Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững ngành gốm sứ Hà Nội đang có 786 chuỗi rau, thịt an toàn Hà Nội: Thí điểm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà |
Một số mặt hàng khác trong nhóm tăng mạnh là điện thoại và linh kiện tăng 80,8%; hàng nông sản tăng 34% (trong đó mặt hàng gạo gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ); thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh tăng 7,3%; hàng gốm sứ tăng 6,3%; hàng dệt may tăng 6,2%....
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so cùng kỳ như: phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 20,9%; giày dép giảm 29,9%; xăng dầu giảm 67,4%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 1.449 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 934 triệu USD, tăng 3,1% và tăng 52,2%; khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 515 triệu USD, tăng 1,4% và giảm 5,4%.
Xuất khẩu nông sản tháng 10 của Hà Nội tăng mạnh (ảnh minh họa) |
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 10 tháng qua, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phần lớn các thị trường xuất khẩu đều giảm kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Trung Quốc giảm 21,5%; Singapore giảm 19,4%; Ấn Độ giảm 23%; Thái Lan giảm 12,7%.
Bên cạnh đó, có một số thị trường trong ASEAN như Phillipine và Indonesia vẫn giữ được tốc độ tăng do đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, nhờ tác động tích cực của Hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 nên hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU đã trở về mức tương đương cùng kỳ năm trước sau nhiều tháng sụt giảm.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 2.630 triệu USD, tăng 10,8% so với tháng trước và giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 23,5 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 18,2 tỷ USD, giảm 11,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5,3 tỷ USD, tăng 0,5%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn giảm so với cùng kỳ năm trước là máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện, xăng dầu; phương tiện vận tải và phụ tùng, sắt thép; chất dẻo.
Một số thị trường nhập khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Bên cạnh đó có một số thị trường nhập khẩu hàng hóa tăng như Australia tăng 25,6%; thị trường EU tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019.