Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 25/4/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 250,0 JPY/kg, giảm mạnh 5 yên, tương đương 1,96%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 300 CNY, xuống mức 12.625 CNY/tấn, tương đương 2,32%.
Giá cao su Nhật Bản giảm sau khi số liệu thương mại trong nước yếu kém gây lo lắng về tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và do tình trạng Covid-19 tại Thượng Hải tiếp tục gây sức ép lên tâm lý.
Cập nhật giá cao su hôm nay 25/4/2022: Sàn châu Á đồng loạt đi xuống |
Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại trong tháng 3, cao hơn 4 lần so với các dự báo của thị trường, do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh trong khi giá năng lượng tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu, bổ sung những thách thức cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine.
Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại tháng thứ 8 liên tiếp trong tháng 3/2022 do giá năng lượng và hàng hoá tăng mạnh khiến tăng chi phí nhập khẩu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 1,4% chốt tại 172 US cent/kg.
Thông tin mới nhất về thị trường cao su thế giới
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong hai tháng đầu năm 2022, Brazil nhập khẩu 99,3 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 211,4 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 36,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thái Lan, Indonesia, Mỹ, Ba Lan, và Nga là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Brazil trong hai tháng đầu năm 2022.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Brazil, đạt 2,19 nghìn tấn, trị giá 5,15 triệu USD, giảm 15,9% về lượng, nhưng tăng 72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Brazil trong hai tháng đầu năm 2022 chiếm 2,2%, giảm nhẹ so với mức 2,9% của hai tháng đầu năm 2021.
Trong hai tháng đầu năm 2022, Brazil đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ các thị trường như Thái Lan, Indonesia, Ba Lan, Pháp…; trong khi giảm nhập khẩu từ Mỹ, Nga, Bờ Biển Ngà và Argentina.
Thị trường cao su bị ảnh hưởng sau khi OPEC cho rằng thế giới sẽ không thể thay thế được khoảng 7 triệu thùng dầu và các chất lỏng khác mỗi ngày bị mất từ Nga.
Trong tháng 2/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 29,92 nghìn tấn, giảm 39% so với tháng 1/2022 và giảm 40% so với tháng 2/2021.
Trong khi đó, xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 2/2022 đạt 47,68 nghìn tấn, giảm 6,8% so với tháng 1/2022 và giảm 12,7% so với tháng 2/2021.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 50,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Mỹ chiếm 5,1%; Đức chiếm 3,5%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 3,4% và Brazil chiếm 2,1%.