trái phiếu và nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng ACB tăng cao Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nêu loạt giải pháp ngăn chặn "thổi giá", sốt giá, "bong bóng" bất động sản

Kiến nghị NHNN nới room tín dụng thêm 1-2%

Đứng trước tình trạng nhiều doanh nghiệp BĐS kiệt sức, cạn vốn, có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có động thái kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room tín dụng thêm 1-2%.

Theo các chuyên gia kinh tế, phương án nới room tín dụng không phải là không thể. TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, việc nới tín dụng thêm 1-2% nữa sẽ giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, thay vì bế tắc như hiện nay.

“Lượng vốn bơm thêm ra có thể không quá lớn, song nếu quay vòng nhiều lần, sẽ làm thị trường ấm nóng trở lại. Tất nhiên, việc bơm vốn sẽ phải đồng thời với giám sát dòng vốn bơm đúng địa chỉ”, TS. Nghĩa kiến nghị.

Ông Nguyễn Quang Thuân - chủ tịch FiinGroup.
Ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cũng cho rằng: “Ngân hàng giải ngân đến đâu, thu nợ đến đó. Làm được như vậy thì rủi ro ngân hàng thấp hơn và kiểm soát được thu nợ và tránh rủi ro từ việc chủ đầu tư mang tiền đi thực hiện dự án khác hoặc mục đích khác. Để thực hiện điều này, NHNN nên có hướng dẫn tiêu chí về đối tượng là người mua nhà để tránh đầu cơ”.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh rất nhiều ngân hàng có sở hữu chéo phức tạp, nhiều ông chủ ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với các doanh nghiệp BĐS hoặc biến doanh nghiệp BĐS thành sân sau như hiện nay, thì việc đảm bảo dòng vốn chảy đúng địa chỉ là một thách thức với cơ quan quản lý.

Đặt trong bối cảnh thanh khoản hệ thống hiện nay, khả năng NHNN nới room tín dụng rất khó xảy ra. Hơn nữa, thị trường BĐS đang dựa quá lớn vào tín dụng ngân hàng, nên việc giải cứu thị trường, nếu có, cũng sẽ không phải bắt đầu bằng cách bơm tín dụng.

Việc nới tín dụng thêm 1-2% vừa giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, vừa giúp nhà đầu tư bất động sản thêm cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Việc nới tín dụng thêm 1-2% vừa giúp nền kinh tế ấm nóng trở lại, vừa giúp nhà đầu tư bất động sản thêm cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng. Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn

Bất động sản không còn được ưu tiên cấp vốn

Thiếu vốn hiện nay không phải chỉ là câu chuyện của riêng ngành BĐS, mà của toàn nền kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất. Trong 10 tháng đầu năm, tín dụng tăng trên 11%, nhưng huy động vốn chỉ tăng hơn 4%. Chính vì vậy, ngay cả khi tín dụng được nới nhẹ, thì BĐS cũng không phải là lĩnh vực được ưu tiên cấp vốn.

Tình trạng khan vốn cục bộ đã diễn ra tại một số ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng này đang phải huy động vốn hoặc thu hồi vốn bằng cách xiết chặt dòng tiền, không giải ngân cho vay để bù đắp thanh khoản cho những khoản giải ngân trước đó, nên khó tính đến cấp tín dụng mới. Với tình trạng thanh khoản hiện nay, nới room tín dụng là rất rủi ro cho an toàn của hệ thống. nhiều ngân hàng giữ chân khách hàng bằng cách hoàn tất hồ sơ vay tín dụng của khách hàng trước và nằm chờ giải ngân.

Anh Đ.V.H (Thanh Trì) cho biết, anh mua 1 cư hộ chung cư nằm trên địa bàn huyện thanh trì với giá gần 3 tỷ, cách đây 1 tháng anh có làm thủ tục vay ngân hàng và thế chấp bằng chính hợp căn hộ đó. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng của ngân hàng nói rằng hiện tại chỉ có thể hoàn tất hồ sơ vay cho anh, sau đó anh phải chờ cho đến khi ngân hàng được nới thêm tín dụng.

Như vậy, hiện nay bản thân nhiều ngân hàng cũng đang cạn nguồn tiền giải ngân, nếu không được nới room tín dụng, không thu hồi được nợ thì không chỉ doanh nghiệp BĐS mà đến người mua BĐS cũng gặp khó khăn. Mặc dù NHNN luôn khẳng định khuyến khích tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, song thực tế, tín dụng BĐS hiện nay lại chủ yếu chảy vào phân khúc nhà ở cho người giàu.

Vì vậy, việc nới room để giải cứu thị trường BĐS tiền có về đúng địa chỉ hay không là thách thức không nhỏ với cơ quan quản lý. Còn nếu không kiểm soát được ngân hàng có mạo hiểm nới room tín dụng theo kiến nghị?

