Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam.

Về phía Cơ quan Trung ương, quản lý nhà nước Diễn đàn có sự tham dự của: Ông Nguyễn Đức Tài, Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng; TS. Chu Quốc Thịnh – Trưởng phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế); TS. Nguyễn Ngọc Anh - Đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

Về phía các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, diễn giả tham dự có: DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Ông Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) - Viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại.

Ông Hà Đình Bốn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam; Chủ tịch Hội đào tạo và làm đẹp Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội; Bà Đặng Thị Xuân Hương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đào tạo& Làm đẹp Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Thẩm mỹ viện Xuân Hương.

Ông Phạm Trường Linh, Phó Chủ tịch Hội đào tạo& làm đẹp Việt Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mỹ phẩm S-Net Việt Nam - Với những thương hiệu quen thuộc trên thị trường như Dermafirm, Avorio, Bio Elements...

Bà Nguyễn Kim Oanh, Phó Chủ tịch Hội Đào tạo – phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, Giám đốc học viện viện đào tạo quốc tế Vietbeauty – Academy; Bà Văn Thị Minh Phương, Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban thiết kế Hội đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, Nhà tạo mẫu tóc Minh Phương hair Specialists;

Bà Nguyễn Thị Huyền Hương, PCT Hội đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam; Bà Tạ Thị Thanh Hải – PCT Hội Đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam; Ông Dương Quốc Sỹ - Chánh văn phòng Hiệp hội Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam; Bà Lê Thị Duyên - Tổng thư ký kiêm trưởng ban đào tạo Hội đào tạo - phát triển nghề làm đẹp việt Nam, Hiệu trưởng trường Trung cấp công nghệ quốc tế ICT.

Về phía đơn vị tổ chức có: Nhà báo Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm; Nhà báo Trần Thanh Tường - Tổng Thư ký Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm cùng các Nhà báo, Phóng viên, BTV Tạp chí.

Đặc biệt Diễn đàn có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trong ngành làm đẹp cùng gần 30 cơ quan báo chí, truyền thông tới tham dự và đưa tin.

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững” tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu làm đẹp; đưa ra giải pháp phát triển thị trường làm đẹp Việt Nam bền vững.

14:02

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, DS Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch VNPS gửi lời cảm ơn tới ông Nguyễn Đức Tài, Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng cùng các chuyên gia, các diễn giả, các doanh nghiệp trong ngành làm đẹp. Đặc biệt cảm ơn các nhà báo, phóng viên đã đến tham dự và đưa tin Diễn đàn hôm nay.

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS)

DS Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch VNPS cho biết, trong bối cảnh của sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.

Theo Euromonitor International, thị trường chăm sóc sắc đẹp và cá nhân toàn cầu sẽ tăng lên 547 tỷ USD vào năm 2027, mới mức độ tăng trưởng kép hàng năm từ 15-20%. Tuy nhiên, cuộc chơi ở phân khúc mỹ phẩm cao cấp đặt ra không ít thách thức ngay cả với những thương hiệu hàng đầu. Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng các sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm của thị trường mỹ phẩm cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-20%.

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng đáng kể đi kèm với những thách thức khi cạnh tranh trong ngành công nghiệp làm đẹp ngày càng cao. Để có cái nhìn trực quan, cập nhật xu hướng trong ngành làm đẹp, tiếp cận chính sách hiệu quả, phương pháp và công nghệ tối ưu nhằm kết nối và phát triển bền vững trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp cá nhân tại Việt Nam; Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trực thuộc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn: “THỊ TRƯỜNG NGÀNH LÀM ĐẸP 2024: BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI BỨT PHÁ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG”. Chúc cho Diễn đàn ngày hôm nay của chúng ta thành công tốt đẹp! Tuyên bố Khai mạc Diễn đàn.

14:15

Ông Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) - Viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại phát biểu chào mừng.

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
Ông Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) - Viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại.

Theo ông Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) - Viện trưởng Viện kỹ thuật chống hàng giả và gian lận thương mại, thị trường làm đẹp Việt Nam là thị trường tiềm năng có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh của sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.

Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng là những thách thức khi cạnh tranh trong ngành công nghiệp làm đẹp ngày càng cao. Để có cái nhìn trực quan, cập nhật xu hướng trong ngành làm đẹp, tiếp cận chính sách hiệu quả, phương pháp và công nghệ tối ưu nhằm kết nối và phát triển bền vững trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp cá nhân tại Việt Nam; Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp cùng các đơn vị liên quan và các chuyên gia đầu ngành và doanh nghiệp trong ngành công nghệ làm đẹp Việt Nam tổ chức Diễn đàn ngày hôm nay với chủ đề “THỊ TRƯỜNG NGÀNH LÀM ĐẸP 2024: BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI BỨT PHÁ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG”.

“Tôi hy vọng rằng diễn đàn ngày hôm nay sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, bổ ích từ các lãnh đạo, chuyên gia và các nhà khoa học để chúng ta có thể nhìn nhận được thực trạng của thị trường ngành làm đẹp và cùng nhau đưa ra các giải pháp khả quan, từ đó có những hành động cụ thể về phát triển ngành làm đẹp Việt Nam”, ông Phạm Lộc Ninh nhấn mạnh.

