Nợ xấu đang là ‘bom nổ chậm’ với ngành ngân hàng Ngân hàng loay hoay thu hồi nợ xấu giá trị lớn |
Nợ xấu tăng nhanh
Theo đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 27% lên hơn 569,5 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 82% lên hơn 555 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 76% lên hơn 846 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức gần 1,3% hồi đầu năm lên gần 1,8%.
Cho vay khách hàng tại thời điểm cuối quý III tăng 15% lên hơn 110.340 tỷ đồng. Trong đó cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước đạt trên 108.208 tỷ đồng, cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá hơn 734,5 tỷ đồng, cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư hơn 68 tỷ đồng, cho vay các tổ chức, cá nhân nước ngoài hơn 1.328 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính Quý III/2020 TPBank ghi nhận nợ có khả năng mất vốn là hơn 569,5 tỷ đồng |
Vẫn theo báo cáo, 9 tháng đầu năm, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế tăng 26% so cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 3.023 tỷ đồng và gần 2.420 tỷ đồng. Đáng chú ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank âm hơn 3.600 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương hơn 8.711 tỷ đồng. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm hơn 287 tỷ đồng. Tính riêng quý III, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế hơn 791 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ.
Thêm điểm đáng lưu ý, tuy TPBank ghi nhận lợi nhuận tăng song chi phí dự phòng rủi ro lại giảm 7% trong quý III và giảm 23% trong 9 tháng đầu năm.
“Cấu trúc lạ” ở TPBank
Trước đó, trong báo cáo tài chính quý I/2020 của TPBank khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm ở diễn biến liên quan đến "cấu trúc lạ" của ngân hàng này.
Quý I, tiền gửi khách hàng (hay tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế) của TPBank giảm tới 3% chỉ sau 3 tháng, tương đương giảm hơn 2.700 tỷ đồng, về mức gần 90.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng (vốn liên ngân hàng) tăng tới gần 27%, tương đương tăng hơn 10.000 tỷ đồng, đạt trên 50.000 tỷ đồng.
Hiếm có ngân hàng nào có cấu trúc nguồn vốn lệch về phía vốn liên ngân hàng như TPBank, nếu không muốn nói là lệch bậc nhất. Thông thường, ở đại đa số các ngân hàng, tiền gửi khách hàng luôn là nguồn vốn chủ đạo vì tính ổn định và bền vững của nó. Lấy ví dụ một ngân hàng "mẫu mực" là Vietcombank, vốn liên ngân hàng chỉ bằng chưa đầy 5% tiền gửi khách hàng, trong khi con số này ở TPBank hiện lên tới... 57%.
Hiếm có ngân hàng nào có cấu trúc nguồn vốn lệch về phía vốn liên ngân hàng như TPBank, nếu không muốn nói là lệch bậc nhất |
Bản thân sự phát triển của TPBank trong nhiều năm qua đã gắn liền với "cấu trúc lạ" về nguồn vốn này. Và quý I/2020, "cấu trúc lạ" này thêm phần "lạ" hơn khi cuối năm 2019, vốn liên ngân hàng của TPBank bằng khoảng 44% tiền gửi khách hàng mà chỉ 3 tháng sau, như đã đề cập, con số đã lên tới 57%.
Nhưng không chỉ sở hữu "cấu trúc lạ" về nguồn vốn, ở TPBank, cấu trúc cho vay cũng khác với đa phần các ngân hàng thương mại khi rất lệch về phía cho vay trung và dài hạn. Cuối quý I, 73% dư nợ cho vay của ngân hàng này là cho vay trung và dài hạn. Nôm na, trong 4 đồng cho vay đi thì gần 3 đồng được TPBank dành cho kỳ hạn trên 1 năm.
Kỳ hạn cho vay càng dài thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do thời gian càng dài thì xác suất xảy ra biến cố càng cao. Trong nhiều trường hợp, những biến động lớn trong cho vay còn ảnh hưởng đáng kể đến cả cấu trúc nguồn vốn nếu xảy ra rủi ro thanh khoản. Chính vì tiềm ẩn nhiều rủi ro mà kỳ hạn càng dài, lãi suất cho vay càng cao, nghĩa là ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận trên mỗi đồng cho vay bỏ ra. Đa phần các ngân hàng thương mại Việt Nam có cấu trúc cho vay trung và dài hạn trên dưới 50%. Số lượng trên 70% rất ít.
Ngoài ra, TPBank cũng nằm trong số ít các ngân hàng sở hữu tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp cao trong tổng dư nợ tín dụng (ước tính khoảng trên 8% thời điểm cuối quý I/2020), nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
"Cấu trúc lạ" về cả nguồn vốn và cho vay liệu có thực sự bền vững? Quý I/2020, nợ xấu của TPBank gia tăng khá nhanh, tới trên 50%, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng tăng lên 1,87% từ mức 1,29% hồi cuối năm 2019. Đây là nguyên nhân khiến chi phí dự phòng của ngân hàng này tăng vọt.
Điều đáng lưu ý là không loại trừ khả năng TPBank cũng có một cấu trúc nợ xấu "lạ" nếu nhìn vào các khoản phải thu. Thuyết minh số 15.1 trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của TPBank có đề cập đến khoản phải thu từ các hợp đồng bán trái phiếu và bán nợ lên tới trên 5.200 tỷ đồng. Nôm na là TPBank bán trái phiếu và nợ cho một hoặc nhiều pháp nhân, khiến các khoản trái phiếu và nợ này được đưa ra khỏi dư nợ tín dụng, thế nhưng đây lại là "bán chịu" với quy mô lên đến trên 5.200 tỷ đồng.
TPBank là ngân hàng thương mại cổ phần, ra đời từ 5/2008 với các cổ đông chiến lược như Doji, FPT, Tài chính IFC, Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore… Hết quý III/2020, tổng tài sản của TPBank tăng 18% so với đầu năm, lên mức 193,461 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu giảm 16%, trong khi các khoản lãi, phí phải thu tăng 39%, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 14%, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 8%... |
NHNN chi nhánh TP HCM: Giá vàng tăng nhưng không xuất hiện tình trạng đầu cơ |
Việt Nam cần có thị trường nợ xấu đúng nghĩa |
Gánh nợ xấu, BIDV muốn bán hàng loạt bất động sản |