9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Cho ý kiến vào dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), tại Phiên họp pháp luật tháng 9/2022 diễn ra ngày 19/9, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm cần có thêm đánh giá tác động xã hội để có thể triển khai Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) một cách hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Cân nhắc kỹ về mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đang tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung
9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Toàn cảnh Phiên họp pháp luật tháng 9/2022, cho ý kiến vào dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 29/11/2005 đã tạo hành lang pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế cho giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Các quy định của Luật đi vào cuộc sống đã góp phần thúc đẩy sự phát triển giao dịch điện tử đồng thời tạo tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Kết quả tổng kết thực tiễn 17 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 vẫn đang tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung.

Thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh: Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) (dự án Luật). Để phục vụ việc thẩm tra, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức các đợt khảo sát, hội thảo, tọa đàm tham vấn các chuyên gia, nhà quản lý; lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về nội dung của dự án Luật; đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham gia thẩm tra.

Ngày 09/9/2022, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật theo Tờ trình số 267/TTr-CP ngày 09/8/2022 của Chính phủ kèm theo dự thảo Luật và các tài liệu liên quan. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tham dự và chỉ đạo Phiên họp. Tham dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật (Bộ Thông tin và Truyền thông), đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, dự thảo Luật gồm 8 chương, 56 điều đã có sự kế thừa các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và được bố cục tương đối hợp lý. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định về: Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định pháp luật về giao dịch điện tử trong Chương I (Những quy định chung). Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong từng lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại Điều 7 (Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử).

9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Về cách thức thực hiện từng loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cjp rằng, cần bổ sung quy định giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng cổng dịch vụ công; quy định về việc cấp phép sử dụng và cấp quyền tương ứng cho dữ liệu mở; quy định thúc đẩy dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước; quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thu thập, quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu; quy định dẫn chiếu cần thiết để bảo đảm tính đồng bộ của dự thảo Luật trong Chương V (Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước).

Cơ sở dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia trong đó tích hợp các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, lĩnh vực trên cơ sở tách khoản 4 Điều 41 của dự thảo Luật để xây dựng một số điều cụ thể hoặc một chương riêng về cơ sở dữ liệu quốc gia.

Các loại hình giao dịch điện tử như: giao dịch điện tử trong cơ quan hành chính và dịch vụ hành chính công; giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại điện tử; giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; giao dịch điện tử xuyên biên giới và xây dựng một chương riêng về các nội dung này. Nền tảng số, một số nguyên tắc để phát triển hệ thống thông tin nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm phát triển các nền tảng số quốc gia thân thiện, dùng chung, có khả năng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu, hoạt động đồng bộ, tránh việc triển khai phân tán, rời rạc, sử dụng trùng lặp nhiều giải pháp chuyển đổi số khác nhau, bởi vì nền tảng số là vấn đề quan trọng, được xem là điểm mấu chốt để vừa phát triển kinh tế số, xã hội số, vừa bảo đảm chủ quyền số quốc gia.

Thảo luận tại Phiên họp, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và tập trung cho ý kiến các nội dung: Mở rộng phạm vi điều chỉnh, áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội; sự tương thích của dự án Luật với các đạo luật khác...

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nhất trí với việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử bởi phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về việc Luật đi vào cuộc sống sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển giao dịch điện tử đồng thời tạo tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đóng góp ý kiến tại Phiên họp.

Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, tại thời điểm Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được ban hành, do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ yếu là do công nghệ chưa sẵn sàng, chưa phổ biến, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn, tin cậy, nên một số loại giao dịch bị loại khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật này (bao gồm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác). Việc loại trừ này làm hạn chế việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực thuộc phạm vi kể trên.