14:20

Ông Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm (Cục quản lý Dược – Bộ Y tế): Xu hướng đầu tư, kinh doanh vào ngành mỹ phẩm bền vững 2024 và những năm tiếp theo.

TS. Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, kinh tế Việt Nam có những bước tiến lớn, giữ được đà tăng trưởng, ổn định lạm phát, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên. Đi kèm với đó là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt cũng có xu hướng gia tăng. Với dân số khoảng 100 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm.

Giai đoạn 2020 đến đầu 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành mỹ phẩm phải đối mặt với tác động của một số gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát. Tuy nhiên, hiện tại ngành mỹ phẩm đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Theo khảo sát đánh giá của EuroMonitor International (Tập đoàn nghiên cứ thị trường của Anh, nghiên cứu thị trường trên 80 nước), quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỉ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỉ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỉ USD. Điều này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều tiềm năng và sức hút.

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
Ông Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm (Cục quản lý Dược, Bộ Y tế).
Ông Chu Quốc Thịnh dẫn dữ liệu thống kê số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được công bố tại Cục Quản lý Dược và các Sở Y tế, trong 08 năm từ 2015-2022, tổng số Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là 296.116 phiếu trong đó mỹ phẩm nhập khẩu chiếm 70% về số lượng.

Theo EuroMonitor International, mỹ phẩm nhập khẩu đạt 1,036 tỷ USD năm 2021 với tốc độ tăng trung bình 11%/năm. Năm 2021, thị phần mỹ phẩm nhập khẩu từ 17 quốc gia chiếm 97% trong đó đứng đầu là Singapore (33%); Thái Lan (12%); Hàn Quốc (10%); Mỹ (9%), Trung Quốc (8%)...Xét về số lượng Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thì Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản là quốc gia có nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp non trẻ, nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Đến nay, tổng số cơ sở sản xuất trong nước 965 cơ sở tuy nhiên chỉ 35 cơ sở sản xuất trong nước đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của Asean. Cùng với đó, với chiến lược truyền thông mạnh, các doanh nghiệp mỹ phẩm nước ngoài đã chiếm lĩnh thị phần lớn. Vì thế, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 30% số lượng sản phẩm mỹ phẩm được công bố nên chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ.

Với xu hướng đầu tư của các tập đoàn mỹ phẩm thế giới vào Việt Nam (Công ty TNHH Shiseido Việt Nam, Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Procter& Gambele Đông Dương, Công ty TNHH Kao Việt Nam…) trị giá xuất khẩu đạt 302 triệu USD năm 2021. Triển vọng xuất khẩu của sản phẩm mỹ phẩm có tín hiệu tốt xuất khẩu nhiều nhất lại các nước phát triển như Nhật Bản (39,3%); Mỹ (8,6%); Vương quốc Anh (1,7%); Canada (1,1%) bên cạnh các nước trong khu vực Malaysia (6,9%); Thái Lan (4,5%); Hàn quốc (3,5%); Philippin (3%); Xingapore (2,4%), Campuchia (2,1%); Trung Quốc (1,6%) tổng giá trị xuất khẩu. Các dạng sản phẩm mỹ phẩm xuất khẩu đa dạng chủ yếu sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, sản phẩm vệ sinh rang miệng, vệ sinh cá nhân…còn có cả sản phẩm cao cấp như nước hoa, trang điểm…

Ông Chu Quốc Thịnh cho biết, các nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Các thương hiệu mỹ phẩm Việt, do đó đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ. Thêm vào đó, ngành Mỹ phẩm đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu về môi trường, an toàn và chất lượng sản phẩm.

Theo ông Thịnh có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên. Theo đó, là làn sóng văn hóa, giới nghệ sĩ thần tượng và người nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng tiêu dùng. Điều này khiến cho thị hiếu tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam có chiều hướng thất thường.

Cùng với là sự nhạy cảm đối với giá thành sản phẩm của thị trường và yếu tố chất lượng. Thông thường, thương hiệu và danh tiếng của một dòng mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của người tiêu dùng bởi niềm tin được xây dựng từ: chất lượng, sự tin cậy và sự bắt mắt của sản phẩm.

Ngoài ra, với việc xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu mỹ phẩm mới, thị trường dấn đến cạnh tranh mạnh khốc liệt và khó khăn hơn để giữ chân được khách hàng. Cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt các sản phẩm này được kinh doanh trên các sản thương mại điện tử, các nền tảng thương mại (zalo, Facebook…), khách hàng ngày càng khó khăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng.

Hơn nữa, các xu hướng mới đang được đẩy mạnh bởi sự chú ý ngày càng tăng đối với các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. Khách hàng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm lành tính, không gây hại cho sức khỏe và môi trường.

