Cuộc chạy đua doanh số của ô tô nội

TH&SP Thị hiếu mua xe ô tô của nhiều người Việt phụ thuộc rất nhiều vào giá cả và tiện ích sử dụng. Việc Chính phủ miễn, giảm thuế nhập linh kiện đối với các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi đủ điều kiện đã khiến nhiều hãng xe tăng tốc về Việt Nam để sản xuất, nhằm hưởng lợi thế.

Theo thống kê, hiện thị trường xe Việt đang có khoảng 30 mẫu xe có doanh số cao trên 1.000 chiếc đến hơn 27.000 chiếc/năm, trong đó có 24 mẫu xe có doanh số bán hàng từ 3.400 chiếc/năm trở lên đủ tiêu chuẩn hưởng thuế nhập linh kiện 0% lắp ráp tại Việt Nam.

Báo cáo doanh số bán xe của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các doanh nghiệp ô tô lớn ở Việt Nam. Hiện mẫu xe đứng đầu trong bảng danh sách các mẫu xe chạy nhất Việt Nam là Toyota Vios với 27.000 chiếc, đứng thứ 2 là Mitsubishi Xpander với 20.000 chiếc, thứ 3 là Hyundai Accent với 19.700 chiếc, Hyundai đứng thứ 4 với 18.000 chiếc.



Nhiều hãng xe tăng tốc về Việt Nam để sản xuất nhằm hưởng lợi thế về giá cả


Mazda CX5 là dòng xe đứng áp chót trong danh sác 10 mẫu xe có doanh số bán 10.000 chiếc/năm.

Trong danh sách 24 mẫu xe có doanh số bán ra hơn 3.000 chiếc/năm, có 6 mẫu xe nhập khẩu gồm: Mitsubishi Xpander, Toyota Fortuner, Ford Ranger, Honda CRV và cuối cùng là Ford Everest.

Trong đó hai mẫu Mitsubishi Xpander và Honda CRV đã chính thức lắp ráp ở Việt Nam, mẫu Fortuner bản máy dầu cũng được lắp ráp trong nước, chỉ duy trì bản máy xăng nhập khẩu từ Indonesia.

Theo quy định của Nghị định 125/2017, sau này là Nghị định 57/2020, sửa đổi quy định các chi tiết miễn, giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô lắp ráp trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về sản lượng riêng và sản lượng chung tối thiểu.

Cụ thể, từ năm 2019, các hãng phải đạt mục tiêu sản xuất tối thiểu 8.500 chiếc/năm, các mẫu xe riêng lẻ phải sản xuất đủ sản lượng riêng từ 3.500 chiếc/năm trở lên mới đủ điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện 0% của Chính phủ.




Doanh số các mẫu xe bán ra cao nhất năm 2019 (số liệu VAMA và các doanh nghiệp xe lớn)


Tính đến hết năm 2022, các hãng phải sản xuất sản lượng chung tối thiểu đạt 13.500 chiếc/năm, sản lượng riêng tối thiểu từng mẫu xe cam kết phải đạt 5.000 chiếc/năm. Như vậy, dựa vào bảng doanh số của các hãng xe bán ra trên thị trường Việt Nam, hầu hết các hãng xe lớn đều đạt sản lượng chung tối thiểu đủ để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ.

Về sản lượng riêng tối thiểu của từng mẫu xe, hiện có khoảng 14 mẫu đang vượt doanh số tối thiểu với sản lượng năm trên 9.000 chiếc, 6 mẫu có doanh số tối thiểu vừa đủ để đạt yêu cầu từ 4.000 đến gần 9.000 chiếc/năm, còn lại, 4 mẫu xe đạt gần ngưỡng yêu cầu, chỉ còn thiếu vài chục đến gần 100 chiếc để đạt đủ sản lượng bán ra theo yêu cầu.

Trong 23 mẫu xe đủ điều kiện được hưởng lợi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, hai mẫu Ford Ranger và Ford Everest chưa tiết lộ kế hoạch lắp ráp tại Việt Nam dù doanh số bán ra tại Việt Nam đạt trên yêu cầu đề ra, Ford Ranger là 13.300 chiếc, còn Ford Everest là hơn 7.800 chiếc/năm.

Trong danh sách các mẫu xe có doanh số cao trên 3.000 chiếc/năm, Toyota và Hyundai Thành Công có nhiều nhất mẫu xe nhập, mỗi hãng có 6 mẫu, Thaco - Trường Hải có 5 mẫu, Ford có 3 mẫu và Mitsubishi và Honda đều có 2 mẫu xe.

Thương hiệu Hyundai Thành Công có doanh số 6 mẫu xe bán ra cao nhất với 69.000 chiếc, đứng thứ 2 là Toyota với 64.000 chiếc cho 6 mẫu xe, Thaco - Trường Hải với 5 mẫu bán ra cao nhất, với tổng doanh số đạt trên 47.000 chiếc, Ba hang Mitsubishi, Ford, Honda đều có từ 2-3 mẫu xe bán ra đạt doanh số cao, tổng doanh số mỗi hãng dao động từ 23.000 đến 25.000 chiếc/năm.

Ngọc Hà

Ngọc Hà

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cần khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH

Cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, nhấn mạnh: Đây là dự án Luật rất quan trọng, có tác động lớn đến đời sống Nhân dân và doanh nghiệp, do đó đề nghị cần nghiên cứu, rà soát một cách kỹ lưỡng để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai pháp luật về PCCC và CNCH, đồng thời phải có những đổi mới, sửa đổi phù hợp, khả thi gắn với đời sống kinh tế của người dân.
Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính phủ đồng ý cho mua điện gió Trường Sơn tại Lào

Chính Phủ vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Công Thương tại đề xuất về việc nhập điện gió từ Lào về Việt Nam ở dự án nhà máy điện gió Trường Sơn, cũng như chủ trương đầu tư lưới điện đấu nối.
Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

Tăng trưởng kinh tế đang phục hồi tích cực

GDP Quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong Quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 33.
Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân", phát triển kinh tế nông thôn bền vững

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tại Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Thể chế hoá đầy đủ quy định tại Luật Đất đai năm 2024

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2024, Ths.Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất, đảm bảo thể chế hoá đầy đủ quy định tại Điều 115 Luật Đất đai 2024.
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động