Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển

Kết luận hội nghị với các doanh nghiệp lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong và khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc với tinh thần "tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển".
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 21/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cùng tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun Group, T&T, Geleximco, Thủy sản Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý với nội dung báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu; giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến được nêu, khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành sản phẩm của Hội nghị dưới hình thức một thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần tiếp thu, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua vừa qua do nhiều yếu tố chưa có tiền lệ, như đại dịch COVID-19, chiến tranh, cạnh tranh chiến lược, đứt gãy chuỗi cung ứng; cảm ơn các doanh nghiệp đã luôn đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân để góp phần khắc phục khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".

Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu được phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp thì trực tiếp lắng nghe và giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu được phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp thì trực tiếp lắng nghe và giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế; nghiên cứu, bãi bỏ các giấy phép con, xóa bỏ môi trường tạo sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi theo pháp luật, yên tâm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu được phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp thì trực tiếp lắng nghe và giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.

"Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng khẳng định các cơ quan tiếp tục lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa theo đúng tinh thần Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, góp phần đắc lực, hiệu quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm xác định người dân và doanh nghiệp nghiệp là trung tâm, chủ thể trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; thể chế không chỉ quản lý hiệu quả mà còn kiến tạo phát triển.

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là tháo gỡ cho nền kinh tế, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển
Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong:

Thứ nhất, tiên phong thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tiên phong tham gia các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia.

Thứ ba, tiên phong tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư, tiên phong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh.

Thứ năm, tiên phong góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản trị thông minh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thứ sáu, tiên phong trong đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển doanh nghiệp và phát triển đất nước.

Về các góp ý, kiến nghị của doanh nghiệp, Thủ tướng giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết với các giải pháp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ cảm ơn các doanh nghiệp đã đề xuất giao các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị, sản xuất thép, xây dựng các tuyến cao tốc, nhà máy điện, sân bay, bến cảng, trung tâm triển lãm quốc gia, nhà ở xã hội, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao thể chất người dân…

Trên cơ sở các đề xuất, các cơ quan sẽ nghiên cứu, giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để thực hiện.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cùng các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả.

Ngoài hội nghị này, Thủ tướng giao các bộ ngành tổ chức các hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp theo các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, thuế, đầu tư… theo tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được".

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cùng các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cùng các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiến kế phát triển các doanh nghiệp dân tộc mạnh

Tại Hội nghị, tất cả các doanh nghiệp tham gia đều chia sẻ về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ; chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, tìm ra giải pháp cho các bài toán lớn của đất nước nhằm đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như đã đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Các doanh nghiệp đề xuất một số ý tưởng phát triển doanh nghiệp dân tộc Việt Nam mạnh, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp tiên phong như bán dẫn, AI, hydro xanh; tăng trưởng dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy các động lực tăng trưởng mới, đến từ kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và bằng cả các mô hình kinh tế mới.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sovico Group cho biết, Sovico là tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động trong các lĩnh vực: Ngân hàng, Hàng không, Phát triển đô thị, đào tạo nghề, Công nghệ - chuyển đổi số… với hơn 40 ngàn cán bộ công nhân viên, với 2 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa khoảng gần 6 tỷ đô la Mỹ.

Nữ doanh nhân khẳng định, năng lực, sáng kiến của các Tập đoàn Việt Nam là không giới hạn; mong muốn Thủ tướng Chính phủ tin tưởng ở những doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện xây dựng các quy định, pháp luật, cơ chế, môi trường cho các doanh nghiệp dân tộc để hình thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế làm đầu tàu và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp.

Trong đó, tạo môi trường cho phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt đào tạo nghề và tăng năng suất lao động toàn xã hội; tạo điều kiện, cơ chế để Vietjet chủ động đầu tư, xây dựng một đội máy bay Việt Nam hùng mạnh.

Bà hoan nghênh chính sách thị thực (e-visa) giúp hàng không thu hút nhanh nhất khách du lịch, giao thương, đầu tư quốc tế đến Việt Nam; đặc biệt bày tỏ ước mơ đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng không, động lực tăng trưởng của hàng không khu vực và thế giới, trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa; trung tâm đào tạo, công nghệ hàng không, trung tâm sửa chữa bảo dưỡng tàu bay…

Ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings cho biết, doanh nghiệp đang hướng tới xây dựng các Trung tâm công nghiệp thế hệ mới hiện đại, nơi Việt Nam có thể dần làm chủ công nghệ và phát triển mạnh mẽ các trung tâm đào tạo nghề, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Do đó, mong muốn Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển khu công nghiệp thế hệ mới có quy mô cạnh tranh trên phạm vi khu vực.

Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings cũng mong muốn các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư và đất đai đối với phát triển hạ tầng Khu công nghiệp; khuyến khích đầu tư đột phá, đảm bảo cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược đa quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; xem xét cho các dự án năng lượng tái tạo đã có chủ trương đầu tư, đảm bảo triển khai nhanh; cho biết, Tập đoàn KN Holdings cam kết luôn đồng hành cùng Chính phủ trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế xã hội, tuân thủ pháp luật và tích cực đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) đề xuất thể chế hóa, với cơ chế đặc thù cho việc thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, có cơ chế về giao đất, thuế đất; cơ chế ưu tiên các dự án có hiệu quả tổng hợp; tiếp tục cải cách hành chính, thủ tục đầu tư theo hướng nhanh hơn, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án theo hình thức BT; xem xét thí điểm mô hình, cơ chế đặc thù tương tự như mô hình khu kinh tế tự do trên thế giới; xem xét có chính sách thí điểm tạo điều kiện thuận lợi cho phép người nước ngoài mua bán, sở hữu bất động sản du lịch; có cơ chế đặc thù để hỗ trợ việc xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP nhằm kết nối giao thông tới các điểm đến du lịch tiềm năng nhưng còn khó tiếp cận…

Bà Thái Hương, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, cho rằng đầu tư vào sức khỏe là góp phần cải thiện nòi giống của một dân tộc, là đầu tư vào sự phát triển mang tính chiến lược của quốc gia.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, hoàn thành trước thời hạn các mục tiêu dinh dưỡng quốc gia, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt ở lứa tuổi tiền học đường và học đường.