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

"Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành làm đẹp nói chung, ngành mỹ phẩm nói riêng vẫn còn nhiều cơ hội. Theo dự báo, năm 2024 và những năm tiếp theo thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ", ông Chu Quốc Thịnh cho biết.

Theo EuroMonitor International, thực tế, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 6% và dự báo năm 2026 đặt 3,5 tỷ USD, điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường này.

Tuy nhiên, để phát triển, Trưởng phòng Phòng Quản lý Mỹ phẩm (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho rằng doanh nghiệp cần cần chú trọng đến: Chất lượng sản phẩm, tính nền vững, đổi mới công nghệ và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì sự linh hoạt, thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đối với các thương hiệu mới muốn gia nhập thị trường, nên tập trung vào việc xây dựng lòng tin và tạo dựng uy tín trong mắt khách hàng bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên và các thành phần an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Đồng thời, việc đưa ra thông tin chính xác về sản phẩm và những lợi ích của nó cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

Hiện nay, xu hướng thị trường đang chuyển đổi sang sản phẩm organic, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, các thương hiệu cần tìm cách cập nhật và phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu này. Các nhà sản xuất phải không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải tìm cách tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Để tăng cường quản lý thị trường quản lý mỹ phẩm, ông Chu Quốc Thịnh cho biết, Cục Quản lý Dược đang làm đầu mối phối hợp các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Y tế xây dựng Nghị định quản lý mỹ phẩm. Bộ hồ sơ đề xuất Nghị định các trong quá trình xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và dự kiến ban hành trong năm 2025.

Các nội dung chính sách dự kiến tại Nghị định này bao gồm 03 chính sách sau:

- Chính sách 1: Tăng cường quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm để bảo đảm thống nhất trong việc xem xét công bố tính năng, công dụng sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế và Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN. Mục tiêu của chính sách: qui định chặt chẽ khâu tiền kiểm bằng việc quy định chặt chẽ hồ sơ công bố mỹ phẩm về tính năng, công dụng và quản lý cơ sở sản xuất tại nước ngoài.

- Chính sách 2: Tăng cường công tác hậu kiểm về quản lý mỹ phẩm phù hợp xu thế cách mạng 4.0 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về mỹ phẩm; cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng

- Chính sách 3: Nâng cao chất lượng mỹ phẩm sản xuất trong nước thông qua việc áp dụng CGMP-ASEAN và lộ trình triển khai.

“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam và hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế đối với các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc hữu cơ. Đó là lý do hiện nay rất nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm Việt ngày càng hướng tới tiêu chuẩn CGMP”, ông Chu Quốc Thịnh cho hay.

14:55

DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS): Mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên “lên ngôi”

Mở đầu bài tham luận, DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam dẫn số liệu về dung lượng doanh thu tại thị trường Mỹ phẩm toàn cầu. Theo đó, năm 2020 doanh thu đạt 382.01 USD; năm 2021 đạt 265.415 USD; năm 2022 đạt 429.2 USD và năm 2023 là 343.37 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 của thị trường mỹ phẩm toàn cầu là 7-8%. Dự kiến tổng doanh thu toàn cầu đến 2032 là $541.89 tỷ.

Một số nhãn hàng mỹ phẩm lớn phải kể đến như: L’oreal, Unilever, Estee Lauder, PRG, Shishedo. Trong đó, tỷ trọng theo ngành hàng năm 2021 lần lượt: Hygine products là 9,9%; Fragrances 10,7%; Makeup 15,7%, Haircare 21,9% và Skincare là 41,8%.

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS)

Còn tại thì trường Mỹ phẩm Việt Nam năm 2020 dung lượng doanh thu đạt 773 USD; năm 2021 đạt 860 USD; năm 2022 đạt 969 USD và năm 2023 đạt 1101 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 của thị trường mỹ phẩm Việt Nam là 12%. Dự kiến tổng market size skincare đến 2030 là $1.92 tỷ.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, trong một cuộc khảo sát cho thấy, xu hướng tiêu dùng của người Việt (cả ở thành thị và nông thôn) ngày càng quan tâm lựa chọn những sản phẩm mỹ phẩm có thành phần tự nhiên.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) đã ban hành bộ tiêu chuẩn các sản phẩm tự nhiên.

Trong bài tham luận của mình ông Nguyễn Xuân Hoàng đã giới thiệu về Viện Mỹ phẩm thiên nhiên (INC). Theo đó, INC được thành lập theo Quyết định 22/QĐ-HSPTN ngày 11/06/2021 của Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam; Giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ A-2411 ngày 15/10/2021 do Bộ khoa học và công nghệ.

Viện INC được thành lập với sứ mệnh: Là nơi cung cấp công nghệ và dịch vụ khoa học tiên tiến nhất trong lịch vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm làm đẹp từ nhiên nhiên.

Tầm nhìn của INC là sẽ trở thành cơ quan khoa học hàng đầu Việt Nam và khu vực Asian về lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên.

Giá trị cốt lõi của INC: Chính xác; khoa học; kết hợp lý luận hiện đại – cổ truyển; Nâng cao chất lượng sản phẩm làm đẹp cộng đồng, Bảo vệ môi trường.

