Sáng 6/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội chốt cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024 Quốc hội bắt đầu họp đợt 2 Kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng |
Các đại biểu tham dự phiên họp ngày 27/11. Ảnh: Như Ý. |
Sáng 27/11, trong kì họp với các đại biểu Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước với 431/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Căn cước sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua chỉ rõ các trường thông tin sẽ thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước bao gồm ảnh khuôn mặt, số định danh cá nhân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày - tháng - năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh. quốc tịch, nơi cư trú, ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
So với Luật căn cước công dân 2014 thì trường thông tin về vân tay và quê quán đã được bỏ bớt không cần thể hiện trên thẻ căn cước mới. Thay vào đó, thông tin về quê quán sẽ được tích hợp thẳng vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc dự thảo bỏ vân tay trên thẻ căn cước nhằm đảm bảo thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng, bỏ thông tin quê quán để đảm bảo tính riêng tư và hạn chế việc phải cấp đổi thẻ và vướng mắc trong xác thực thông tin.
Theo Luật Căn cước mới, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm có thông tin nhân dạng, mống mắt, ADN, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, nghề nghiệp...
Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói sẽ thu thập nếu như người dân có nhu cầu và tự nguyên cung cấp hoặc cung cấp trong trường hợp quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước
Từ ngày 1/7/2024 sẽ bỏ vân tay và thông tin quê quán trên thẻ căn cước. |
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và Anh ninh đã đại diện thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra cho biết trong thời gian qua đã có những thay đổi về hình thức, nội dung cũng như tên gọi của thẻ căn cước, khiến khó thống nhất trong cách gọi. Vì thế, ông đã đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật, không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.
Ông Lê Tấn Tới cho biết đa phần những ý kiến của Đại biểu Quốc hội đều đồng tình với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc sử dụng tên gọi là Luật căn cước cho thấy sự khoa học, bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áo dụng của luật và phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số đang được đẩy mạnh hiện nay.
Tích hợp đầu đủ thông tin trong thẻ căn cước công dân hợp lý sẽ mang đến phương thức quản lý số đảm bảo tính đại chúng, dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Do đó, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước sẽ khoa học hơn, phục vụ cho những công cuộc chuyển đối ố của đất nước.
Từ những vấn đề và kiến nghị trên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc đổi tên và sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân.
Quốc hội hoàn thành việc lấy phiếu kín đánh giá tín nhiệm 44 cán bộ |
Quốc hội công bố kết quả tín nhiệm 44 chức danh lãnh đạo cấp cao |
Quốc hội thảo luận về 3 chương trình mục tiêu quốc gia |