Không được phép để đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhắc lại yêu cầu này tại cuộc họp với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất và kinh doanh phân phối xăng dầu.
Bộ Công Thương triển khai hàng loạt giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu Chính phủ đề nghị tiếp tục giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có giải pháp ổn định thị trường xăng dầu
Quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất và kinh doanh phân phối xăng dầu.

Nỗ lực chung tay cùng doanh nghiệp

Báo cáo tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, thời gian vừa qua, nguồn cung xăng dầu tại một số địa bàn trong nước bị thiếu cục bộ, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, bán cầm chừng.

Lý giải về điều này, Vụ trưởng Trần Duy Đông cho biết khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm cho nguồn cung bị khan hiếm, không ổn định, giá xăng dầu thế giới cũng biến động phức tạp, khó lường. Cụ thể, giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57- 85% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn.

Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ và hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường), nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ do đã nhập khẩu khối lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao trong quý II nhưng từ quý III giá lại giảm liên tục. Cùng với đó, những biến động về tỷ giá cùng với các yếu tố ngoại cảnh như mưa bão đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về kho của doanh nghiệp, vì vậy làm chậm nguồn cung ứng xăng dầu trong một số thời điểm.

Trên thực tế, những nguyên nhân trên đã được phân tích nhiều lần. Gần đây nhất, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã giải trình trước Quốc hội về vấn đề này, đó là những lý do khách quan và xác đáng.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra thêm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đó là sức hút nguồn xăng dầu vào địa bàn Châu Âu ngày càng gay gắt. Tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao, tỷ giá ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh (chủ yếu để nhập khẩu xăng dầu) biến động hàng giờ; các chi phí trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ngày càng tăng cao. Cùng với đó, là những yếu tố như việc tiếp cận nguồn vốn và bảo lãnh tín dụng ngày càng khó khăn; chi phí phát sinh, chi phí thực tế phát sinh chưa được kịp thời cập nhật, phản ánh đầy đủ trong công thức tính giá bán lẻ…

Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, năng lượng nói chung, xăng dầu nói riêng là vật tư chiến lược nên trong mọi tình huống, khó khăn đến đâu cũng không được phép để đứt gãy nguồn cung. Đồng thời cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành các cấp cùng các doanh nghiệp đầu mối cũng đã nỗ lực, cố gắng rất lớn để đảm bảo được nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, nhất là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu

Phân tích thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đảm bảo ở mức cao nhất nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, tình hình cung ứng xăng dầu trên toàn thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam hiện nay đều “không bình thường”, dù Chính phủ, các Bộ ngành và các doanh nghiệp đầu mối trong nước đã vô cùng nỗ lực để đảm bảo nguồn cung, trong đó vai trò, đóng góp của các doanh nghiệp đầu mối là thực sự quan trọng.

Để ứng phó với tình hình “không bình thường” đó, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, những giải pháp linh hoạt, chủ động là cần thiết. Đơn cử, khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp trục trặc đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã lập tức giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II cho 10 doanh nghiệp đầu mối, đồng thời liên tục họp với các doanh nghiệp để đánh giá tình hình thực hiện tổng nguồn 9 tháng và phân giao kế hoạch Quý IV nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Kết quả, 9 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu các doanh nghiệp đầu mối đã thực hiện đạt 86,6% kế hoạch cả năm, trong đó hạn mức nhập khẩu đạt đến 115,9% kế hoạch. Về phía mình, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp trong chức năng và thẩm quyền của mình và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan.

Thứ trưởng đề nghị Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp chủ động gửi trực tiếp các kiến nghị đến các Bộ, ngành, địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ để các Bộ, ngành phối hợp với nhau giải quyết, hoặc đề xuất lên cấp có thẩm quyền cao hơn. Đồng thời, đề nghị các bên chung tay trong công tác truyền thông để đảm bảo khách quan, trung thực, phản ánh được tổng thể bức tranh của thị trường xăng dầu thế giới và trong nước trong bối cảnh khó khăn, bất ổn chung như hiện nay.

Cũng tại cuộc họp các doanh nghiệp nhà nước đầu mối xăng dầu đã báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phân giao trong thời gian qua, đồng thời khẳng định sẽ chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, nỗ lực cao nhất để thực hiện mục tiêu của Chính phủ đặt ra, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là việc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế.

Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, năng lực sản xuất của 2 nhà máy Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt 4,1-4,3 triệu m3/quý, tương đương 45.000-50.000 m3/ngày, trên tổng nhu cầu thị trường trong nước khoảng 5,5 triệu m3/quý. Ông Hùng cũng cho biết, trong những tháng tới, bên cạnh các giải pháp đang triển khai, Petrovietnam sẽ tiếp tục cùng các đối tác có nhiều giải pháp hỗ trợ giao nhận, điều chỉnh quá trình sản xuất - tiêu thụ đồng bộ để có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - ông Đào Nam Hải cũng cho hay, để đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng cao đột biến trên phạm vi cả nước, trong tháng 10, sản lượng bán của Công ty Xăng dầu Khu vực II đã tăng mạnh 38% so với bình quân 9 tháng đầu năm, có những ngày lượng xuất bán tăng tới 2,4 lần so với ngày thường. Thị phần của Tập đoàn tại các các tỉnh phía Nam đạt 25-35%, nhưng đã chạm mức 40-45% vào giai đoạn “nóng” nhất về nguồn cung. “Petrolimex đã điều động khẩn cấp 1 tàu xăng 40.000 m3 về cảng Nhà Bè để kịp thời xử lý khó khăn, đáp ứng nhu cầu của thị trường TP HCM, dự báo chỉ ngày 3/11 sẽ cập cảng Nhà Bè”, ông Đào Nam Hải thông tin.

Dù vậy, lãnh đạo Petrolimex cho rằng, sức chống chịu của doanh nghiệp có giới hạn, những giải pháp đã thực hiện chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế, và cho rằng cần có các giải pháp mang tính lâu dài, căn cơ hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.

Nhiệm vụ cấp bách cho những tháng cuối năm

Để đạt được mục tiêu là không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là những địa bàn đã và đang có hiện tượng đứt gãy cục bộ, tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Tập đoàn Dầu khí quốc gia PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh Saigon Petro, Tổng Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ và Công ty cổ phần Xăng dầu Sài Gòn khẩn trương xem xét để xuất dự trữ thương mại, đáp ứng nhu cầu cho hệ thống của mình và ứng cứu cho những địa bàn đang thiếu hụt cục bộ trong thời điểm hiện tại.

Bộ Trưởng cũng đề nghị Tập đoàn dầu khí Việt Nam khuyến khích, động viên các doanh nghiệp sản xuất (Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn) tiếp tục tăng sản lượng sản xuất và tăng sản lượng cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống phân phối của mình.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Bên cạnh đó, đề nghị tất cả các doanh nghiệp đầu mối, trong đó cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có điều kiện khẩn trương hoàn tất các thủ tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch phân giao (và vượt định mức bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu) để sẵn sàng bù đắp sản lượng thiếu do các doanh nghiệp khác đã không và chưa thực hiện được theo cam kết. Bởi trên thực tế, cho đến thời điểm này, trong số 36 doanh nghiệp đầu mối mới chỉ có 22 doanh nghiệp đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch phân giao kể cả kế hoạch và đầu năm và bổ sung. Còn 14 doanh nghiệp (hầu hết là các doanh nghiệp đầu mối tư nhân) đã chưa hoặc không thực hiện đầy đủ kế hoạch phân giao.

Đồng thời khẳng định, Bộ Công thương và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ ghi nhận, phản ánh và đề xuất với cấp có thẩm quyền để có sự can thiệp khi xem xét đến quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được bảo vệ nhưng nghĩa vụ của các doanh nghiệp này là phải thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao.

Bộ trưởng giao các đơn vị, gồm: Vụ Thị trường trong nước, Thanh tra Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương cam kết sẽ làm hết mình để kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được thực hiện một cách sớm và nghiêm túc nhất, Bộ trưởng khẳng định, đồng thời cho biết sẽ cùng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào cuộc kiến nghị với các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng theo Thông báo kết luận số 341 kết luận ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đôn đốc, giám sát, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm nếu có những đơn vị không thực hiện đúng kết luận này.

Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước trong thời điểm này cần phải có tiếng nói mạnh mẽ nhất, đồng bộ nhất để kiến nghị tháo gỡ vướng mắc như: Bảo lãnh, vốn, chi phí phát sinh để bảo đảm doanh nghiệp không bị lỗ triền miên và có điều kiện “cưu mang” hệ thống phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng đang diễn ra gay gắt, tại Việt Nam tới thời điểm này đã đạt được những kết quả nỗ lực đáng ghi nhận, và cho biết, bối cảnh thị trường thế giới khó đoán định, dự báo ngày càng khó khăn nên chúng ta phải sẵn sàng tâm thế trong mọi hoàn cảnh. Bộ trưởng đề nghị toàn hệ thống kinh doanh xăng dầu cùng nhau có tiếng nói khách quan, nỗ lực hơn nữa để thị trường xăng dầu được ổn định, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Công điện số 1039/CĐ-TTg ngày 2/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu.