Còn dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội đối với các loại giấy tờ, văn bản trên. Để đảm bảo tính khả thi khi Luật có hiệu lực thi hành, Ban soạn thảo dự án Luật cần có thêm đánh giá tác động đến đời sống xã hội khi mở rộng phạm vi điều chỉnh xem có vướng mắc gì không. Việc này là góp phần để khi Luật áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì có thể thực hiện được ngay tới tất cả các vùng miền, đối tượng. Ngoài ra, cũng là tránh trường hợp nếu khi Luật có hiệu lực mà không thực hiện trong thực tiễn thì hệ quả pháp lý và tốn kém về mặt kinh tế rất lớn.

Đóng góp ý kiến về mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, khi mở rộng phạm vi thực hiện được những giao dịch điện tử yêu cầu cần có sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ. Nếu mở rộng phạm vi áp dụng mà hạ tầng công nghệ, kỹ thuật không đồng bộ thì khi áp dụng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) vào cuộc sống rất khó khả thi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, ở nhiều nước phát triển không mở rộng hết giao dịch điện tử hết ở các lĩnh vực, trong đó có vấn đề các giao dịch liên quan đất đai. Nếu mở rộng phạm vi thì mở rộng đến đâu, trong thời gian là bao nhiêu năm và phải đảm bảo tính khả thi khi Luật được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, Ban soạn thảo và thẩm tra dự án Luật cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng việc mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội.

9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm tại Phiên họp.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Chính phủ, cơ quan thẩm tra đã rất công phu trong việc biên soạn, thẩm định dự án Luật. Vì vậy, dự án Luật đủ điều kiện để tình Quốc hội xem xét, cho ý trong Kỳ họp tới. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo và thẩm tra cần đề cập rõ hơn về mục đích, quan điểm, sự cần thiết của việc ban hành dự án Luật cũng như cụ thể hóa Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Mặt khác, nhằm đảm bảo chất lượng tốt hơn cho dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), cơ quan soạn thảo dự án Luật cần làm rõ hơn về các quy định quốc tế và việc Việt Nam đã học hỏi, tiếp thu được những gì từ các nước trên thế giới. Xu hướng của giao dịch điện tử như thế nào?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Khi sửa đổi Luật Giao dịch điện tử phải đảm bảo liên quan đến chuyển đổi số, an toàn thông tin, an ninh mạng; quản lý theo không gian thực như thế nào thì Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cần phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng. Đặc biệt lưu ý về hạ tầng cơ sở kỹ thuật, công nghệ có đáp ứng được khi mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng phải đảm bảo an toàn thông tin, quyền công dân, bí mật riêng tư cho người dân. Người dân không muốn công khai thông tin thì phải đảm bảo an toàn cho họ.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử không nên tạo thêm quy trình công đoạn, thủ tục phát sinh, điều kiện bắt buộc cho người dân. Chính sách thực hiện Luật cũng cần rõ ràng. Ngoài ra, trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) còn một số thuật ngữ chưa rõ nghĩa, do đó, Ban soạn thảo cần giải thích từ ngữ, sử dụng các thuật ngữ ở trong dự án Luật một cách rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông.

Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với các luật khác, Ban soạn thảo nên có thống kê, phân tích về việc sửa đổi luật thì phải thay đổi các luật khác như thế nào. Các giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước, trong một số lĩnh vực khác như dịch vụ công, tài chính ngân hàng cần thiết có quy định chung, quy định riêng.

9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Với những ý kiến đóng góp của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã làm rõ một số nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin cho người dân...

Thay mặt Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao và bày tỏ sự tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tới.

Trong khuôn khổ Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn đóng góp ý kiến vào các nội dung: Đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin, bí mật thông tin của các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử; tránh phát sinh thêm thủ tục phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch điện tử...

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Dự án Luật cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật; lưu ý ý kiến của đồng chí Chủ tịch Quốc hội và tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tiếp tục rà soát thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng nhất là Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 để hoàn thiện dự thảo Luật, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Iternet và không gian mạng; ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên không gian mạng; thực hiện tốt việc quản lý dữ liệu, định danh số, xác thực điện tử quốc gia, thiết lập khung danh tính số quốc gia.

