70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc diễn ra tại 3 điểm cầu: Tượng đài “Chuyến tàu tập kết ra Bắc” (Cà Mau); Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” (Thanh Hóa) và Nhà hát thành phố Hải Phòng.
70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm dự cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại điểm cầu Sông Đốc, Cà Mau. Ảnh: TTXVN

Tham dự Chương trình tại điểm cầu Cà Mau có Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến…

Tại điểm cầu Hải Phòng có sự tham dự của: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành Ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu.

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham dự Chương trình tại điểm cầu thành phố Hải Phòng

Tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh.

Tại 3 điểm cầu còn có sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhân chứng lịch sử và đông đảo người dân địa phương.

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc
Ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và đông đảo người dân tham dự Chương trình tại điểm cầu Thanh Hóa.

Cách đây tròn 70 năm, sau khi Hiệp định Genève được ký kết (năm 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã quyết định đưa một số lượng không nhỏ con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc nhằm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ để vừa góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam sau này.

Quyết định đưa cán bộ, chiến sỹ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng cho việc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất.

Cuộc Tập kết ra Bắc đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí của mỗi người dân Việt Nam, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, gia đình, cống hiến vì sự nghiệp chung của đất nước; thể hiện tình đoàn kết Nam-Bắc một nhà của dân tộc ta, đất nước ta.

Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” gồm 3 chương nội dung: “Khát vọng thống nhất” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.
Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” gồm 3 chương nội dung: “Khát vọng thống nhất” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.

Năm 1954, theo Hội nghị Geneve, nước ta lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Những con sóng theo khơi xa đã đưa những chuyến tàu tập kết ra Bắc, chở theo những khắc khoải nhớ nhung về quê nhà và niềm khát khao cháy bỏng về một ngày đoàn tụ, thống nhất của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bảo miền Nam.

Từ lời hẹn 2 năm trở về, cuộc dịch chuyển lực lượng lớn nhất lịch sử đã kéo dài đến tận 21 năm đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Những đứa trẻ ngày ấy tập kết ra Bắc, được đào tạo thành những "hạt giống đỏ" để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước phát triển, vươn xa.

Tại Cà Mau, điểm cầu chính nơi diễn ra cầu truyền hình là Tượng đài chuyến tàu Tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc
Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc tại Sông Đốc, Cà Mau vừa được khánh thành.

Chương trình nghệ thuật đã ca ngợi sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Cà Mau, nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc; tạm biệt quê hương, người thân để bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cho ngày nước nhà thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

Người ra đi hẹn ngày trở về trong chiến thẳng, người ở lại quyết tâm xây dựng vùng căn cứ cách mạng.

Cách đây 70 năm, tại nơi đây đã diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết để đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam ra Bắc để sinh sống và học tập.

Bến Sông Đốc giờ đây trở thành di tích lịch sử, ghi dấu một trang sử vàng trong quá trình xây dựng miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hải Phòng tổ chức cầu truyền hình tại Quảng trường Nhà hát thành phố.

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Hải Phòng đón khoảng 15.000 con em miền Nam học tập trong tổng số khoảng 32.000 học sinh miền Nam tập kết ra đất Bắc.

Cuối năm 1954, Hệ thống trường học sinh miền Nam ra đời, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước.

Hải Phòng đón khoảng 15.000 con em miền Nam học tập trong tổng số khoảng 32.000 học sinh miền Nam tập kết ra đất Bắc.

Sau quá trình học tập, từ bến tàu 0 số tại Hải Phòng, đã có những "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc quay về giải phóng và xây dựng miền Nam.

Giờ đây, nhiều người trong số họ là các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sỹ, doanh nhân có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội. Điều đó đã khẳng định cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện gồm rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.

Vườn ươm đặc biệt của Bác Hồ và chủ trương của Đảng trong những năm kháng chiến đã gợi mở chiến lược giáo dục và đào tạo của Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Hải Phòng luôn nỗ lực là thành phố đi đầu trong giáo dục và rèn luyện các thế hệ tương lai.

Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cũng là một điểm cầu của chương trình kỷ niệm.

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Toàn cảnh Chương trình truyền hình kỷ niệm 70 năm "Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại đầu cầu Thanh Hóa.

Cách đây 70 năm, Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng lựa chọn là địa phương đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết. Địa điểm đón tiếp được đặt tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn). Đây là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa chính trị lịch sử đặc biệt, thiêng liêng và vô cùng cảm động giữa người dân xứ Thanh và những người con miền Nam tập kết ra Bắc.

Ngày 25/9/1954 đã trở thành thời điểm lịch sử không thể nào quên, nhất là khi con tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào cửa biển Lạch Hới-Sầm Sơn giữa tiếng reo mừng của hàng ngàn người dân Thanh Hóa hân hoan chào đón những người con của miền Nam ruột thịt.

Thanh Hóa là địa phương đón số lượng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam nhiều nhất cả nước. Dù còn vất vả, nghèo khó nhưng người dân Thanh Hóa lúc đó đã dành những gì tốt nhất của mình cho đồng bào miền Nam.

Trong 9 tháng (từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955), Thanh Hóa đã đón 45 chuyến tàu chở 47.346 cán bộ, bộ đội; 1.775 thương binh; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.

Nhân dân Thanh Hóa, trực tiếp là nhân dân Sầm Sơn đã tổ chức đón tiếp, chăm sóc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam tập kết.

Tại lễ kỷ niệm đã diễn ra chương trình nghệ thuật trực tiếp tại 3 điểm cầu Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 với chủ đề "Khát vọng thống nhất" tái hiện lại bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc từ những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân.