TH chính là đơn vị khởi xướng và đồng hành cùng các cơ quan ban ngành từ những ngày đầu xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng quốc gia. Bà cho rằng phải tận dụng cơ hội ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa; kiến nghị Chính phủ cần quan tâm chương trình sữa học đường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để trẻ em được uống sữa bảo đảm chất lượng; tập trung đất đai, thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp, đưa nông dân trở thành công nhân nông nghiệp – là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị khép kín, sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hòa Bình công bố khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại các khu dân cư

Hòa Bình công bố khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại các khu dân cư

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh yêu cầu các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc tiếp tục triển khai biện pháp khẩn cấp, sẵn sàng nhân lực, phương tiện để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng LHQ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Ra mắt Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào

Ra mắt Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào

Ngày 20/9/2024, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập “Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào”, với sự đồng hành của Công ty TNHH Meijibio Việt Nam.
Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Vừa qua, Viện nghiên cứu Sức khỏe và phát triển Giáo dục Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp hữu cơ. Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị đưa sản phẩm nông nghiệp sạch từ vườn trồng đến bàn ăn” tại Gia Lai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 Hòa Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 Hòa Bình

Vào rạng sáng ngày 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 10

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 10

Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm!

Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm!

Thiên tai luôn mang đến những thách thức khắc nghiệt cho con người. Cơn bão số 3 vừa xảy ra là một điển hình. Trong hoạn nạn ấy, nghĩa đồng bào đã tỏa sáng, như ngọn lửa sưởi ấm, xoa dịu những nỗi đau mà thiên tai gây ra.
Trung thu đặc biệt của lòng nhân ái và sẻ chia

Trung thu đặc biệt của lòng nhân ái và sẻ chia

Mùa Tết đoàn viên năm nay, thay vì những lễ hội tưng bừng, các hoạt động được tổ chức giản dị, tiết kiệm, nhưng vẫn tràn đầy tính nhân văn.
Tận cùng nỗi đau ở thôn Làng Nủ

Tận cùng nỗi đau ở thôn Làng Nủ

Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai vào sáng 10/9/2024 gây hậu quả nặng nề, vùi lấp toàn bộ thôn. Những nạn nhân xấu số ra đi mãi mãi khi chưa kịp tỉnh giấc lúc sáng sớm, để lại nỗi đau thương cho những người may mắn sống sót.
Chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng của bão lũ tại Si Ma Cai, Lào Cai

Chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng của bão lũ tại Si Ma Cai, Lào Cai

Những ngày này, hoạt động cứu trợ đồng bào miền bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ dường như đang nhộn nhịp hơn trên khắp dải đất hình chữ S. Theo chân đoàn hỗ trợ do Công ty Cổ phần Dược Homel tổ chức đến thăm và trao những hỗ trợ thiết yếu cho một số trường hợp khó khăn do bão lũ trên địa bàn huyện Si Ma Cai - Lào Cai, chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều hình ảnh đẹp về tinh thần “đồng bào” đáng quý của người dân cả nước.
Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi

Kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi

Ông Dương Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội thông tin, để chủ động kiểm soát thị trường trong mùa mưa bão, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi…
Phát huy đầy đủ chức năng để Bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động

Phát huy đầy đủ chức năng để Bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động

Việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Trong đó, cần chú trọng sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động duy trì việc làm, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động.
Đề xuất nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Đề xuất nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

Ngày 17/9, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo phương án nghỉ tết Nguyên đán Ấn Tỵ 2025 và đang lấy ý kiến các bộ, ngành.
Học sinh Đắk Lắk tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng bởi bão Yagi

Học sinh Đắk Lắk tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng bởi bão Yagi

Trong buổi trao quà cho các em học sinh Trường tiểu học Ama Jhao, toàn thể thầy cô giáo, các em học sinh cùng các đại biểu tham dự đã đứng lên dành 1 phút trang nghiêm mặc niệm tưởng nhớ đến người dân, trẻ em thiệt mạng trong trận mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 vừa qua tại miền Bắc.
Mưa lớn đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước

Mưa lớn đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước

Sau đợt ngập do ảnh hưởng bão số 3, sáng 16/9 Hà Nội trải qua trận mưa lớn diện rộng khiến nhiều tuyến phố Hà Nội lại ngập sâu trong nước.
Chanh leo rộng cửa sang Úc, xuất khẩu ra sao cho đảm bảo?

Chanh leo rộng cửa sang Úc, xuất khẩu ra sao cho đảm bảo?

Mới đây, sau một thời gian dài đàm phán Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã đạt được thỏa thuận với Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật để xuất khẩu chanh leo sang thị trường Úc.
Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc

Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc

Đại bão Yagi gây tổn thất vô cùng lớn khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước.
Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn Giám sát của Quốc hội với Chính phủ về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, chủ trương, đường lối của Đảng đã rõ, cụ thể là tạo định hướng để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam lấy con người làm trung tâm, coi con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của phát triển, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động