Thái Nguyên xác định cây chè là sản phẩm nông nghiệp chủ lực Tổng quan về sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên Chè Tân Cương - đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên |
Đọt chè đinh của nhà vườn ở Thái Nguyên |
Tại các cửa hàng kinh doanh, chè đinh (hay còn gọi là chè búp khô) Thái Nguyên loại thượng hạng hiện có giá 2,5-4 triệu đồng một kg, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hợp tác xã chè Tân Cương, chè đinh Thái Nguyên không chỉ phân phối nhiều ở nội địa mà còn xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc và EU. Đây là sản phẩm đắt đỏ ở thị trường trong nước nhưng so với các sản phẩm chè trên thế giới, giá mặt hàng này vẫn thấp và cạnh tranh hơn.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, xuất khẩu chè 3 tháng qua có nhiều diễn biến tích cực. Trong tháng 10, xuất khẩu chè đạt 15.000 tấn, trị giá 23 triệu USD, tăng 14,3% về lượng và 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu chè đạt 107.000 tấn, trị giá 181 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và 2,7% về trị giá so với cùng kỳ 2021. Trong đó, giá chè xuất khẩu bình quân trong 10 tháng đạt gần 1.700 USD một tấn (gần 42 triệu đồng), tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, sau những tháng giảm mạnh, giá chè ba tháng qua đã quay đầu đi lên. Tháng 11, giá chè móc câu trong nước tăng 50.000 đồng lên 300.000 đồng một kg, chè nõn tăng 250.000 đồng lên 750.000 đồng một kg so với tháng 10. Đặc biệt, chè đinh tại vườn được bán với giá hai triệu đồng một kg.
Lý giải giá chè tăng cao, các hộ trồng cho biết do mùa này chè sinh trưởng chậm, lứa dài ngày, chất lượng cao nên được giá.
Riêng chè đinh, giá ngày càng đắt đỏ do sản lượng thấp. Thông thường, chè này được chọn lọc rất kỹ trên những cây chè cổ có tuổi trên 10 năm, được chăm sóc theo cách đặc biệt không sử dụng chế phẩm hóa học. Trên mỗi cây chè, người trồng chỉ thu hái một hoặc vài đinh trà nhỏ (loại búp chè còn ngậm chặt, nhọn hoắt như những chiếc đinh) để sản xuất.
Trà đinh chỉ lấy phần búp non với 4-5 người hái chuyên nghiệp |
Chị Lê Thị Minh (ở Tân Cương, Thái Nguyên) cho biết: "Yếu tố quan trọng nhất để làm ra loại trà thượng hạng đòi hỏi người chế biến phải có tay nghề cao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc sản xuất. Công đoạn xao chè là quan trọng nhất, quyết định đến mùi hương, màu sắc của nước. Nếu để non lửa chè sẽ có mùi ngái, nước đục, còn để già lửa sẽ dẫn đến hiện tượng cháy, nước đỏ".
Theo chị Minh, để một sản phẩm bán được giá cao, ngoài chất lượng tốt thì chưa đủ, mặt hàng còn phải phù hợp với xu thế thị trường và thị hiếu của khách hàng. Nhằm tiếp cận người tiêu dùng một cách khôn khéo, thời gian đầu chị thường tặng kèm các tép nhỏ trà thượng hạng khi khách mua sản phẩm chè khác, từ đó tìm kiếm ra được nguồn khách mới trong các mối cố định.
“Sau mỗi lần mua hàng, tôi thường xin lại số điện thoại của khách để khi họ dùng xong có thể hỏi thêm về tình hình sản phẩm, từ đó đưa ra chiến lược sản xuất, tiếp cận thị trường cho phù hợp. Bởi tôi luôn tâm niệm rằng chỉ có người trực tiếp dùng sản phẩm mới đánh giá được chính xác thứ họ cần”, chị chia sẻ.
Sản phẩm chè Thái Nguyên hiện đã có mặt tại 63 tỉnh, thành phố cả nước và một số nước trên thế giới. Mỗi ha chè, các hộ trồng thu bình quân được 270 triệu đồng. Tỉnh này đang xây dựng chứng nhận mã số vùng trồng cho 17 vùng sản xuất với sự tham gia của 238 hộ, ở 16 hợp tác xã và một công ty, với tổng diện tích hơn 108 ha.
Thái Nguyên là vùng chè lớn nhất cả nước, có tổng diện tích 22.700 ha. Nhãn hiệu "Chè Thái Nguyên" đã được đăng ký bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc. Sau đó, một loạt nhãn hiệu của các vùng chè đặc sản trên địa bàn tỉnh này như chè La Bằng, chè Trại Cài, chè Vô Tranh, chè Tức Tranh... cũng đã được bảo hộ. |
Hàng chục giống chè mới xanh tốt tại xứ chè Thái Nguyên |
Tổng quan về sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên |
Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Từng bước nâng cao giá trị, đưa sản phẩm chè của địa phương vươn xa |