Thứ hai: Bổ sung đánh giá bối cảnh thực tế, những vấn đề mới, những yêu cầu để phát triển xã hội số, kinh tế số, bảo đảm an ninh, quốc phòng, dự thảo đầy đủ các văn bản hướng dẫn Luật; hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động, làm rõ những nội dung của Luật hiện hành còn phù hợp, cần kế thừa, đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội đối với từng chính sách, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, thông lệ tốt của quốc tế, các nguyên tắc trong Luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996 để hoàn thiện Luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, sát với thực tiễn của đất nước, không trái với các Hiệp định Việt Nam đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

9 nội dung lớn cần điều chỉnh trong dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận Phiên họp.

Thứ ba: Rà soát để bảo đảm nguyên tắc thống nhất xuyên suốt là Luật Giao dịch điện tử chỉ quy định để đảm bảo các giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý, thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ giao dịch điện tử, tạo thành tố để chuyển môi trường thực sang môi trường số, không quy định lại nội dung pháp luật khác quy định; không làm thay đổi trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong các lĩnh vực; không quy định nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch điện tử; Bộ Thông tin và truyền thông chỉ quản lý các nội dung mang tính công nghệ, kỹ thuật của giao dịch điện tử còn nội dung giao dịch, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai; môi trường số tạo lập theo quy định của Luật phải phong phú hơn môi trường thực, thời gian nhanh hơn, không phát sinh thêm thủ tục hành chính, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.

Thứ tư: Rà soát bố cục dự thảo luật, thiết kế các chương, điều khoản chặt chẽ, khoa học, không mâu thuẫn giữa các điều khoản trong Luật; rà soát quy định về giải thích từ ngữ, các khái niệm, văn phong để chỉnh sửa hoặc bổ sung đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác, ngôn ngữ trong sáng, đơn giản, dễ hiểu;

Thứ năm: Rà soát lại phạm vi, đối tượng điều chỉnh để đảm bảo các giao dịch điện tử thể hiện được đầy đủ ý chí, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, bảo mật thông tin cá nhân theo Hiến pháp, tính toán đến các điều kiện áp dụng đối với các lĩnh vực đặc thù để nếu cần thiết có lộ trình thực hiện bảo đảm khả thi.

Thứ sáu: Sửa đổi, bổ sung theo ý kiến của Thường vụ và cơ quan thẩm tra đối với quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử, thu thập, quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu; trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong từng lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng cổng dịch vụ công; cấp phép sử dụng và cấp quyền tương ứng cho dữ liệu mở; xây dựng, phát triển, tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu mở của cơ quan quản lý nhà nước; quy định cụ thể từng loại hình giao dịch điện tử (trong cơ quan hành chính và dịch vụ hành chính công; trong lĩnh vực thương mại điện tử; trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; giao dịch điện tử xuyên biên giới.

Thứ bảy: Nghiên cứu quy định các nguyên tắc để phát triển hệ thống thông tin nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử đảm bảo thân thiện, dùng chung, kết nối liên thông, chia xẻ dữ liệu, hoạt động đồng bộ; quy định tiêu chuẩn, cơ chế kết nối, chia sẻ của các nền tảng số, cổng thông tin, phần mềm; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển và sử dụng các nền tảng số; quy định cụ thể về dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

Thứ tám: Hoàn thiện các quy định về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử để bao quát thực tiễn phát sinh, bảo đảm thuận lợi trong triển khai nhưng tiết kiệm chi phí, cụ thể các điều kiện để bảo đảm giá trị của chứng từ điện tử, chữ ký điện tử và quyền của chủ sở hữu; hoàn thiện các quy định về dịch vụ tin cậy; các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử để bảo đảm chặt chẽ, khả thi; quy định cụ thể các giai đoạn giao kết hợp đồng điện tử; hiệu lực, thời điểm có hiệu lực và điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực; các trường hợp xác định hợp đồng điện tử vô hiệu; các loại hợp đồng điện tử mẫu trong các trường hợp giao dịch khác nhau; hoạt động chứng thực giao dịch và hợp đồng điện tử.

