Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương đảm bảo tính khái quát, ổn định và khả thi của luật

Tại Phiên họp thứ 42 sáng 5/2, các ý kiến cơ bản tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện để đảm bảo tính khái quát, ổn định và khả thi của luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Ngày 5/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Phân quyền, phân cấp cho địa phương: Rõ nội dung, phạm vi và nhiệm vụ

Trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, nhất là xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 07 chương, 59 điều (giảm 84 điều so với Luật hiện hành). Trong đó, dự thảo luật có các quy định rõ về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp; Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp; Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp; Tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính...

Dự thảo Luật quy định khi phân quyền, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương phải bảo đảm: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; Không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa các cấp chính quyền địa phương; Phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; Kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Dự thảo luật quy định rõ chủ thể phân cấp và chủ thể nhận phân cấp; Trách nhiệm của cơ quan phân cấp trong việc bảo đảm các điều kiện để thực hiện việc phân cấp; Cơ quan nhận phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân cấp nếu cơ quan phân cấp đã bảo đảm các điều kiện theo quy định. Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan trong phạm vi thẩm quyền của mình rà soát và đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp thẩm quyền kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện.

Về uỷ quyền, dự thảo Luật quy định theo hướng quy định cụ thể các chủ thể được uỷ quyền và chủ thể nhận uỷ quyền; Quy định rõ yêu cầu của việc uỷ quyền; Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan uỷ quyền và cơ quan nhận uỷ quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ uỷ quyền. Quy định này nhằm bảo đảm việc uỷ quyền được tiến hành chặt chẽ, có cơ chế kiểm soát và tránh việc uỷ quyền tràn lan.

Đề nghị quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

Báo cáo Thẩm tra dự thảo luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và tán thành với phạm vi sửa đổi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật như đề nghị của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc điều chỉnh tổ chức mô hình chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương ở từng loại đơn vị hành chính phù hợp với địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Về việc mở rộng phạm vi không tổ chức HĐND ở các xã thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Có ý kiến đề nghị cần lý giải cặn kẽ, có tính thuyết phục hơn việc mở rộng này bởi đây là vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các thiết chế về dân chủ ở địa phương.

Có ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức chính quyền địa phương như đề xuất tại dự thảo Luật chưa có sự thống nhất với mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô. Do đó, đề nghị Chính phủ thể hiện rõ quan điểm về việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội sắp tới nên được tiếp tục thực hiện theo Luật Thủ đô hay sẽ thực hiện thống nhất như các thành phố khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Đại biểu tham gia Phiên họp
Đại biểu tham gia Phiên họp

Về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, quy định về tổ chức và hoạt động của UBND như dự thảo Luật chưa thể hiện rõ yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; chưa có cơ chế để tăng cường tính tự chủ, chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của UBND, chưa phân định rõ phạm vi trách nhiệm giữa Chủ tịch UBND với tập thể UBND, dẫn đến sự phức tạp, thiếu thống nhất trong mô hình tổ chức cơ quan hành chính ở địa phương vì tuy có cùng tên gọi là UBND nhưng UBND ở nơi có HĐND và nơi không tổ chức HĐND lại có nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động và chế độ trách nhiệm khác nhau.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp (đối với nơi có tổ chức HĐND), trước cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị trực thuộc (đối với cấp tỉnh, cấp huyện) hoặc công chức ở cấp xã sẽ là bộ phận hợp thành cơ cấu của UBND ở từng cấp.

Về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo Luật này và dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) để có sự thống nhất trong cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể, đối tượng, phương thức phân cấp, ủy quyền, chế độ trách nhiệm cũng như điều kiện bảo đảm thực hiện phân cấp, ủy quyền...

Đảm bảo tính khái quát, ổn định và khả thi của luật

Thảo luận về nội dung này, các ý kiến cơ bản tán thành với dự thảo luật và cho rằng, nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế hóa kịp thời các yêu cầu về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa trung ương và địa phương theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần đảm bảo đồng bộ với các luật khác; đồng thời rà soát các quy định mới đảm bảo không trái với Hiến pháp.

Về mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu, có thể tăng quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nhưng cân nhắc bỏ thẩm quyền quyết định của tập thể Ủy ban nhân dân trong dự thảo luật. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản lấy ý kiến các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội khi sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Ngoài ra, đối với đề xuất không tổ chức Hội đồng nhân dân ở xã trong đô thị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đánh giá, tổng kết kỹ lưỡng, trên cơ sở làm rõ mặt được, mặt chưa được để có cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo và Thường trực Ủy ban Pháp luật – cơ quan chủ trì thẩm tra đã phối hợp tích cực, khẩn trương nghiên cứu soan thảo, thẩm tra dự án luật để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất phạm vi sửa đổi toàn diện, sự cần thiết, các nội dung cơ bản, tư tưởng sửa đổi luật bảo đảm thể chế kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tổ chức bộ máy về phân cấp, phân quyền và ủy quyền, nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của đất nước.

