Buôn bán xăng dầu: Siết chặt quản lý chờ đổi mới chế tài

TH&SP Trong dự thảo Nghị định mới, Tổng cục Quản lý Thị trường đề xuất các mức xử phạt vi phạm mạnh tay hơn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, qua đó góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực này.

Siết chặt quản lý

Nhằm ngăn chặn có hiệu quả đối với các hành vi sản xuất, buôn bán xăng giả, kém chất lượng, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý xăng dầu nhập khẩu.

Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan cac tỉnh, thành phố rà soát tất cả các trường hợp khai sai mã số, mức thuế do doanh nghiệp khai báo trên cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để phát hiện các trường hợp gian lận trong khai báo về mã số và mức thuế, ấn định và thu đủ thuế theo quy định đối với các mặt hàng là xăng dầu, dung môi, chất kích Ron và chất tạo màu.

Đồng thời, tăng cường thu thập các nguồn thông tin để kịp thời chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc kiểm tra, rà soát các lô hàng nhập khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kê khai sai mã số hàng hóa để hưởng mức thuế thấp.

Bên cạnh nội dung trên, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các nội dung nêu tại công văn số 5597/TCHQ-TXNK ngày 3/9/2019. Trong đó, các chỉ đạo tại công văn 5597/TCHQ-TXNK đã yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý hải quan đối với mặt hàng xăng dầu, dung môi, chất kích Ron để pha chế xăng dầu; tăng cường kiểm tra trị giá hải quan, kiểm tra C/O hàng hóa, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan giám định để kiểm tra chất lượng hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhất nhập khẩu là xăng dầu, dung môi, chất kích Ron để pha chế xăng dầu; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, dung môi, chất kích Ron để pha chế xăng dầu nộp thuế đầy đủ vào NSNN; tăng cường công tác tuyên truyền đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chấp hành tốt chính sách quản lý mặt hàng, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật đối với xăng dầu, dung môi, chất kích Ron để pha chế xăng dầu…

Các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan đóng trên địa bàn trong việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhập khẩu xăng dầu và trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng như: Công an, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường… về doanh nghiệp, thủ đoạn, hàng hóa có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.


xx

Ảnh minh họa. Nguồn BG


Sắp có chế tài mạnh hơn

Trong buổi Toạ đàm “Xăng dầu giả, thiệt hại thật” do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức cuối tháng 11/2019, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường, Bộ Công Thương cho biết: Sắp tới sẽ có một Nghị định mới với các chế tài nghiêm khắc và mạnh tay hơn sẽ có hiệu lực và thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí thay thế Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 đã được Bộ Công Thương xin ý kiến của thành viên Chính phủ, nhận được thêm một số ý kiến bổ sung. Sau khi chỉnh sửa và tiếp thu ý kiến, Dự thảo Nghị định này đã trình lên Thủ tướng ngày 29/2.

Theo Bộ Công Thương, căn cứ vào quy định này cùng với quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng tại các điều từ Điều 56 đến Điều 62 Dự thảo Nghị định, có thể dễ dàng xác định được thẩm quyền xử phạt của chức danh tương ứng trong từng vụ việc cụ thể. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và bảo đảm tính khoa học, thống nhất, đồng bộ trong các quy định của Dự thảo Nghị định.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp có ý kiến, đề nghị quy định ở mức độ chi tiết hơn nữa việc phân định thẩm quyền tại Điều 63 theo hướng quy định cụ thể thẩm quyền của từng chức danh trong từng lực lượng đối với từng hành vi vi phạm tại các điều, khoản, điểm cụ thể theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Bộ Công Thương cũng đã xây dựng phương án chỉnh lý Điều 63 Dự thảo Nghị định về phân định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng. Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đều nhất trí với quy định phân định thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong từng lực lượng.

Hà An (TH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi tiếp tục giảm tại miền Trung, miền Nam

Giá heo hơi ngày 3/7/2025 ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, trong khi miền Bắc giữ giá ổn định. Diễn biến này phản ánh sự giằng co giữa cung – cầu và tâm lý thận trọng của người chăn nuôi trước sức mua yếu.
Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Sự leo thang bất thường của giá cát và đá xây dựng trong thời gian gần đây không chỉ khiến chi phí đầu tư đội lên mà còn phản ánh thực trạng khai thác tài nguyên tự nhiên thiếu bền vững. Đây là hồi chuông cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào nguồn tài nguyên không tái tạo – đòi hỏi thị trường phải nhanh chóng chuyển hướng sang tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thị trường cà phê ngày 2/7 ghi nhận xu hướng trái chiều: robusta bật tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu và hoạt động mua bù bán khống, trong khi arabica tiếp tục sụt giảm do áp lực được mùa tại Brazil. Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, song các chuyên gia cảnh báo thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi đồng loạt giảm, cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7, ghi nhận xu hướng giảm tại nhiều địa phương, nhất là ở khu vực thị trường miền Trung và các tỉnh thành phía nam. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 66.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá tiêu trong nước ngày 2/7 tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 – 4.000 đồng/kg, lên mức cao nhất 142.000 đồng/kg. Tâm lý tích trữ hàng, kỳ vọng giá tăng trong quý III và IV cùng nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc, Trung Đông đang đẩy Việt Nam thành trung tâm cung ứng hồ tiêu của thế giới.
Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm, kéo giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt mốc 3.300 USD/ounce. Tuy nhiên, liệu đây có phải là khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý, hay chỉ là phản ứng nhất thời trước biến động kinh tế - chính trị toàn cầu?
Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Dù có giá bán lẻ lên tới 750.000 đồng/kg – cao gấp nhiều lần vải thường, vải không hạt Thanh Hóa vẫn liên tục “cháy hàng”. Với hương vị ngọt thanh, cùi giòn, không dính tay và được trồng theo chuẩn VietGAP, sản phẩm này đang chinh phục cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, trở thành biểu tượng mới của trái cây cao cấp Việt Nam.
Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá tiêu trong nước hôm nay (1/7) tăng vọt từ 3.000 – 8.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 136.000 – 138.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Cùng lúc, giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam cũng tăng tới 470 USD/tấn, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ thị trường toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động