Những màn trình diễn nghệ thuật là một phần quan trọng trong Chương trình, là sợi dây kết nối tiếp thêm những mạch nguồn cảm xúc cho khán giả sau mỗi câu chuyện
Những màn trình diễn nghệ thuật là một phần quan trọng trong Chương trình, là sợi dây kết nối tiếp thêm những mạch nguồn cảm xúc cho khán giả sau mỗi câu chuyện.

Chương 2 "Một dải sắt son" thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết.

Chương 3 "Rạng danh Việt Nam," truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra mắt đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cùng với đó là phóng sự tổng hợp "Đoàn kết - Sức mạnh xây dựng một Việt Nam vươn mình" cho thấy suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đoàn kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để giành được thắng lợi vẻ vang. Càng trong khó khăn, gian khổ, sức mạnh đoàn kết càng phát huy giá trị.

Ở những thời điểm khó khăn của đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết một nhà lại hiển hiện rõ rệt: thời điểm dịch bệnh, đất nước cùng đồng lòng, sẻ chia. Nhân dân miền Bắc một lòng hướng về miền Nam. Bão lũ thiên tai và đặc biệt ở bão số 3 hay bão lũ ở miền Trung vừa qua, nhân dân hướng về người anh em ruột thịt...

70 năm Tập kết ra Bắc: Dấu son lịch sử của dân tộc

Những tiết mục trong chương trình đã để lại cảm xúc lớn đối với người xem, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậy tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước.

Trong phóng sự, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng đầu, củng cố phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một trong những giải pháp then chốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn của mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Chỉ có đại đoàn kết mới có thắng lợi.

Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời.

Những giá trị thiêng liêng của sự kiện vẫn còn hiện hữu trên con đường xây dựng sự nghiệp của dân tộc ta đến ngày hôm nay.

Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng là hành trình nhìn lại dấu mốc lịch sử của dân tộc, ở đó có những cống hiến, những hy sinh tạo nên nền độc lập, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.

Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm Di tích Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam sông Đốc, thị trấn sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Tối 16/11, tỉnh Cà Mau đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia đối với "Địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954, đầu năm 1955 tại bờ Nam sông Đốc", thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Cụm công trình tượng đài được xây dựng đầu tháng 1 trên diện tích khoảng 10ha, với nhiều hạng mục như: Con tàu dài 22m, rộng 70m và chiều cao mũi tàu 7,2m; kết cấu thân tàu bằng bê tông cốt thép, sơn giả đá; sàn khu vực tổ chức sự kiện; cầu cạn vào khu tượng đài, đường giao thông; bãi xe;…

Trong đó nổi bật là tượng đài chính với biểu tượng chiếc tàu và các mảng phù điêu cách điệu chạm khắc hoa văn nhằm tái hiện, khắc ghi dấu ấn lịch sử về sự kiện tập kết năm 1954 và ghi nhớ, tri ân đối với công lao của các thế hệ đi trước.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, có thể nói sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 là một cuộc chuyển quân có ý nghĩa chiến lược nhằm đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra Bắc lao động, học tập để đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo ông Ngại, trước nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, tỉnh Cà Mau mong muốn xây dựng công trình lưu giữ những hình ảnh, hiện vật về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

"Cụm công trình tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc đã được xây dựng tại bờ Nam cửa biển Sông Đốc. Công trình có ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc, là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau; là nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà và du khách", Chủ tịch Cà Mau nhấn mạnh.

Hội thảo khoa học Hội thảo khoa học "Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”
70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam 70 năm tập kết ra Bắc: Trọn nghĩa, vẹn tình với đồng bào miền Nam
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc
Quang Hiếu - Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đồn Biên phòng Trà Cổ - “Lá chắn thép” vùng biên

Đồn Biên phòng Trà Cổ - “Lá chắn thép” vùng biên

Bảo vệ chủ quyền biên giới phức tạp gồm cả sông và biển, Đồn Biên phòng Trà Cổ (Quảng Ninh) đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác như Cảnh sát biển, Hải quan và các cơ quan liên quan, không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thủ tướng  Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ưu tiên tập trung trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung liên quan đến thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh.
Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8-10% năm 2025

Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8-10% năm 2025

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%, thậm chí 10% nếu thuận lợi, còn các địa phương đầu tàu phấn đấu cao hơn mức chung cả nước.
Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 04/01/2025, Chi bộ Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đồng chí Nguyễn Viết Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã tiếp tục được Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2027.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam đã đủ điều kiện để thành lập trung tâm tài chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đang có đủ 5 yếu tố, điều kiện cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước; Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; quy định mới về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; 2 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025.
Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Thủ đô 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; ... là những Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời phỏng vấn TTXVN.
Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông có trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực thẩm mĩ. Thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội.
Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, với 446/448 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, (đạt tỷ lệ 93,11%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản, tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.
6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế GTGT đầu vào…
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Môn Công nghệ lần đầu tiên được đưa vào môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Vậy khi lựa chọn môn Công nghệ là môn thi tốt nghiệp THPT học sinh sẽ có cơ hội học đại học, cao đẳng các ngành, lĩnh vực về kỹ thuật nào? Hãy cùng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trò chuyện với PGS.TS. Đồng Huy Giới, Giảng viên cao cấp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Chủ biên sách giáo khoa Công nghệ THPT của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành ngày 09/11/2024, thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hưởng ứng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, các khu di tích, bảo tàng, triển lãm đang là điểm đến đông đảo, thu hút nhiều thế hệ.
Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu.” Cho đến ngày nay, bản chất ấy chưa từng thay đổi mà luôn được kế thừa và phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn giúp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện thực hóa được các mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động