Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.
Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Trong thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã quyết liệt, kịp thời chỉ đạo và kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn; chỉ đạo, ban hành kịp thời cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân... được người dân, cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát diễn biến, tình hình thực tiễn, chủ động thực hiện nhiều giải pháp điều hành, quản lý giá cả hiệu quả, kịp thời; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; chủ động thực hiện các giải pháp cung cầu hàng hoá đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu... góp phần ổn định mặt bằng giá cả, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận tải đường biển có xu hướng tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đòi hỏi các cấp, các ngành cần chủ động đánh giá, nắm bắt tình hình để kịp thời có kế hoạch ứng phó, giải pháp phù hợp, hiệu quả, sát thực tiễn.

Giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá

Trước tình hình trên, để chủ động có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, từ nơi bắt đầu, không để lúng túng, bị động trong mọi tình huống, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

Niêm yết, công khai giá khám chữa bệnh
Niêm yết, công khai giá khám chữa bệnh

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Chú trọng, tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023, đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Đề xuất cụ thể lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; giáo dục...

Các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục...), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan:

Đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Chủ động đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện công tác quản lý, điều hành giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước

Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến

Về công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng cụ thể:

Đối với mặt hàng xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu; kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện hóa đơn điện tử.

Đối với mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: Các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường; không để thiếu, khan hiếm lương thực, thực phẩm trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đối với vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Đối với dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

Đối với dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện; kiểm soát và điều hành không để tăng giá sách giáo khoa và các dịch vụ giáo dục bất hợp lý gây hậu quả lạm phát giá tiêu dùng.

Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Xử lý nghiêm trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá:

Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận, thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng.

Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương việc thực hiện Công điện này

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền./.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Giáp Thìn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Giáp Thìn
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước
Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ ngành cùng điều hành giá điện Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ ngành cùng điều hành giá điện
Cách nào ngăn giá hàng hóa tăng theo lương? Cách nào ngăn giá hàng hóa tăng theo lương?
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm sổ đỏ năm 2024 sẽ mất các khoản phí nào?

Làm sổ đỏ năm 2024 sẽ mất các khoản phí nào?

Khi làm sổ đỏ thì người dân thường có thắc mắc như: Được cấp sổ đỏ không? thủ tục như thế nào và mất bao nhiêu tiền?
Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024

Đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi đưa 4 luật thực thi sớm từ ngày 01/8/2024

Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần đảm bảo chất lượng, đồng bộ, tránh chồng chéo giữa Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) khi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Hướng dẫn thủ tục cấp khẩn cấp các số lưu hành thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh

Hướng dẫn thủ tục cấp khẩn cấp các số lưu hành thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thiết bị y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ.
Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Đề xuất nguyên tắc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Cần bổ sung quy định cụ thể người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên

Cần bổ sung quy định cụ thể người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là quy định về người làm công tác xã hội tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Các ý kiến đề nghị cần bổ sung quy định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên để đảm bảo đầy đủ và phù hợp hơn.
Phụ nữ làm báo – xoá bỏ rào cản định kiến giới

Phụ nữ làm báo – xoá bỏ rào cản định kiến giới

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, để hiểu hơn về thuận lợi cũng như khó khăn khi nữ giới làm báo, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã phỏng vấn những người trong cuộc.
ĐBQH Nguyễn Quang Huân: Kinh tế xanh là động lực tăng trưởng

ĐBQH Nguyễn Quang Huân: Kinh tế xanh là động lực tăng trưởng

Nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu hướng đến nền kinh tế xanh và đây được xem là động lực phát triển.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới

Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới

Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Trong bối cảnh các cơ quan báo chí – truyền thông đang tồn tại, thích nghi và tiến tới làm chủ quá trình chuyển đổi số, các cơ sở đào tạo báo chí đã làm gì và cần làm gì để chuẩn đầu ra của sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu vào của các cơ quan báo chí.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội.
BTV Sơn Lâm “Chuyển động 24h” trải lòng về nghề dẫn

BTV Sơn Lâm “Chuyển động 24h” trải lòng về nghề dẫn

Mang năng lượng tích cực, cùng nét hài hước thông minh đến với những chương trình chính luận, MC- BTV Sơn Lâm đang là một thế hệ người dẫn mới, là cầu nối đưa tin tức đến gần hơn với người trẻ. Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Sơn Lâm có những chia sẻ về thách thức khi làm báo hình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam

Không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, nhà báo lỗi lạc. Với việc thành lập Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, số đầu ra ngày 21/6/1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận ấy.
Từ 1/7, tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2.340.000 đồng

Từ 1/7, tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2.340.000 đồng

Từ ngày 1/7 sẽ tăng lương 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, qua việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2.340.000 triệu đồng. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Cần thiết sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để giải quyết các bất cập trong thực tiễn

Cần thiết sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để giải quyết các bất cập trong thực tiễn

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để giải quyết các bất cập trong thực tiễn...
Những điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Tại kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội khoá XV lần này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và thông qua, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của ngành dược thời gian tới.
Ngành Hải quan đẩy mạnh triển khai 3 nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số

Ngành Hải quan đẩy mạnh triển khai 3 nhiệm vụ chính trong chuyển đổi số

Để triển khai hiệu qủa công tác chuyển đổi số, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan năm 2024 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và hoạt động cần triển khai trong năm.
Đắk Lắk tổ chức gặp mặt 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đắk Lắk tổ chức gặp mặt 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chiều 17/6, UBND thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024).
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cho các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cho các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, tiểu dự án.
Luật Dược sửa đổi được kỳ vọng tạo cú huých cho ngành dược phát triển

Luật Dược sửa đổi được kỳ vọng tạo cú huých cho ngành dược phát triển

Bộ Y tế mới đây đã hoàn thiện dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để trình Quốc hội. Luật sửa đổi, bổ sung mới được kỳ vọng giải quyết những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dược và giúp cho ngành dược tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu?

Cải cách tiền lương từ 1/7: Tiền lương mới sẽ tăng bao nhiêu?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Xây dựng thang bảng lương trên tinh thần lương mới phải cao hơn lương cũ.
Đắk Lắk: Hơn 1.000 người tham gia Ngày hội việc làm năm 2024

Đắk Lắk: Hơn 1.000 người tham gia Ngày hội việc làm năm 2024

Ngày 14/6, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024 chủ đề “Kết nối việc làm - Định hướng nghề nghiệp - Vững bước tương lai”.
Sửa quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Sửa quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Báo Kinh tế và Đô thị ra mắt Văn phòng đại diện tại Đắk Lắk

Báo Kinh tế và Đô thị ra mắt Văn phòng đại diện tại Đắk Lắk

Sáng 14/6, Báo Kinh Tế và Đô thị đã tổ chức lễ khai trương Văn phòng đại diện tại tỉnh Đắk Lắk.
Bảo đảm thống nhất, khả thi, không chồng chéo và mâu thuẫn giữa các luật

Bảo đảm thống nhất, khả thi, không chồng chéo và mâu thuẫn giữa các luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chỉ đạo Chính phủ rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại của từng luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật.
Thống nhất chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam

Thống nhất chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam

Triển khai thực hiện Dự án, diện tích rừng tăng 438,3 ha (gồm 31,5 ha rừng tự nhiên và 406,8 ha rừng trồng); diện tích đất rừng tăng 582,93 ha; diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên tăng 152,55 ha so với Nghị quyết số 273.
Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động