Viện trưởng của INC là GS.TS Phạm Quốc Long - Phó Viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam (2005 – 2008); Viện trưởng Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (2008 -2020); Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (2019 – Nay).

Viện mỹ phẩm thiên nhiên (INC) gồm có 5 trung tâm trực thuộc gồm: Trung tâm chiết xuất và tính chế nguyên liệu thiên nhiên; Trung tâm tư vấn làm đẹp; Trung tâm nghiên cứu phát triển; trung tâm quản lý lho học và pháp lý.

15:15

Bà Nguyễn Kim Oanh – Phó chủ tịch Hội Đào tạo& Làm đẹp Việt Nam: Đào tạo là then chốt để nâng tầm chất lượng nghề làm đẹp Việt Nam

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
Bà Nguyễn Kim Oanh – Phó chủ tịch Hội Đào tạo& Làm đẹp Việt Nam

Mở đầu bài tham luận với chủ đề “Chia sẻ nâng tầm chất lượng nghề làm đẹp Việt Nam”, bà Nguyễn Kim Oanh – Phó Chủ tịch Hội Đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam chia sẻ: Thị trường làm đẹp Việt Nam là thị trường tiềm năng có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Nếu như năm 2000 có 100 thẩm mỹ viện & Beauty Salon, thì năm 2020 lên tới 5.000 các TMV, Beauty Salon. Theo các nhà nghiên cứu thị trường làm đẹp Việt Nam dự kiến năm 2025 sẽ lên đến 10.000 các TMV, Beauty Salon. Nghề làm đẹp thuộc top nghề HOT có mức THU NHẬP LÝ TƯỞNG và là nghề có TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ.

Theo bà Nguyễn Kim Oanh, mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển nhưng nghề làm đẹp Việt Nam đang gặp phải một số tồn tại, đó là:

- Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân sự chất lượng cao được đào tạo bài bản.

- Khách hàng có nhu cầu được chăm sóc bởi những kỹ thuật viên phải có kỹ năng, kiến thức về nghề, về an toàn sức khỏe, về mỹ phẩm, các hoạt chất làm đẹp.

Các cơ sở đào tạo và các cá nhân đào tạo đua nhau mọc lên mà không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền nên chất lượng đầu ra của chuyên viên còn non yếu.

- Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ bao nhiêu % nhân sự ngành thẩm mỹ được đào tạo tại các đơn vị, tổ chức giáo dục đủ năng lực và được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chuyên môn.

- Các cơ sở đào tạo và các cá nhân đào tạo đua nhau mọc lên mà không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền nên chất lượng đầu ra của chuyên viên còn non yếu.

- Hoạt động đào tạo trong ngành làm đẹp hiện nay diễn ra chủ yếu dưới hình thức truyền nghề, nhân sự lâu năm dạy cho người mới, chủ yếu là tự dạy nhau, các kỹ thuật viên phần nhiều học nghề từ chính các spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ viện…

Từ thực trạng nghề làm đẹp, bà Oanh đã đưa ra một loạt giải pháp nhằm nâng tầm chất lượng nghề làm đẹp:

- Hệ thống pháp luật xuyên suốt từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố là sự phối hợp các ban ngành quản lý nhà nước.

- Chiến lược rõ ràng, những bước đi bài bản và không ngừng đổi mới. Có chế tài quy định rõ ràng và chặt chẽ.

- Lĩnh vực làm đẹp cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.

- Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ từ khâu đào tạo, nghiên cứu, sản xuất hóa mỹ phẩm đạt chuẩn.

Phó Chủ tịch Hội Đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam khẳng định, đào tạo chiếm vị trí then chốt để nâng tầm chất lượng nhân sự nghề làm đẹp trong thời điểm hiện tại và tương lai.

15:30

PHIÊN THẢO LUẬN

Phiên 1: Từ thách thức đến cơ hội tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Điều phối Phiên 1 là ông Nguyễn Viết Hưng - Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu& Sản phẩm

Phiên thảo luận 1 với các khách mời:

1. TS. Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế)

2. Ông Hà Đình Bốn, Chủ tịch Hội đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam

3. Ông Phạm Trường Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mỹ phẩm S-Net Việt Nam, (với những thương hiệu quen thuộc trên thị trường như Dermafirm, Avorio, Bio Elements)

4. Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

- Trước tiên, tôi muốn nghe ý kiến của TS. Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế). Liên minh Châu Âu vừa qua có đưa ra đạo luật về mỹ phẩm bề vững, xin hỏi ông về định hướng thế nào trong việc phát triển ngành mỹ phẩm “xanh” và phát triển bền vững tại Việt Nam? Đã có những bước triển khai cụ thể nào tới các doanh nghiệp, đơn vị về định hướng này? Với khát vọng xây dựng ngành làm đẹp thành ngành công nghiệp làm đẹp, liệu có khả thi trong giai đoạn 5 năm tới không, thưa ông?

