Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 12/4/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 8/2022, giảm mạnh xuống mức 261,8 JPY/kg, giảm mạnh 1,3 yên, tương đương 0,49%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 95 CNY, xuống mức 13.170 CNY/tấn, tương đương 0,72%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng do đồng yen suy yếu và nguồn cung thắt chặt, làm lu mờ lo ngại về nền kinh tế Nhật Bản.
Cập nhật giá cao su hôm nay 12/4/2022: Quay đầu giảm nhẹ |
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Osaka tăng 0,2 JPY tương đương 0,1% lên 263,2 JPY (2,1 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 25 CNY lên 13.540 CNY (2.126,69 USD)/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng giá ở Thượng Hải, giữa bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản năm nay sẽ tăng trưởng chậm lại.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn Osaka kết thúc phiên giảm 6,3 yên, tương đương 2,4%, xuống 260,6 yên (2,11 USD)/kg, mức giảm hàng ngày nhiều nhất kể từ ngày 8 tháng 3.
Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng cao su giao tháng 9 giảm 340 nhân dân tệ xuống 13.555 nhân dân tệ (2.131,46 USD)/tấn lúc đóng cửa. Đầu phiên, hợp đồng này thậm chí giảm 2,7%, đánh dấu mức giảm phần trăm lớn nhất kể từ ngày 22 tháng 10.
Xuất khẩu cao su tháng 3 tăng gần 30% nhờ nhu cầu thế giới phục hồi
Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su trong tháng 3 đạt 130 ngàn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 28,2% về trị giá so với tháng 2.
Giá cao su xuất khẩu bình quân ở mức 1.792 USD/tấn, gần như không đổi so với tháng 2.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 189 nghìn tấn, trị giá 329 triệu USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,6% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 188,5 nghìn tấn, trị giá 327,54 triệu USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, xuất khẩu cao su Việt Nam trong những tháng đầu năm khá thuận lợi khi nhu cầu thế giới phục hồi. Trong năm 2022, thị trường cao su thế giới được dự báo có nhiều yếu tố hỗ trợ.
ANRPC dự báo, yếu tố hỗ trợ giá cao su năm 2022 bao gồm điều kiện thời tiết và dịch Covid-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.
Tuy nhiên, những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.