Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94.15% tổng số Đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu, qua đó từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia.
Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu
Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu

Giao Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới

Luật Dữ liệu được thông qua có 05 chương với 46 điều, quy định về dữ liệu số; xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu số; Trung tâm dữ liệu quốc gia; Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu số; quản lý về dữ liệu số; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu số.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ hơn; đề nghị quy định về thời gian cung cấp dữ liệu và cơ chế bảo đảm tính khả thi; quy định rõ nguồn dữ liệu nào bắt buộc phải cung cấp, nguồn dữ liệu thuộc loại phải lưu trữ; đề nghị cân nhắc về việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy định tại khoản 2 Điều 18 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Đối với một số nội dung về yêu cầu, hình thức, thời gian, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân…, UBTVQH đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm thuận lợi và tính khả thi của điều luật.

Về công khai dữ liệu, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý Điều này theo hướng quy định có tính nguyên tắc về công khai dữ liệu, hình thức công khai dữ liệu, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc công bố dữ liệu được công khai, thời điểm công khai đối với từng loại dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết về từng nội dung cụ thể.

Về chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, rà soát và chỉnh lý tên Điều này thành “Chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới” để bảo đảm tính bao quát và bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam, được nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật”; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung Điều này.

Ngoài ra, UBTVQH thấy rằng, đây là nội dung mới, phức tạp, cần tiếp tục đánh giá trong quá trình thi hành Luật. Để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm linh hoạt trong quá trình quản lý, UBTVQH đề nghị chỉ quy định những nội dung cơ bản mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu, qua đó từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia.
Việc Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu sẽ từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia

Từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số

Về Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và việc thu thập, cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia là nguồn tài nguyên dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng. Việc xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia với vai trò là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số.

Các thông tin được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia được chia sẻ phục vụ việc khai thác chung cho các Bộ, ngành, địa phương; cơ quan quản lý dữ liệu không phải thiết lập thêm các kênh kết nối, chia sẻ riêng đối với các thông tin đã được cập nhật, đồng bộ, lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia. Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung quy định giao “Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và lộ trình thực hiện việc thu thập, cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia” tại khoản 4 Điều 34 như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý bảo đảm tránh lãng phí.

Về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, quá trình tiếp thu, chỉnh lý, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát gom nội dung Chương IV dự thảo Luật Chính phủ trình, gồm các điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47 thành Mục 1 của Chương III quy định về xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia, gồm 03 điều (Điều 30 quy định về cơ sở hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia; Điều 31 quy định về trách nhiệm của Trung tâm dữ liệu quốc gia, trong đó có quy định nhằm bảo vệ, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật để kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn tấn công, đột nhập, phá hoại, các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu quốc gia; Điều 32 quy định về bảo đảm nguồn lực xây dựng, phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ sở hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia).

Bên cạnh đó, việc xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia hiện đang triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Đảng uỷ Công an Trung ương đã báo cáo cấp có thẩm quyền và được đồng ý với chủ trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trực thuộc Bộ Công an quản lý. Chính phủ đã ban hành nghị định thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy.

Về sàn giao dịch dữ liệu, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát và chỉnh lý Điều 53 dự thảo Luật chính phủ trình (nay là Điều 42 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý) theo hướng đổi tên Điều thành “Sàn dữ liệu”, chỉ quy định nội dung cơ bản về sàn dữ liệu và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung theo thẩm quyền. Qua đó, từng bước thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu để thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, chuyển đổi phương thức giao tiếp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và các quan hệ xã hội trên môi trường số.

Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 3 đề nghị xây dựng luật Chính phủ cho ý kiến đối với 3 dự án Luật, 3 đề nghị xây dựng luật
Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu Cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm bảo mật dữ liệu
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

CHÀO NĂM ĐẶC BIỆT 2025!

Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời phỏng vấn TTXVN.
Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Khơi dậy khát vọng làm giàu, phát triển đất nước phồn vinh, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Những vấn đề cơ bản của môn Mĩ thuật trong Chương trình GDPT năm 2018 cấp THPT

Giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông có trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực thẩm mĩ. Thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội.
Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

Tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, với 446/448 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, (đạt tỷ lệ 93,11%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản, tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.
6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

6 điểm mới nổi bật của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2024 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế GTGT, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế GTGT đầu vào…
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Chọn môn Công nghệ thi tốt nghiệp THPT: Học sinh đặt nguyện vọng vào trường đại học, cao đẳng nào?