Đối với nội dung về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và ủy quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với dự thảo luật; đồng thời đề nghị giao các cơ quan tiếp tục rà soát thống nhất giữa dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và các luật chuyên ngành có liên quan để chỉnh lý các nội dung cho phù hợp.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định rõ nhiệm vụ, cơ chế làm việc của Hội đồng nhân dân, của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong dự thảo luật theo hướng khái quát nhưng đủ cụ thể và phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, cơ chế làm việc của các cấp chính quyền, của từng cơ quan trong hệ thống chính quyền, đảm bảo tính khái quát, ổn định, khả thi của luật.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất về hiệu lực thi hành như đề nghị của Chính phủ, nhưng nội dung này cần báo cáo cấp có thẩm quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, đối với 02 vấn đề lớn khác (Vấn đề không tổ chức Hội đồng nhân dân ở xã trong đô thị; Tổ chức mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng thay vì hai mô hình như hiện nay), Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Hóa chất (sửa đổi) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Sẽ cho ý kiến công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Sẽ cho ý kiến công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam muốn xây dựng thương mại hài hòa với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Công Thương: Việt Nam muốn xây dựng thương mại hài hòa với Hoa Kỳ

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sáng ngày 13 tháng 3 năm 2025, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hôm nay 14/3, Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương bỏ chính quyền cấp huyện

Hôm nay 14/3, Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương bỏ chính quyền cấp huyện

Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp Phiên họp lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc công bố đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc công bố đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 11/3, huyện Hậu Lộc long trọng tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ gửi thư và lẵng hoa chúc mừng.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Singapore lấy tên Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân đặt cho loài hoa lan mới

Singapore lấy tên Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân đặt cho loài hoa lan mới

Sáng 12/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly đã dự Lễ đặt tên hoa lan tại Vườn lan quốc gia thuộc Vườn Thực vật Singapore. Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cùng dự lễ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh

Phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Thanh Hóa: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thanh Hóa: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Ngày 11/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Khoảng 14 giờ 30 phút (giờ địa phương), ngày 11/3, chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Changi, Singapore, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 11 đến ngày 13/3, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong.
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW, ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ.
Quy định về hưởng lương hưu thay đổi ra sao từ ngày 1/7?

Quy định về hưởng lương hưu thay đổi ra sao từ ngày 1/7?

Từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thực thi, một số quy định về điều kiện hưởng lương hưu cũng như chấm dứt hưởng lương hưu có nhiều điểm mới.
Thanh Hoá công bố và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính

Thanh Hoá công bố và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính

Ngày 10/3, tại Sở Tài chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính.
Khẩn trương xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Khẩn trương xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng đề án tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính, trong đó có sáp nhập tỉnh để báo cáo Bộ Chính trị.
Đồng chí Trịnh Xuân Thuý giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Trịnh Xuân Thuý giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa

Ngày 10/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư: Cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Indonesia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư: Cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Indonesia

Theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi, chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 bám sát chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đặt ra về tổ chức, hoạt động của Chính phủ, với vai trò là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
Sắp xếp, tinh gọn đầu mối các hội quần chúng ở địa phương

Sắp xếp, tinh gọn đầu mối các hội quần chúng ở địa phương

Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung liên quan đến hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Sáng 9/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9-13/3/2025.
Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Chính trị đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hôm nay (9/3) hạn cuối báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh

Hôm nay (9/3) hạn cuối báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh

Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày hôm nay, 9/3/2025.
Thủ tướng: Đẩy mạnh hợp tác, ứng xử kịp thời, linh hoạt, hiệu quả trước những thay đổi chính sách của các nước

Thủ tướng: Đẩy mạnh hợp tác, ứng xử kịp thời, linh hoạt, hiệu quả trước những thay đổi chính sách của các nước

Chiều 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.
Thủ tướng: Ưu tiên nguồn lực để phát triển đội ngũ nhân lực nữ chất lượng cao

Thủ tướng: Ưu tiên nguồn lực để phát triển đội ngũ nhân lực nữ chất lượng cao

Trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 cho hai nhà khoa học nữ xuất sắc, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những dấu ấn sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam anh hùng; bày tỏ mong muốn phụ nữ Việt Nam luôn bản lĩnh, trí tuệ, tự tin, tự hào về dân tộc, về truyền thống vẻ vang của mình, luôn học tập và học tập suốt đời; đồng thời đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương ưu tiên dành nguồn lực, có cơ chế chính sách, cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao.
Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình phụ trách quản lý báo chí, truyền hình

Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình phụ trách quản lý báo chí, truyền hình

Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình được phân công giúp Bộ trưởng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Báo chí, truyền thông; Phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử; Thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại...
Nhiều quy định mới, đột phá được thực thi để sắp xếp tinh gọn bộ máy

Nhiều quy định mới, đột phá được thực thi để sắp xếp tinh gọn bộ máy

Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore từ ngày 9 đến ngày 13/3.
Thủ tướng: Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại

Thủ tướng: Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại

Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động