Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát duy trì mức giá thấp nhất tính từ ngày 19/9 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý không có thay đổi, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức từ 12/10 tới nay duy trì mức giá thấp nhất tính trong vòng 30 ngày qua, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS duy trì đi ngang, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Thép Việt Sing giữ nguyên giá bán, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát không có biến động, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng trên Sàn giao dịch
Giá thép ngày 24/10 giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 11 nhân dân tệ xuống mức 3.623 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h10 (giờ Việt Nam).
Quan tâm đến tiềm năng khử carbon lớn ở Trung Quốc, các công ty khai thác toàn cầu đang tăng cường nỗ lực và đầu tư cho các giải pháp carbon thấp dọc theo chuỗi giá trị thép ở nước này, đồng thời thiết lập hợp tác với nhiều đối tác địa phương hơn.
Bà Zhu Yi, Nhà phân tích Cấp cao về Kim loại và Khai thác tại Bloomberg Intelligence, cho biết: “Các công ty khai thác ở nước ngoài có động lực hợp tác với các nhà máy Trung Quốc để giúp phát triển công nghệ giảm thiểu carbon trong sản xuất, vì hơn 70% tổng nhu cầu quặng sắt được đáp ứng bởi các nhà cung cấp ở nước ngoài”.
Bà nhấn mạnh: “Sự hợp tác tăng cường giữa các nhà máy và các nhà cung cấp ở nước ngoài sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến độ giảm thiểu carbon từ nguyên liệu thô và thông qua quá trình sản xuất”.
Nhận xét của bà được đưa ra sau khi Tập đoàn Khai khoáng và Kim loại toàn cầu Rio Tinto Group thông báo vào ngày 22/9 rằng, họ đã ký một biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Shougang - một nhà sản xuất thép lớn, để cùng thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, thiết kế và thực hiện các giải pháp carbon thấp cho ngành công nghiệp thép.
Các lĩnh vực trọng tâm của biên bản ghi nhớ bao gồm công nghệ thiêu kết carbon thấp, lò cao (BF) và tối ưu hóa lò oxy cơ bản, thu giữ và sử dụng carbon.
Rio Tinto cho biết trong một thông cáo, việc hợp tác với Shougang khẳng định cam kết chiến lược của Tập đoàn trong việc hợp tác với khách hàng về lộ trình khử carbon trong thép và đầu tư vào các công nghệ có thể giúp giảm cường độ carbon trong sản xuất.
Ông Alf Barrios, Giám đốc Thương mại của Rio Tinto, bày tỏ, thép là nguyên liệu quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và cơ sở hạ tầng carbon thấp, và Rio Tinto muốn đóng vai trò là đối tác trong ngành để hỗ trợ quá trình khử carbon, theo China Daily.
Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) hôm nay đã phát hành bản cập nhật về Triển vọng Tầm ngắn (SRO) cho năm 2022 và 2023. Worldsteel dự báo rằng nhu cầu thép sẽ giảm 2,3% vào năm 2022 để đạt 1.796,7 triệu tấn sau khi tăng 2,8% vào năm 2021. Trong Nhu cầu thép năm 2023 sẽ phục hồi 1,0% để đạt 1.814,7 triệu tấn.
Dự báo hiện tại thể hiện sự điều chỉnh giảm so với dự báo trước đó, phản ánh tác động của lạm phát cao kéo dài và lãi suất tăng trên toàn cầu. Lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ và suy thoái của Trung Quốc đã góp phần vào một năm 2022 khó khăn, nhưng nhu cầu cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ nâng nhu cầu thép năm 2023 lên một chút.
Bình luận về triển vọng này, ông Máximo Vedoya - Giám đốc điều hành Ternium, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thế giới, cho biết, “nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lạm phát dai dẳng, thắt chặt tiền tệ của Hoa Kỳ, sự giảm tốc kinh tế của Trung Quốc và hậu quả của việc xung đột Nga - Ukraine".
Vị lãnh đạo này chia sẻ thêm, giá năng lượng cao, lãi suất tăng và niềm tin giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại. Do đó, dự báo hiện tại về tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu đã được điều chỉnh giảm so với dự báo trước đó.
Triển vọng cho năm 2023 phụ thuộc vào tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và khả năng duy trì kỳ vọng lạm phát của các ngân hàng trung ương. Đặc biệt, tại EU có nguy cơ giảm sút hơn nữa do lạm phát cao và cuộc khủng hoảng năng lượng đã trở nên trầm trọng hơn do sự leo thang xung đột Nga - Ukraine.