Thứ chín: Rà soát để bảo đảm đồng bộ thống nhất với các Luật khác, quy định để dẫn chiếu, kết nối với các luật liên quan; sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thống nhất giữa Luật Giao dịch điện tử và các Luật khác như pháp luật về tố tụng, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai...; cụ thể hóa tối đa trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm và áp dụng ổn định trong thực tiễn, nhất là luật hóa các quy định trong các nghị định đã áp dụng hiệu quả thời gian qua, bảo đảm hiệu lực thi hành ngay của Luật. rà soát qui định áp dụng Luật, điều khoản thi hành để bảo đảm khả thi, tránh vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV./.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Tỉnh Thanh Hóa đã công bố thành lập 166 Đảng bộ cấp xã mới, chỉ định nhân sự chủ chốt cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ 8h sáng 30/6, các địa phương trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định.
Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Sáng 30/6, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị (mới) tổ chức Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và của tỉnh về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; công bố quyết định thành lập tổ chức đảng và chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2 cấp.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Sáng 30/6/2025, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Sức mạnh của đoàn kết

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Sức mạnh của đoàn kết

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm nhan đề: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT".
Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 204/2025/QH15 về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước

Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước

Tại Phiên họp thứ mười hai của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu và đóng góp xây dựng đất nước, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn mới.
Thủ tướng: Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ

Thủ tướng: Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Anh cùng Việt Nam tạo đột phá, đưa hợp tác vượt mốc 10 tỷ USD

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Anh cùng Việt Nam tạo đột phá, đưa hợp tác vượt mốc 10 tỷ USD

Tại tọa đàm với các doanh nghiệp Anh sáng 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thực hiện sáu đột phá chiến lược, thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt - Anh phát triển toàn diện, đưa kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.
Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa 2024–2025

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa 2024–2025

Ngày 28/6, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Huyện ủy Hậu Lộc tổ chức Lễ bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị (LLCT) không tập trung, khóa học 2024–2025. Buổi lễ là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự quan tâm của tỉnh và huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực thực tiễn cao – đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bứt phá từ tư duy hành động mới

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Bứt phá từ tư duy hành động mới

Hội nghị lần thứ 32 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hậu Lộc (khóa XXVII) không chỉ là dịp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2025, mà còn là cột mốc kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XXVII. Trên hành trình “về đích”, huyện đang từng bước vượt khó đi lên, khơi dậy khát vọng phát triển bằng tư duy đổi mới, hành động quyết liệt và sự đồng thuận xã hội.
Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV hoàn tất khối lượng công việc lịch sử

Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV hoàn tất khối lượng công việc lịch sử

Sáng 27/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã bế mạc sau 35 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
WEF Thiên Tân 2025: Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong và tinh thần khởi nghiệp trong thời đại mới

WEF Thiên Tân 2025: Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong và tinh thần khởi nghiệp trong thời đại mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Kỳ họp cuối cùng HĐND tỉnh tạo động lực phát triển cho tỉnh mới

Quảng Bình: Kỳ họp cuối cùng HĐND tỉnh tạo động lực phát triển cho tỉnh mới

Ngày 26/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), là hoạt động sau cùng trước khi tỉnh này sáp nhập với Quảng Trị.
Thanh Hóa: Tổ chức tuyên truyền công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Thanh Hóa: Tổ chức tuyên truyền công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Ngày 25/6/2025, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh liên quan đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
Toàn bộ học sinh công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026

Toàn bộ học sinh công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026

Chiều 26-6, với 440/441 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, toàn bộ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được miễn học phí từ năm học 2025–2026. Đây là bước đi quan trọng nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và thể hiện rõ cam kết của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ tương lai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam tự tin phát triển bằng nội lực và tư duy đổi mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam tự tin phát triển bằng nội lực và tư duy đổi mới