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
TS. Chu Quốc Thịnh, TP. Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho biết: Thực tế bên Bộ Y tế đang triển khai nghị định về mỹ phẩm. Mô hình bộ y tế học tập ở Hàn Quốc về mỹ phẩm thiên nhiên, Hàn Quốc quy định nhóm hàng riêng, tiêu chí nào là mỹ phẩm thiên nhiên. Thế mạnh của Việt Nam là có nhiều dược liệu quý, tốt cho sức khoẻ nhưng Việt Nam chưa tận dụng được.

"Chính vì vậy tôi mong muốn ngành mỹ phẩm Việt Nam sẽ vươn xa từ các tiềm năng sẵn có, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển", ông Chu Quốc Thịnh nói.

- Thưa ông Hà Đình Bốn, với vai trò là Chủ tịch Hội đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về nguồn lực trong ngành làm đẹp hiện nay? Cần có cơ chế, giải pháp nào để có nguồn nhân lực chất lượng cao, thưa ông? Hội đóng vai trò như thế nào trong việc kết nối và phát triển ngành làm đẹp tại Việt Nam?

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Với vai trò là Chủ tịch Hội đào tạo – Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, ông Hà Đình Bốn khẳng định: Ngành làm đẹp hiện nay đang phát triển rất mạnh, đang từng bước phát triển với xu thế hội nhập chung với ác nước trong khu vực Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như châu Âu.

Nhu cầu rất lớn bùng nổ nhanh, sự đào tạo về nguồn nhân lực chất lượng cao lạ cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng.

Đào tạo ngành làm đẹp trong thời gian qua, hầu hết đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nhưng có nhiều người chứng chỉ lại chưa nắm vững. Chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo một cách chính quy. Vì vậy cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện nói chung.

Bức tranh làm đẹp có các điểm sáng vì rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp tham gia nhưng rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Muốn phát triển lâu dài họ cần phải có định hướng, giải pháp rõ hơn. Phải hoàn thiện hệ thống phấp luật để quy định ngành nghề nào được làm ở phạm vi nào, đặc biệt cải cách hành chính rõ ràng mạch lạc.

Phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, liên doanh phát triển như nào, Mở rộng thị trường, liên kết từ người có nhu cầu cho đến người cung cấp dịch vụ. Đồng thời các nhà sản xuất phải gắn kết đi cùng nhau. Cùng với đó nhà nước phải có cơ chế rõ ràng. Mong muốn người làm đẹp nhìn thẳng vào sự thật xem mình còn thiếu sót ở đâu để hoàn thiện tốt nhất", ông Hà Đình Bốn nêu quan điểm.

- Thưa ông Phạm Trường Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mỹ phẩm S-Net Việt Nam. Ngành làm đẹp đang có một cuộc cải tiến mạnh mẽ để “phủ xanh” làn da, sức khỏe và môi trường sống từ bình dân đến các tín đồ sành điệu thì cần có sản phẩm “bền vững”? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên, hiện nay, với công nghệ số phát triển, TMĐT đã thay đổi xu hướng tiêu dùng hiện đại những cũng kéo theo những rủi ro và với ngành mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Tỷ lệ hàng giả, hàng nhái, hàng không kiểm soát chất lượng tràn làn trên thị trường, đặc biệt là sàn TMĐT. Ông có thể đưa ra những giải pháp từ cái nhìn của doanh nghiệp?

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Chia sẻ tại Diễn đàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mỹ phẩm S-Net Việt Nam cho rằng với 01 đơn vị kinh doanh trực tiếp trong ngành làm đẹp, TMĐT là xu thế tất yếu. Tuy nhiên thị trường hiện có nhiều thay đổi trong khi cơ chế chính sách chưa thay đổi kịp.

Theo ông Phạm Trường Linh, các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm như ông có gặp một số vướng mắc như:

Thứ nhất: Phải cạnh tranh với các đơn vị “lách luật”. Một doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm để đưa được sản phẩm ra thị trường cần được các CQNN quản lý chặt chẽ với nhiều quy trình, thủ tục, và doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm cho sản phẩm đó.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị kinh doanh mỹ phẩm trên sàn TMĐT có thể “bỏ qua” các thủ tục trên và có thể nhanh chóng đưa sản phẩm lên sàn TMĐT và được kiểm duyệt rất nhanh, và không có đơn vị chịu trách nhiệm cho sản phẩm.

Ông Linh cho biết, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái có thể bán trực tiếp trên sàn là không công bằng cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật như công ty ông.

Thứ hai, về giáo dục người tiêu dùng, ông Linh cho rằng nội dung này rất quan trọng. Cần nâng cao nhận thức người tiêu dùng để khách hàng có thể chọn lựa được sản phẩm tốt, sản phẩm chất lượng. Vì mỹ phẩm cũng có những hoạt chất nếu dùng quá đà sẽ có những hậu quả không mong muốn.