Để vượt qua khủng hoảng doanh nghiệp phải tự tái cấu trúc không thể trông chờ vào tín dụng ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp.
Để vượt qua khủng hoảng doanh nghiệp phải tự tái cấu trúc không thể trông chờ vào tín dụng ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tín dụng BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nhu cầu vay chủ yếu là trung, dài hạn, số tiền lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên "không điều tiết tốt, ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản". Chưa kể, ưu tiên của chính sách tiền tệ giai đoạn hiện nay là kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng. Vì thế, điều hành tín dụng cho BĐS phải cân nhắc, thận trọng.

Dư nợ tín dụng BĐS tới cuối tháng 8/2022 đạt 777.235 tỷ đồng, giảm 7.340 tỷ đồng so với trước đó 2 tháng, song vẫn chiếm tới 21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Một số chuyên gia cho rằng, bơm thêm 1-2% room tín dụng để thị trường BĐS có thêm oxy là hoàn toàn khả thi nếu vốn được bơm đúng địa chỉ. Dù vậy, khả năng này rất khó xảy ra.

“Nếu tiếp tục rót tiền cứu BĐS, giá nhà, thì giá đất sẽ còn tăng đến đâu? Việc Đất Thủ Thiêm trúng thầu 2,44 tỷ đồng/m2 là giọt nước tràn ly, nếu tiếp tục giải cứu BĐS bằng cách bơm tiền vào, thì giá đất sẽ còn tăng. Vậy cứu doanh nghiệp bất động sản, ai sẽ giải cứu những người có nhu cầu mua nhà ở thực?”, lãnh đạo một ngân hàng đặt câu hỏi.

Trong khi đó, dù tán thành quan điểm nới nhẹ room tín dụng để tạo đòn bẩy phục hồi kinh tế năm sau, song TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, riêng với BĐS, biện pháp ưu tiên vẫn là doanh nghiệp phải bán tài sản, tái cấu trúc để tự giải quyết thanh khoản.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng cần vào cuộc, rà soát để nắm bắt bắt danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra khủng hoảng thanh khoản và yêu cầu các đơn vị này đưa ra phương án tái cơ cấu với sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ. Việc tái cơ cấu các tập đoàn này nhằm ngăn sở hữu chéo lan rộng, song nguồn lực vẫn chủ yếu dựa vào tài sản của tập đoàn, không phải từ nguồn lực ngân sách.

Nói cách khác, để giải quyết khủng hoảng thanh khoản hiện nay, doanh nghiệp BĐS phải chấp nhận chịu đau để tái cấu trúc, đưa BĐS dần về với giá trị thực,

Như vậy, trong giai đoạn này khó có thể trông chờ vào nguồn lực ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp BĐS phải chấp nhận rủi ro, nén nỗi đau nhằm tái cấu trúc đưa BĐS về với giá trị thực, từ đó huy động vốn bằng cách hút nhà đầu tư nhỏ lẻ duy trì nguồn vốn vượt qua giai đoạn khủng hoảng chờ thời cơ mới.

Đại biểu lo siết tín dụng bất động sản khiến thị trường trì trệ Đại biểu lo siết tín dụng bất động sản khiến thị trường trì trệ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả
Thêm 4 ngân hàng được tăng room tín dụng, mức cao nhất gần 45.000 tỷ đồng Thêm 4 ngân hàng được tăng room tín dụng, mức cao nhất gần 45.000 tỷ đồng
Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng, doanh nghiệp bất động sản ‘khát’ vốn Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng, doanh nghiệp bất động sản ‘khát’ vốn
Bảo Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
Gửi tiền ngân hàng: Ai mới được hưởng lãi suất trên 6%/năm?

Gửi tiền ngân hàng: Ai mới được hưởng lãi suất trên 6%/năm?

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục ổn định ở mức thấp, hiện chỉ còn ba ngân hàng công khai niêm yết mức lãi suất cao nhất dao động từ 6% đến 6,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài và số dư lớn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn duy trì các mức lãi suất “đặc biệt” lên tới 9,65%/năm, nhưng đi kèm với điều kiện khắt khe.
Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng – giải pháp sinh lời theo ngày an toàn, linh hoạt

Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng – giải pháp sinh lời theo ngày an toàn, linh hoạt

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng (hay còn gọi là Super Thịnh Vượng) - giải pháp tài chính với nhiều ưu điểm vượt trội như: Super Linh hoạt khi dễ dàng chuyển nhượng theo thỏa thuận ngay trên ứng dụng VPBank NEO; Super Hiệu quả với lợi suất hấp dẫn theo thời gian nắm giữ thực tế; Super Tối ưu khi khách hàng không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí nào.
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.450 tỷ đồng.
Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Giải pháp thanh toán tích hợp của SHB được giới thiệu trước Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tham gia sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp hiện đại, tiện lợi, đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp và bật mí về mô hình Ngân hàng tương lai (Bank of Future - BOF) với những giải pháp cải tiến đột phá.
Vay đặc biệt 0% lãi suất: Chỉ áp dụng khi hệ thống cần can thiệp nhanh

Vay đặc biệt 0% lãi suất: Chỉ áp dụng khi hệ thống cần can thiệp nhanh

Sáng 29/5, Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng, nổi bật là quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0% không cần tài sản đảm bảo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây là cơ chế đặc biệt, chỉ áp dụng khi cần bảo vệ hệ thống. Bà cũng cho biết dự luật đề xuất phân quyền cho NHNN để xử lý kịp thời tình huống khẩn cấp.
SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