Công điện nêu rõ:

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan: Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến thị trường và quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu để sớm khắc phục tình trạng nêu trên; bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống;

Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp phân phối kinh doanh xăng dầu chủ động phối hợp, cân đối từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước;

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia;

Khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu, nhất là các quy định về thời gian điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu; các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và các quy định không hợp lý khác cần sửa đổi, bổ sung…; bảo đảm khoa học, hợp lý, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt mua, bán vàng

Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Hiện giá dừa tươi đã tăng lên 130.000 đồng/chục, cao gấp 4 lần so với trước đó. Không những giá cao mà còn biến động mạnh, giá buổi sáng báo khác chiều mua vào đã khác.
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Theo các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng lần thứ 3 vào sáng nay (3/5), giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng lên gần 86 triệu đồng mỗi lượng, lập đỉnh lịch sử mới.
Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?

Giá liên tục giảm, vì sao vàng nhẫn vẫn khan hàng?

Sau kì nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, hôm nay, giá vàng nhẫn lùi dần về mốc 74 triệu đồng/lượng. Hiện, vàng nhẫn lên cơn “sốt”, tại nhiều cửa hàng không còn vàng để bán.
Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê liên tục tăng sốc, nhiều quán cafe ở Hà Nội rục rịch tăng giá

Giá cà phê hôm nay (1/5) giao dịch trong khoảng 132.700 - 133.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Giá cà phê nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều quán cafe ở Hà Nội buộc phải tăng thêm giá bán để có lãi.
Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Đất nền sốt là màn kịch mà các môi giới, nhà đầu tư tạo ra

Thời gian gần đây, thị trường ven Hà Nội ghi nhận một số khu vực có hiện tượng "tăng giá vô căn cứ". Các chuyên gia cho rằng, đây là những hiện tượng bất thường, những thị trường giả, thị trường ảo.
Giá vàng nhẫn bất ngờ quay đầu giảm, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng nhẫn bất ngờ quay đầu giảm, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Sáng nay 1/5, giá vàng nhẫn quay đầu giảm cùng chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng được điều chỉnh giảm khá mạnh khiến nhiều người lo ngại, còn các chuyên gia thì cho rằng đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này.
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại, nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại, nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng. Theo nhiều chuyên gia, nếu nhà đầu tư đã có lãi thì nên chốt lời vào thời điểm này.
Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may

Chuyển đổi sang hệ thống chiếu sáng xanh có thể được xem là bước tiên phong, nền tảng, nhanh chóng, dễ thực hiện, thuận tiện đo lường trên hành trình chuyển đổi xanh với nhiều hạng mục khác nhau.
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục.
Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Mới đây, dừa đã được Bộ NN&PTNT công nhận là cây công nghiệp chủ lực. Riêng Bến Tre, hơn 70% dân số có sinh kế gắn với cây dừa, vì vậy khi có thêm nguồn lợi từ bán tín chỉ carbon, số người được thụ hưởng là rất lớn.
Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Mặc dù quay đầu giảm trong phiên đầu tuần nhưng vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn 13,5 triệu đồng mỗi lượng so với vàng thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua vàng thua lỗ nặng nề nếu đầu tư “lướt sóng”.
Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Sáng nay (27/4), vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM bất ngờ giảm mạnh

Giá vé máy bay khứ hồi chặng Hà Nội - TPHCM ngày 27-30/4 có giá thấp nhất 3,4 triệu đồng/người. Nhiều chuyến bay có giá khoảng 3,4 - 4 triệu đồng/người.
Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng trong nước liên tục "tăng nóng", thời điểm hiện tại giá vàng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp "ghìm cương con ngựa bất kham".
Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Các chuyên gia cho rằng, khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại vì sự đổ vỡ của thị trường thời gian qua, nhà đầu tư gặp khủng hoảng thừa tiền, cũng như lãi suất cho vay mua nhà giảm.
Quảng Ninh thu giữ gần 600kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh thu giữ gần 600kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8 phối hợp với Chi cục Hải quan Hoành Mô kiểm tra, thu giữ 550 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bốc mùi hôi.
Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước và thế giới tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê tăng cao, người dân tích cực tái canh nên nguồn cung cây giống cà phê trở nên khan hiếm.
Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Chuyên gia hiến kế để vàng đấu thầu thoát ế

Sau phiên đấu thầu vàng đầu tiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng. Các chuyên gia cho rằng cần thêm nhiều phiên đấu thầu vàng và Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh giảm mạnh lượng vàng yêu cầu mua tối thiểu.
Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Giải mã nguyên nhân vé máy bay nội địa đắt đỏ và khan hiếm

Hiện tại, nhiều chặng bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đã kín chỗ. Ở những chặng bay còn vé, giá vẫn ở mức cao, thậm chí có thời điểm giá vé máy bay nội địa ngang với giá tour đi nước ngoài.
Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Khó xác định hành vi thổi giá chung cư

Trước việc tăng giá nóng của thị trường chung cư, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng khó có thể xác định và xử lý.
Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Đấu giá gần 100 thửa đất vùng ven Hà Nội vào đầu tháng 5

Hàng trăm thửa đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ sẽ đấu giá trong bối cảnh nhà đầu tư quan tâm trở lại với đất nền.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động