- Thưa ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, sử dụng sản phẩm thiên nhiên đang là xu hướng của thế giới, với ngành mỹ phẩm cũng không ngoại lệ. Người tiêu dùng hiện nay đánh giá cao tính an toàn, thân thiện với môi trường, và cung cấp lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhận định của ông về vấn đề này? Xu hướng mỹ phẩm từ chiết xuất thiên nhiên lên ngôi, nhưng sản phẩm gặp không ít thách thức trên thị trường? Ông có thể đưa ra những bất cập và giải pháp?

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

DS Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội VNPS thông tin về các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam về hiện trạng sử dụng hàng thiên nhiên hiện nay.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, việc sản xuất ra các dòng sản phẩm thiên nhiên đang gặp nhiều thách thức.

Thách thức đầu tiên về công nghệ bởi bảo quản mỹ phẩm thiên nhiên không phải là vấn đề đơn giản.

“Mỹ phẩm thiên nhiên đắt hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống cũng vì vấn đề bảo quản”, ông Hoàng nói.

Thứ hai là nguồn gốc của nguyên liệu cũng rất khó khăn đối với doanh nghiệp.

“Hơn nữa nguyên liệu lại theo mùa, các nguyên liệu đến từ thiên nhiên đa số chỉ có theo mùa nên việc chủ động được nguồn nguyên liệu cũng là vấn đề rất vất vả”, ông Hoàng nói.

Tiếp đó, theo quan điểm của ông Hoàng việc không có hành lang pháp lý rõ ràng với sản phẩm thiên nhiên cũng là vấn đề mà doanh nghiệp phải quan tâm.

“Cần tiêu chuẩn nhận diện và hành lang pháp lý rõ ràng với các sản phẩm tới từ mỹ phẩm thiên nhiên bởi lĩnh vực này không chỉ liên quan tới sức khoẻ mà còn liên quan tới tính mạng”, ông Hoàng nói.

Thứ ba, theo ông Hoàng là thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cuối cùng là vấn đề về thị trường, mỹ phẩm thiên nhiên là dòng sản phẩm đắt, người tiêu dùng không phải ai có thể tiếp cận được. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tới đây để sản xuất bởi chúng ta có nguồn nguyên liệu dồi dào.

Phiên thảo luận 2: Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh bền vững tại Việt Nam

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Điều phối Phiên 2 là ông Nguyễn Viết Hưng - Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm.

Phiên thảo luận 2 tập trung thảo luận và các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu liên quan đến phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh bền vững tại Việt Nam.

Tham dự phiên thảo luận 2 gồm các khách mời:

1. Ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Ecotop

2. Bà Trần Thị Thu - Giám đốc Viện thẩm mỹ Quốc tế ChangWon

3. Bà Đặng Thị Xuân Hương – Phó Chủ tịch Hội đào tạo – phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Thẩm mỹ viện Xuân Hương

4. Bà Lê Thị Duyên, TTK kiêm Trưởng ban Đào tạo, Giám đốc Viện thẩm mỹ Standard - Hiệu trưởng trung cấp công nghệ quốc tế ICT.

- Thưa Bà Trần Thị Thu - Giám đốc Viện thẩm mỹ Quốc tế ChangWon, một trong những đơn vị có thương hiệu quốc tế trong ngành làm đẹp tại Việt Nam. Việc đón tiếp, phục vụ hàng trăm lượt khách hàng mỗi năm, Changwon định hướng phát triển doanh nghiệp có “tính bền vững” theo những tiêu chí nào? Từ phía doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, bà nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn gì để thực hiện “vẻ đẹp bền vững”? Bà có đề xuất gì với các ban ngành, cơ quan quản lý trong việc phát triển bền vững và an toàn trong ngành tại Việt Nam?

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Giám đốc Viện thẩm mỹ Quốc tế ChangWon cho biết, Công ty ChangWon định hướng phát triển bền vững theo 5 tiêu chí, gồm:

- Quản lý rủi ro: Không để khách hàng không hài lòng ra về. Hiện đạt 99% hài lòng.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Đạo đức kinh doanh: Thực hiện hoạt động kinh doanh theo cách đạo đức, minh bạch, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực xã hội.

- Sáng tạo và linh hoạt: Ứng biến nhanh chóng với sự thay đổi, giúp doanh nghiệp phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh.

- Cải thiện liên tục về quy trình dịch vụ và quản lý để tăng cường hiệu suất.

Theo bà Trần Thị Thu, hiện nhu cầu làm đẹp tăng trưởng dương hàng năm. Điều này đã thúc đẩy ChangWon vươn mình, phát triển theo nhu cầu thị trường.

Bên cạnh những thuận lợi thì thị trường ngành thẩm mỹ cũng có những khó khăn như cạnh tranh lớn về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm rẻ nhiều, tràn lan nên khách đang có sự lo lắng, đề phòng.

Xuất phát từ vấn đề này bà Thu mong muốn Bộ ban ngành kiểm soát chặt với các cơ sở, địa chỉ, dịch vụ kém chất lương. Siết chặt hình thức làm đẹp trá hình, sai sự thật...

- Ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Ecotop, ông nhận định như thế nào về quy mô thị trường thương mại điện tử nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ảnh hưởng và tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với ngành công nghiệp làm đẹp hiện nay? Khó khăn và giải pháp phát triển bền vững trên nền tảng TMĐT là gì, thưa ông?

