Hoa loa kèn đầu mùa giá rẻ bất ngờ vẫn chịu cảnh ế ẩm vì Covid-19

TH&SP Do ảnh hưởng của Covid-19, người dân hạn chế ra đường nên hoa loa kèn - loài hoa được coi là biểu tượng của tháng 3 Hà Nội - cũng chịu cảnh ế ẩm. Dù mới đầu mùa nhưng loài hoa này phải “xuống phố” với giá rẻ bất ngờ

Hoa loa kèn hay còn gọi là hoa huệ tây được coi là biểu tượng của tháng 3 Hà Nội. Thu hút bởi sắc trắng tinh khôi, hàng năm cứ vào dịp này hoa loa kèn lại được nhiều người “săn đón”.

Tháng 3 năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế ra đường và tập chung nơi đông người nên giống như nhiều mặt hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác, hoa loa kèn cũng chung cảnh ế ẩm dù chỉ mới vào đầu mùa.

Hoa loa kèn đầu mùa “xuống phố” với giá rẻ bất ngờ

Nguyên nhân chính do sức mua giảm vì người dân hạn chế ra đường, học sinh sinh viên chưa nhập học.


Sức mua giảm từ thị trường kéo theo nỗi lo “hoa cười người khóc” của nông dân Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Hiện nay, cả làng hoa Tây Tựu có khoảng 4 – 5 vườn trồng hoa loa kèn đang vào vụ thu hoạch. Mỗi vườn có diện tích khoảng 100m2, dự kiến sẽ thu hoạch được khoảng 2000 – 3000 bông loa kèn mỗi ngày.

Sức mua giảm từ thị trường khiến người dân làng Tây Tựu ôm nỗi lo “hoa cười người khóc”


Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện nay, mỗi ngày nông dân chỉ cắt từ 1000 – 1500 bông mang đi tiêu thụ khắp các chợ đầu mối ở Hà Nội. Chị Đan – một người trồng loa kèn lâu năm ở Tây Tựu - cho biết: “Có nhiều năm ảnh hưởng của thời tiết hoa cũng khó bán nhưng chưa bao giờ ế ẩm như năm nay. Thay vì chỉ bán buôn, vợ chồng tôi đã phải tự chở hoa đi bán lẻ từ sáng sớm”.

Cũng theo chị Đan, hoa loa kèn đầu mùa thường có giá tương đối cao, sau đó mới giảm dần khi vào chính vụ và cuối mùa. Tuy nhiên năm nay, ngay từ đầu vụ loài hoa biểu tượng của tháng 3 Hà Nội đã phải “xuống phố” với mức giá rẻ bất ngờ.

Người dân vẫn tất bật ra vườn cắt hoa. Hoa chưa được tiêu thụ ngay trong ngày sẽ được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho hoa được tươi lâu.

Những nụ hoa đã chuyển từ xanh sang trắng, có kích thước lớn khi bung nở sẽ cho những bông hoa đẹp, tươi lâu.


Hiện nay trên thị trường, hoa loa kèn có giá khoảng 20.000 – 30.000 đồng/bó 10 bông lẻ. Mức giá này giảm khoảng 50% so với cùng thời điểm đầu vụ năm ngoái.

Chú Thắng, người bán hoa ở chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái tầm này, hoa loa kèn bán chạy lắm, sáng nào tôi cũng nhập mấy trăm bông về bán thậm chí còn nghỉ bán hoa khác để tập trung bán hoa loa kèn. Nhưng năm nay sức mua giảm hẳn”

Người dân và nhiều gánh hàng rong vẫn nuôi hy vọng sức mua sẽ sớm trở lại khi mùa hoa vào chính vụ.


Trung bình mỗi ngày chú Thắng bán được khoảng 100 bông. Hoa loa kèn đầu vụ thường cho những lứa hoa chất lượng tốt, bông to đẹp, khi nở tỏa hương thơm ngát nên giá bán thường cao hơn.

Mỗi năm, hoa loa kèn chỉ nở một vụ từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4, nếu hoa được mùa có thể giúp nông dân trồng hoa và cả những gánh hàng rong dễ dàng “bỏ túi” tiền triệu mỗi ngày.

Trước tình trạng tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nông dân phải nghĩ ra đủ cách để hoa không tồn đọng và duy trì được nguồn thu ổn định. Do chỉ mới bước vào đầu vụ, nên nhiều người vẫn nuôi hy vọng sức mua sẽ sớm trở lại khi hoa vào chính vụ.

Theo Báo Dân Việt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi giảm sâu, áp lực đè nặng chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 1/7, ghi nhận tiếp tục giảm tại khu vực miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục giữ ổn ổn định. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được các thương lái thu mua trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Người tiêu dùng thông minh: Làm thế nào để không bị đánh lừa bởi mã vạch giả?

Người tiêu dùng thông minh: Làm thế nào để không bị đánh lừa bởi mã vạch giả?

Mã vạch – “chứng minh thư” của sản phẩm – đang ngày càng trở thành công cụ bị lợi dụng để hợp thức hóa hàng giả, hàng nhập lậu. Trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều chiêu trò tinh vi đánh lừa người tiêu dùng, việc nâng cao nhận thức và kỹ năng nhận diện mã vạch thật – giả là yếu tố then chốt để bảo vệ chính mình và góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động