SeABank bàn giao 856 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hòa Bình

Ngày 19/05/2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức khánh thành, bàn giao 856 căn nhà xây mới và sửa chữa tổng trị giá 30 tỷ đồng tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
SHB được vinh danh tại “FinanceAsia Awards 2025”

SHB được vinh danh tại “FinanceAsia Awards 2025”

Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực không ngừng của SHB trong việc cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công; đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước.
Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất trao quyền cho vay đặc biệt 0% lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước

Sáng 20/5, trình bày trước Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết cơ quan soạn thảo đề xuất phân quyền quyết định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%, không cần tài sản bảo đảm, từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước. Dự luật cũng bổ sung quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm với các khoản nợ xấu.
Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Đề xuất phạt đến 200 triệu đồng với hành vi mua bán tài khoản ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, với đề xuất tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài khoản ngân hàng, ví điện tử và hoạt động thanh toán.
Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7, thẻ ATM dải từ bị “khai tử” trên toàn quốc

Từ ngày 1/7/2025, các ngân hàng thương mại sẽ ngừng hỗ trợ giao dịch với thẻ ATM dùng dải từ và tạm khóa tài khoản doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin sinh trắc học. Động thái này nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến hệ thống thanh toán hiện đại, an toàn.
SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
ABBANK và VietED ký hợp tác chiến lược phát triển tài chính bền vững cho cộng đồng

ABBANK và VietED ký hợp tác chiến lược phát triển tài chính bền vững cho cộng đồng

Ngày 13/5/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Doanh nghiệp Cộng đồng Việt (VietED Group) chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược, mở ra bước tiến mới trong việc hỗ trợ cộng đồng yếu thế tiếp cận tài chính, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp và lan tỏa các sáng kiến phát triển bền vững.
Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Chỉ còn 5 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất cho thấy, thị trường hiện có 8 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, 3 trong số đó yêu cầu số tiền gửi tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên để được hưởng mức lãi suất đặc biệt. Như vậy, chỉ còn 5 ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 6% cho các kỳ hạn dài mà không đi kèm điều kiện đặc biệt.
SHB tung gói tài chính toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

SHB tung gói tài chính toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay?

Ngân hàng nào trả lãi cao nhất hôm nay?

Ngày 13/5/2025, lãi suất ngân hàng tiếp tục thu hút sự quan tâm của người gửi tiền và nhà đầu tư. Thị trường ghi nhận cạnh tranh rõ nét giữa nhóm Big4 và các ngân hàng thương mại, trong đó Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4.
ABBank, PVCombank, Vikki Bank dẫn đầu bảng lãi suất VIP

ABBank, PVCombank, Vikki Bank dẫn đầu bảng lãi suất VIP

Dù mặt bằng lãi suất huy động liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm kể từ cuối tháng 2/2025, mức lãi suất “đặc biệt” dành cho nhóm khách hàng siêu VIP vẫn được duy trì ổn định. Nhiều ngân hàng tiếp tục áp dụng lãi suất lên tới gần 10%/năm, nhưng đi kèm là điều kiện số tiền gửi rất lớn.
Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất cao kỷ lục 9,65%/năm: Cơ hội và điều kiện tại ABBank

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng hiện nay dao động từ 6% đến 9,65%/năm, với nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Mặc dù hầu hết ngân hàng áp dụng mức lãi suất 6-7%, một số ngân hàng đưa ra lãi suất cao hơn nhưng kèm theo các điều kiện đặc biệt.
Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Ngân hàng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Kinh tế phục hồi, nhiều ngân hàng Việt chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt để tri ân cổ đông. Năm 2025, LPBank dẫn đầu với tỷ lệ chi trả 25%, vượt Techcombank, VPBank, ACB và SHB.
Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Lãi suất ngân hàng nóng trở lại: Bac A Bank vọt lên 6,2%/năm

Bac A Bank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới từ ngày 8/5 với mức điều chỉnh tăng mạnh, đưa lãi suất cao nhất lên tới 6,2%/năm — cao nhất thị trường hiện nay, áp dụng cho khách hàng gửi từ 1 tỷ đồng, kỳ hạn dài.
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp công nghệ

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 6/5 vừa qua, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về một gói tín dụng đặc biệt trị giá 500.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 20 tỷ USD) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hai lĩnh vực then chốt: Hạ tầng và công nghệ số.
MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

MB giảm lãi suất huy động, Vikki Bank giữ vững ngôi vương 6%/năm

Ngân hàng MB giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, giữa xu hướng chung, Vikki Bank nổi bật khi vẫn duy trì mức 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng – cao nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp – Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp – Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Một “ông lớn” ngân hàng tăng lãi suất huy động sau kỳ nghỉ lễ

Trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Techcombank đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn từ 1-36 tháng, với mức tăng thêm 0,1%/năm.
Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ đồng ý thí điểm cho vay ngang hàng từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động