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Nghiêm cấm tổ chức liên hoan, chúc mừng nhận chức, lên chức liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính

Nghiêm cấm tổ chức liên hoan, chúc mừng nhận chức, lên chức liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 170-KL/TW của Ban Bí thư về rà soát tình hình chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu (gọi tắt là Kết luận số 170-KL/TW).
Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Chiều 24/6, bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Cường. Một trong những nội dung nổi bật tại cuộc gặp là cam kết mạnh mẽ của phía Trung Quốc trong việc mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao từ Việt Nam.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sỹ tỉnh

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sỹ tỉnh

Sáng 25.6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Quảng Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ của tỉnh.
Thanh Hóa: Miễn phí dịch vụ công trực tuyến – Động lực thúc đẩy cải cách hành chính, vì lợi ích người dân

Thanh Hóa: Miễn phí dịch vụ công trực tuyến – Động lực thúc đẩy cải cách hành chính, vì lợi ích người dân

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chủ trương miễn phí đối với nhiều dịch vụ công trực tuyến. Đây được xem là bước đi cụ thể hóa cam kết xây dựng nền hành chính phục vụ, minh bạch, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.
Thanh Hóa tăng cường tuyên truyền, tạo đồng thuận trong sắp xếp tổ chức hành chính

Thanh Hóa tăng cường tuyên truyền, tạo đồng thuận trong sắp xếp tổ chức hành chính

Trước yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính phù hợp với tình hình mới, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, đồng thời củng cố sự đồng thuận trong nhân dân.
Thủ tướng dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân: Cơ hội thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt - Trung

Thủ tướng dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân: Cơ hội thúc đẩy hợp tác chiến lược Việt - Trung

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Trung Quốc từ ngày 24–27/6 để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) không chỉ khẳng định vị thế đối ngoại ngày càng cao của Việt Nam, mà còn tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác thực chất trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ứng phó kịp thời với biến động toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ứng phó kịp thời với biến động toàn cầu

Trước diễn biến căng thẳng tại Trung Đông và những biến động kinh tế thế giới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp không để bị động, bất ngờ; chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa và thu hút đầu tư.
Cơ quan nhà nước được phép ký hợp đồng với chuyên gia, doanh nhân thực hiện công vụ lãnh đạo

Cơ quan nhà nước được phép ký hợp đồng với chuyên gia, doanh nhân thực hiện công vụ lãnh đạo

Sáng 24/6, với 418/423 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Luật cho phép các cơ quan nhà nước ký hợp đồng mời người có trình độ, năng lực cao tham gia thực hiện công vụ trong trường hợp chưa đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng được phép ký hợp đồng dịch vụ để thực hiện các công việc cụ thể. Nguồn ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm cho hoạt động này, ngoài quỹ lương và kinh phí khoán chi hành chính.
Thanh Hóa: Chuyển mình mạnh mẽ, kết thúc 26 đảng bộ cấp huyện, thành lập 166 đảng bộ mới từ 1/7

Thanh Hóa: Chuyển mình mạnh mẽ, kết thúc 26 đảng bộ cấp huyện, thành lập 166 đảng bộ mới từ 1/7

Với sự ra đời của 166 đảng bộ xã, phường mới từ ngày 1/7, tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện một cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ, mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của cả cộng đồng và doanh nghiệp. Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình thay đổi hệ thống chính trị của tỉnh, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy triển vọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Sáng 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng trong lộ trình kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị.
Thanh Hóa: “Thắp sáng hy vọng” mở đợt cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ

Thanh Hóa: “Thắp sáng hy vọng” mở đợt cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ

Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” Công an tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đợt cao điểm thu nhận mẫu ADN nhằm phục vụ công tác xác minh hài cốt liệt sĩ chưa rõ thông tin. Nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động