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Ecotop cho biết: Nhìn chung, quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có tác động rất lớn. Được biết, trong 3 năm liền lĩnh vực làm đẹp có doanh số đứng đầu trong các ngành hàng. Những nhãn hàng có thương hiệu uy tín họ sẽ sử dụng sàn thương mại điện tử.

Hiện tại TMĐT thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn: TMĐT phát triển cũng dẫn đến hàng giả hàng nháii tràn lan, có thể khiến người mua mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Cùng với đó, thị trường hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện nên nhiều người bán hàng chộp giật lầm mất uy tín, gây cản trở với nhãn hàng mỹ phẩm uy tín.

Đặc biệt, một số dòng hàng sản xuất gia công nên chưa được kiểm soát chặt chẽ gây ảnh hưởng đến da, sức khỏe.

Hy vọng thời gian tới chính sách sẽ cải thiện đảm bảo mua hàng trên thương mại điện tử.

- Thưa Bà Đặng Thị Xuân Hương, do nhu cầu chăm sóc sắc đẹp ngày càng tăng cao kéo theo sự xuất hiện của hàng nghìn cơ sở làm đẹp với đa dạng dịch vụ, giá cả và chất lượng. Bên cạnh các cơ sở uy tín, đề cao chất lượng dịch vụ thì không ít cơ sở làm đẹp quảng cáo thổi phồng, nhiều mô hình sao chép, làm nhái nhằm lôi kéo khách hàng. Điều này khiến khách hàng khó khăn hơn trong việc lựa chọn địa điểm và dịch vụ đảm bảo. Là doanh nghiệp uy tín hàng chục năm trong ngành, bà có thể đưa ra những kiến tạo lợi thế cạnh tranh kép (chuyên môn & kinh doanh – marketing) trong ngành Spa/thẩm mỹ? Giải pháp trong cạnh tranh bền vững bằng giá trị lõi của ngành làm đẹp là gì, thưa bà?

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Bà Xuân Hương cho biết, làm đẹp là yếu tố tất yếu của cuộc sống. Viện thẩm mỹ Xuân Hương đã hình thành và phát triển 35 qua nhưng thương hiệu bị làm nhái ở các tỉnh thành rất nhiều.

"Bản thân khách hàng giờ rất thông minh, và bản thân chúng tôi cũng mong muốn phát triển bền vững trong làm đẹp.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở làm đẹp trá hình đã xuất hiện và chỉ hoạt động chớp nhoáng, làm ăn chộp giật khiến người tiêu dùng chịu thiệt hại. Điều này cũng khiến ngành làm đẹp của Việt Nam xấu xí trong mắt các nước bạn”, bà Xuân Hương nhấn mạnh.

Theo bà Xuân Hương, ngành làm đẹp càng phát triển thì các cơ sở làm đẹp càng có càng nhiều cơ hội.

“Do đó, tôi cũng mong muốn làm thế nào để ngành làm đẹp có thể tạo ra những cơ sở làm đẹp mang lại lợi ích cho người dân”, bà Hương nói.

- Bà Lê Thị Duyên, với tư cách là TTK kiêm Trưởng ban Đào tạo, Giám đốc Viện thẩm mỹ Standard - Hiệu trưởng trung cấp công nghệ quốc tế ICT theo bà, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo nghề đối với ngành chăm sóc sắc đẹp hiện nay như thế nào? Phương pháp nào để chuẩn hóa nguồn nhân lực làm đẹp đồng bộ và quy mô chuẩn quốc tế, đạo đầu ra sau đào tạo?

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Bà Lê Thị Duyên, TTK kiêm Trưởng ban Đào tạo, Giám đốc Viện thẩm mỹ Standard - Hiệu trưởng trung cấp công nghệ quốc tế ICT cho biết: Trăn trở về đào tạo làm đẹp đã 10 năm nay, câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành làm đẹp lúc nào cũng cần thiết và vô cùng cần thiết. Nhân lực tham gia trực tiếp vào ngành làm đẹp phát triển mạnh mẽ. Sức khoẻ và làm đẹp nở rộ và chuyên môn hoá sâu sắc, dịch vụ liên quan đến khoẻ đẹp an toàn được khách hàng quan tâm.

Có 2 mô hình đào tạo: đào tạo ngắn hạn tại trung tâm và đào tạo dài hạn tại các trường.

Có chứng chỉ sơ cấp bậc 1,2,3. So với nước ngoài có Th.s, TS ngành làm đẹp nhưng Việt Nam chưa có, thể hiện chất lượng của ngành này. Câu chuyện dẫn đến nhiều tai biến, nhiều vấn đề hậu làm đẹp.

Việc đào tạo ngày càng đòi hỏi chuyên môn hoá cao hơn. Mong muốn hiệp hội, các ban ngành đưa ra định hướng cho các hội viên chuẩn hoá.

Chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lấy chuẩn đầu ra để đào tạo chuẩn hoá, đào tạo kết hợp với doanh nghiệp, đảm bảo 30% lý thuyết, 70% thực hành.

Bà Duyên mong muốn thời gian tới chúng ta cùng đồng hành nâng tầm ngành làm đẹp.

17:00

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm khẳng định: "Sau 1 thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc Diễn đàn “THỊ TRƯỜNG NGÀNH LÀM ĐẸP 2024: “BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI BỨT PHÁ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG” do Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp với một chuỗi các hoạt động gồm 2 phiên thảo luận.

[Trực tiếp]: Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”
Ông Nguyễn Viết Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phát biểu bế mạc Diễn đàn.

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành làm đẹp và sự tham gia của đông đảo khách hàng tham quan và mua sắm.

Thưa các vị đại biểu, các vị khách quý với khuôn khổ thời gian Diễn đàn có hạn, BTC cùng các diễn giả chưa thể giải đáp hết các thắc mắc của quý doanh nghiệp, BTC xin tiếp nhận những ý kiến và câu hỏi xoay quanh những vấn đề của thị trường ngành làm đẹp trên website của Tạp chí và sẽ chuyển tới các chuyên gia để giải đáp.

Một lần nữa thay mặt BTC tôi xin trân trọng cảm ơn các vị đại biểu, khách quý, doanh nghiệp…đã bớt chút thời gian quý báu tham dự Diễn đàn của chúng tôi ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn!"

KẾT THÚC DIỄN ĐÀN: THỊ TRƯỜNG NGÀNH LÀM ĐẸP 2024: “BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI BỨT PHÁ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG”.

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Bắt đầu từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm môn Tin học, Công nghệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là những môn thi lần đầu tiên được tổ chức thi trong Kỳ thi. Vậy, học sinh sẽ có những thuận lợi/khó khăn như thế nào, để đạt được kết quả tốt nhất, nhà trường và các thầy cô giáo cần làm gì để hỗ trợ học sinh…? Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trò chuyện với ông Lục Văn Hào, Tác giả SGK Tin học THPT, bộ sách Chân trời sáng tạo (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) xoay quanh chủ đề này.
Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hôm nay là hạn các tỉnh thành báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025 theo đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hàng loạt địa phương đã thống kê về tiền lương, thưởng Tết năm 2025, cho thấy không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tỉnh Nam Định hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh Nam Định có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%).
Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được, trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chiến lược của Việt Nam.
Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được phê duyệt với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “văn hiến - văn minh - hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Ngày 13/12/2024, Ban chấp hành Đảng bộ Hoàng Mai đã tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy chuẩn y đồng chí Đỗ Thanh Tùng, Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai bổ sung vào Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai.
Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Ngày 12/12, tại TP Thanh Hóa, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24. Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14/12/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả, các chức năng, nhiệm vụ không bỏ, thậm chí có những nhiệm vụ phải tăng cường.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 07/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 năm 2024.
Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Nhóm đối tượng nào được hỗ trợ mức đóng BHYT từ 1/7/2025?

Tại khoản 4, Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2024, số 51/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT?
Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Bộ Nội vụ nói gì về việc giải quyết nhân sự dôi dư sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy?

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ phải tính toán việc ưu tiên, bố trí, sử dụng những người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội.
Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đề xuất phương án tăng mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại dự thảo, Bộ đề xuất 2 phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất quy định về mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động.
Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng: Tập trung ưu tiên sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tập trung cao độ công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; thực hiện tốt kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA khẳng định đây là thời điểm hoàn hảo để Việt Nam xây dựng một tương lai của AI. "AI của Việt Nam nên được xử lý ở đây, xây dựng ở đây, vận hành ở đây vì người dân và nền công nghiệp Việt Nam" - ông Jensen Huang nói.
Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy vào tháng 2/2025

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường diễn ra vào tháng 2/2025.
Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Thông tin về phương án sáp nhập để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ

Sau khi sắp xếp, hợp nhất, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không thể chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, nhân dân

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội sáng nay (3/12), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh không thể chậm trễ được nữa bởi đây là thời cơ, để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, với nhân dân.
Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài

Trong khuôn khổ chương trình Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN tổ chức tại Hà Nội từ 01 – 15/12/2024, sáng 2/12, đã diễn ra Tọa đàm “Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài”.
Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Thủ tướng nêu 3 mục tiêu, 7 giải pháp để phát triển ngành logistics Việt Nam

Dự phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 7 giải pháp lớn mang tính đột phá để phát triển ngành logistics Việt Nam, trong đó có việc xây dựng, phát triển quốc gia thương mại tự do.
Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng: Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức

Thủ tướng cho biết năm 2025 Chính phủ hướng đến tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém

Quan điểm “không để cơ quan Nhà nước là vùng trú ẩn an toàn cho cán bộ yếu kém” được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ khi phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tập trung các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế phát triển, sáng 1/12.
Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ, Quốc hội giảm 4 Ủy ban

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết các cơ quan đang nghiên cứu đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, Tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan quân đội, Tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin là những chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động