Môn Công nghệ lần đầu tiên được đưa vào môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Vậy khi lựa chọn môn Công nghệ là môn thi tốt nghiệp THPT học sinh sẽ có cơ hội học đại học, cao đẳng các ngành, lĩnh vực về kỹ thuật nào? Hãy cùng Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trò chuyện với PGS.TS. Đồng Huy Giới, Giảng viên cao cấp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Chủ biên sách giáo khoa Công nghệ THPT của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Từ ngày 25/12, tài khoản mạng xã hội phải được xác thực mới được đăng bài

Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành ngày 09/11/2024, thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích, hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hào khí Quân đội Nhân dân Việt Nam kết nối các thế hệ

Hưởng ứng 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, các khu di tích, bảo tàng, triển lãm đang là điểm đến đông đảo, thu hút nhiều thế hệ.
Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu.” Cho đến ngày nay, bản chất ấy chưa từng thay đổi mà luôn được kế thừa và phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn giúp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện thực hóa được các mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Sôi nổi chương trình Ngoại khóa “Chúng em là chiến sĩ” năm học 2024 – 2025

Sôi nổi chương trình Ngoại khóa “Chúng em là chiến sĩ” năm học 2024 – 2025

Ngày 20/12/2024, tại trường THPT Vân Tảo, Bộ môn Giáo dục quốc phòng và Đoàn trường đã phối hợp tổ chức chương trình Khai mạc Giải bóng đá nam học sinh trường THPT Vân Tảo lần thứ XXVI và chương trình Ngoại khóa “Chúng em là chiến sĩ”.
Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chi phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…
Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua, trong đó có Luật Di sản văn hoá 2024.
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Thủ tướng: Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch phải bứt phá với tư duy đổi mới

Thủ tướng: Ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch phải bứt phá với tư duy đổi mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, quyết đoán,... để kết quả năm 2025 cao hơn năm 2024.
Chương trình Ngữ văn 2018 giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực

Chương trình Ngữ văn 2018 giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực

Theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể và Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, mục tiêu của SGK mới là giúp người học phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mục tiêu của tinh gọn bộ máy là ít người nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Môn Tin học thi Tốt nghiệp: Cần giải quyết những khó khăn để học sinh có điều kiện học tập và thi cử công bằng

Bắt đầu từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm môn Tin học, Công nghệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là những môn thi lần đầu tiên được tổ chức thi trong Kỳ thi. Vậy, học sinh sẽ có những thuận lợi/khó khăn như thế nào, để đạt được kết quả tốt nhất, nhà trường và các thầy cô giáo cần làm gì để hỗ trợ học sinh…? Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm đã có cuộc trò chuyện với ông Lục Văn Hào, Tác giả SGK Tin học THPT, bộ sách Chân trời sáng tạo (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) xoay quanh chủ đề này.
Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hàng loạt địa phương công bố thưởng Tết năm 2025

Hôm nay là hạn các tỉnh thành báo cáo tình hình tiền lương, thưởng Tết năm 2025 theo đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hàng loạt địa phương đã thống kê về tiền lương, thưởng Tết năm 2025, cho thấy không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Tỉnh Nam Định hiện là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh Nam Định có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%).
Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng: Việt Nam có lợi thế chiến lược và quyết tâm phát triển bằng được ngành công nghiệp bán dẫn

Giao các nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được, trên cơ sở tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chiến lược của Việt Nam.
Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành thành phố toàn cầu vào năm 2050

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được phê duyệt với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “văn hiến - văn minh - hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Đồng chí Đỗ Thanh Tùng được bổ sung vào Ban Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai

Ngày 13/12/2024, Ban chấp hành Đảng bộ Hoàng Mai đã tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy chuẩn y đồng chí Đỗ Thanh Tùng, Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai bổ sung vào Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai.
Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Khai mạc Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Ngày 12/12, tại TP Thanh Hóa, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24. Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến ngày 14/12/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động